Khác biệt thường thấy giữa game kinh dị phương Đông và game kinh dị phương Tây

Cùng là game kinh dị nhưng luôn có sự khác biệt lớn giữa game kinh dị phương Tây và phương Đông.

Xem thêm: Nhà sản xuất game kinh dị, bị ám ảnh bởi mô tuýp nào?

Truyền thuyết đô thị, hồn ma báo oán, tập tục mê tín phủ đầy game kinh dị châu Á

Các tựa game kinh dị châu Á nổi tiếng như Detention, Devotion, series Paper Ghost Stories, Seduction, Pamali: Indonesian Folklore Horror, series Paper Bride… luôn được cho là những cái tên không dành cho người yếu tim. 
 

Khác biệt thường thấy giữa game kinh dị phương Đông và game kinh dị phương Tây


Có thể phát triển bởi nhà làm game châu Á hoặc từ các quốc gia phương Tây, nhưng các trò chơi khiến bạn phải rùng mình với đề tài ma phương Đông luôn có một vài đặc điểm nhận dạng rất đặc trưng. 

Đầu tiên ta nói về khung cảnh. Cảnh tượng thường thấy trong các trò kinh dị châu Á thường là những nơi đen tối đậm chất Á Đông: trường học Nhật Bản, ngôi nhà hoang kiểu Trung Hoa cổ, ngôi chùa hoang trên núi cao hoang vắng lạnh lùng, hay đơn giản chỉ là trong nơi ở của một gia đình nhỏ nhưng có chứa đầy những món đồ mê tín quỷ dị. 
 

Cảnh tượng thường thấy trong các trò kinh dị châu Á thường


Không cần thứ gì quá cao siêu bóng bẩy, game ma châu Á thường chọn chất liệu đời thường. Nhưng trong hoàn cảnh ngỡ quen thuộc đó, một thứ kỳ lạ, khác thường đột nhiên xuất hiện sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào cơn hoảng loạn không hồi kết mà trò chơi gieo rắc. Có thể nói thủ thuật chọn địa điểm tài tình của các tựa game kinh dị châu Á chính là thứ thuốc mê hồn hiếm thấy.

Yếu tố thứ hai là về hoàn cảnh, sự kiện. Game kinh dị phương Đông có thể lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật hoặc một truyền thuyết thành thị gây ám ảnh nào đó mà chỉ cần nhắc tới, người nghe đã không khỏi nổi da gà (như Detention làm nên từ thời kỳ thiết quân luật và Khủng bố Trắng tại Đài Loan năm 1960, một sự kiện thảm khốc có thật và còn được nhắc tới như một phần đen tối nhất của đất nước này). 
 

Game kinh dị phương Đông có thể lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử


Hay Paper Bride series thì dựa trên những thảm kịch có thật, hậu quả của hủ tục mê tín dị đoan lâu đời tại các vùng quê Trung Quốc: cho người sống làm đám cưới với người chết hòng hy vọng tái sinh người đã khuất. 

Thông qua các sự kiện, tập tục, truyền thuyết đô thị được truyền lại nhiều đời này, một tựa game kinh dị châu Á thành công luôn tạo được sợi dây đồng cảm với cả người đương thời lẫn người đời sau tại đất nước đó. Còn với những ai chưa từng biết về các sự kiện trên, việc một tựa game đang tìm cách tả lại khía cạnh đen tối của một thứ có thể có thật sẽ khiến ta nhanh chóng cảm thấy bối rối xen lẫn tò mò và muốn chơi ngay để hiểu sự tình.

Xét về các yếu tố gây sợ hãi. Các tựa game lấy cảm hứng kinh dị châu Á thường không quá nhấn mạnh vào các màn jumpscare, cũng không phải kiểu quái vật đầu trâu mặt ngựa, các con quái vật gớm ghiếc máu me, chẳng có yếu tố đột biến, zombie, người ngoài hành tinh, ông kẹ, hay sát nhân giết người hàng loạt như các game kinh dị phương Tây. 

