Tìm hiểu về thể loại trò chơi kỳ lạ: phim tương tác hay còn gọi là điện ảnh tương tác

Có thể bạn đã chơi qua rất nhiều thể loại game, nhưng đôi khi vẫn chưa trải nghiệm thể loại đặc biệt này: Là phim nhưng được sản xuất như game hoặc là game nhưng được sản xuất như phim. 

Các trò chơi này được gọi với nhiều cái tên khác như phim tương tác, game điện ảnh tương tác, interactive film, interactive cinema… Tuy nhiên điểm chung