Thay vào đó đa phần game kinh dị phương Đông sẽ tập trung vào hồn ma bóng quế, những màn cầu hồn, lên đồng, tiến kiếp, ma ám, nhập hồn, những linh hồn thù hận không thể nào siêu thoát. Nhưng trên hết, thứ khiến người chơi khiếp đảm lại chính là sự ghê sợ của lòng người. 
 

Các tựa game lấy cảm hứng kinh dị châu Á thường không quá nhấn mạnh vào các màn jumpscare


Hầu hết các sự kiện thảm khốc, gây sợ hãi, ám ảnh lâu dài cho người cả khi game khép lại, đều được gây nên bởi sự thù hận, ghen tuông, ích kỷ, tham lam của con người. Khi đó hủ tục mê tín, tín ngưỡng, hồn ma và hàng loạt thứ gây kinh hoàng khác thật ra chỉ là công cụ cho họ. Hoặc đôi khi là cái giá dĩ nhiên phải trả. 

Nhạc nền réo rắt đậm chất Á Đông cũng là một trong các đặc điểm truyền kỳ của game kinh dị châu Á. Một đoạn ca trù phương Bắc, tiếng đàn tỳ bà réo rắt trong đêm hay một đoản sáo khiến người nghe phải rùng mình. Mọi chất liệu nhạc cụ cổ điển truyền tụng từ bao đời của các quốc gia châu Á đều có thể trở thành nhạc nền hoặc thứ âm thanh đứt đoạn vang lên trong suốt trò chơi. 
 

Nhạc nền réo rắt đậm chất Á Đông cũng là một trong các đặc điểm truyền kỳ

Cảm xúc sau khi chơi game kinh dị kiểu này thế nào?

Rất nhiều lần, sau khi chơi xong một tựa game kinh dị châu Á, có lẽ bạn đã ngồi thừ ra đó, trong bóng tối tĩnh lặng, hàng giờ, chỉ để bần thần nhớ lại những dữ kiện đắt giá trong trò chơi, chợt thấy cay đắng vì sự hiểm ác của lòng người. Rất nhiều bài học tâm lý, đạo đức có giá trị được rút ra từ trò chơi, theo kiểu khiến người chơi phải chiêm nghiệm, thấu tỉnh và chắc lưỡi đầy tiếc nuối.

Còn game kinh dị phương Tây thì sao? Liệu tất cả những yếu tố trên có giống nhau? Hay theo một chiều hướng hoàn toàn khác?

Có nhiều khác biệt trong khái niệm “kinh dị” của phương Tây

Cốt lõi của các thảm kịch kinh hoàng trong game kinh dị phương Tây đến từ đâu? 

Nếu trong game kinh dị phương Đông thường xuất hiện căn bệnh mê tín dị đoan, tin tưởng mù quáng vào thứ mình đang thờ phụng mà không cần biết đó là thần thánh hay quỷ ma. Để rồi từ đó dẫn tới hàng loạt các thảm kịch gia đình, thảm kịch tình thân đáng tiếc. 
 

Cốt lõi của các thảm kịch kinh hoàng trong game kinh dị phương Tây đến từ đâu?


Thì trong game kinh dị phương Tây, yếu tố tâm lý bệnh hoạn thường được khai thác tối đa. Tâm thần phân liệt, phân ly xã hội, ảo tưởng bản thân, những cơn ác mộng siêu thực, mộng du, hoặc các thí nghiệm khoa học điên rồ làm chủ tâm trí con người được khai thác, bóc tách tối đa. Thiên về tâm lý nhiều hơn để mang lại bài học đáng chiêm nghiệm về sức mạnh tâm trí. Con người luôn có phần thiện và phần xấu, nếu bạn để phần xấu lên ngôi và cách ly mình với thực tại để chìm đắm trong đó, mọi thứ sẽ trở thành ác mộng thật sự. 

Xem thêm: Tìm hiểu về thể loại trò chơi kỳ lạ: phim tương tác

Những màn tâm lý xuyên tâm gây khiếp sợ đến cảnh cuối cùng của trò chơi có lẽ bạn đã biết nhiều qua các trò kiểu Martha is Dead, Layers of Fear, Call of Cthulhu, Silent Hill, A little nightmare, 

Đánh vào nỗi sợ muôn kiếp của nhân loại về các khả năng có thể đến trong tương lai cũng là một trong các hướng đi thường thấy của game kinh dị phương Tây. Hướng đi này sẽ chi phối toàn bộ các yếu tố có liên quan như cách thức thể hiện vật thể đáng sợ, bối cảnh, thời điểm và phong cách nhạc nền. 

Không mơ hồ khó đoán, những “nỗi sợ” trong game kinh dị phương Tây thường có hẳn một cái tên để gọi

Chúng là zombie xác sống, chúng là một loại virus ngoài hành tinh đang lan tràn khắp nơi ăn mòn tâm trí và biến nạn nhân thành cỗ máy giết người. Khi khác lại là các hiện tượng siêu nhiên khó lý giải, quái vật ngoài hành tinh, thứ dường như sẽ luôn có khi con người cố gắng vượt ra ngoài vũ trụ bao la. Hay đơn giản chỉ là một căn bệnh, thứ dịch nào đó đang hoành hành khắp nơi khiến con người bó tay chống trả. Hoặc cũng thường thấy là hậu quả của một thí nghiệm tàn độc, vô nhân tính nào đó. 
 

những “nỗi sợ” trong game kinh dị phương Tây thường có hẳn một cái tên để gọi


Các siêu phẩm Dead Space, Resident Evil, Returnal, Requisition, The Last of Us, The Callisto Protocol, series Outlast, Amnesia: The Dark Descent… và rất nhiều cái tên khác chắc đều là minh chứng đình đám cho hướng kinh dị điển hình phương Tây này. 

Nhân cách hóa bộ phận bên trong con người, hay một quá trình chuyển đổi sinh học nào đó, khiến chúng trở nên siêu thực và nhấn chìm người chơi trong sự bối rối không rõ hình hài nhưng lại có gì đó rất thân quen. Bạn sẽ dần cảm thấy sợ hãi, nhớp nhúa đến độ mắc ói và gây hoảng loạn một thời gian sau khi chơi. 

Đây cũng là một trong các thủ thuật tạo nét kinh dị hấp dẫn thường được dùng trong các game Halloween phương Tây. Bằng chứng điển hình nhất là tựa game Scorn, một trò chơi siêu thực hãi hùng mà nghệ thuật tới mức gây ám ảnh từng cm, mà cho tới giờ người chơi vẫn còn bận tranh cãi thực chất toàn bộ ý tưởng đằng sau trò chơi là gì.
 

Đây cũng là một trong các thủ thuật tạo nét kinh dị hấp dẫn


Lấy cảm hứng từ các vấn nạn xã hội thời đại cũng là một trong các hướng khai thác yếu tố kinh dị của game phương Tây. Bắt cóc trẻ em, lấy tạng, ghép cơ thể người, sát nhân giết người hàng loạt… Như chúng ta đã từng thấy trong series Five Night at Freddy’s, Phasmophobia, Poppy Playtime…

Có một điểm giao nhau khá thú vị giữa game kinh dị châu Á và phương Tây: giáo phái và những tục hiến tế dị thường. Tà giáo luôn xuất hiện ở khắp nơi, ở mọi quốc gia. Nên không tránh khỏi những nạn nhân thương tâm từ nhiều đời. 
 

game kinh dị châu Á và phương Tây: giáo phái và những tục hiến tế dị thường


Chính vì vậy cả hai phần của thế giới đều không ngừng khai thác đề tài này để làm nên những tựa game kinh dị chấn động người chơi. Ta có Fatal Frame của phương Tây nói về màn hiến tế những cặp song sinh để khơi mở linh hồn quỷ dữ, ta có Paper Bride hay Devotion cũng nói về tập tục kinh dị hy sinh mạng sống để kêu gọi thứ gì đó tà ác trỗi dậy.

Bối ảnh và âm nhạc thì sao?

Bối cảnh trong các game kinh dị phương Tây thường là một thành phố đổ nát, vùng đất bị bỏ hoang hay một hòn đảo, lâu đài cổ không bóng người. Trên nền nhạc rời rạc, réo rắt có khi rất bi thảm, khi lại sôi nổi một cách dị thường, mọi thứ sẽ bắt đầu rơi vào tệ hại khi bạn bắt đầu cầm controller lên và chơi. 

Trong khi âm nhạc trong game kinh dị phương Đông thường tận dụng cảm giác cổ điển, với nhạc cụ và giai điệu truyền thống gợi nhớ cảm giác sợ hãi bởi hồn ma bóng quế. Game kinh dị phương Tây lại phần nhiều mang hơi hiếm hiện đại, từ nhạc cụ, tới giai điệu và cách rải nốt nhạc trong suốt trò chơi. 

Các màn jumpscare đúng nghĩa đen luôn là đặc sản của game kinh dị phương Tây

Game kinh dị phương Tây cũng rất chuộng mô hình “jumpscare” điển hình. Nghĩa là bạn đang chắc mẩm con quái chết rồi thì nó đột ngột nhỏm phắt dậy bóp cổ bạn như điên. Hoặc bạn đang lang thang trong bóng tối thì một con quái vật thò cái đầu dài ngoằng ra dọa đến thót tim. 
 

Bối cảnh trong các game kinh dị phương Tây thường là một thành phố đổ nát


Trong khi đó, nếu để ý, các game kinh dị phương Đông lại thích kiểu bào mòn tâm can người chơi bằng những nỗi sợ da diết, thầm lặng, mang tính ẩn dụ cao mà có khả năng gây sợ hãi nghiêm trọng. Như kiểu những bóng ma lờn vờn ẩn hiện trong màn đêm đặc tối, những đạo cụ gọi hồn, một chiếc răng đột nhiên xuất hiện trên bàn thờ, một lá bùa báo hiệu điềm gở sắp tới. 

Thông qua các món đồ mà chỉ cần nhìn qua, đầu bạn đã tự động nhảy số liên tưởng tới hàng trăm khả năng ma quái có thể sẽ xảy ra, người chơi game kinh dị phương Đông thường cho là sẽ bị đắm chìm trong suy tưởng nhiều hơn. Các game này vì vậy cũng hay đòi hỏi bạn phải truy tìm đồ vật, tập hợp đủ thứ làm nghi thức tâm linh lại thì mới trấn áp được tình trạng xấu hiện tại.

ác game kinh dị phương Đông lại thích kiểu bào mòn tâm can người

Sau khi chơi game kinh dị chất lượng, thì dù phương Đông hay phương Tây, có thể bạn sẽ thẫn thờ một thời gian khá dài để thật sự thoát ra khỏi sự ám ảnh từ trò chơi. Tuy nhiên với game châu Á, sự ám ảnh đó còn đi kèm với dày vò tâm trí và sợ hãi mông lung. Còn nỗi sợ từ game kinh dị phương Đông lại rõ ràng với hình ảnh cụ thể đến độ bạn có thể hình dung lại rõ ràng gương mặt, vóc dáng và sự nhầy nhụa của con quái vật đang khiến mình sợ hãi. Dù là cách nào, một trò chơi kinh dị hay, có chiều sâu, dù đến từ đất nước hay nhà phát triển nào, đều cần phải thỏa mãn cả về phần nhìn, câu chuyện lẫn những biến cố đầy plot twist khiến người chơi rùng mình. 

Nếu là bạn, bạn thích chơi game kinh dị trường phái nào? Phương Đông hay phương Tây?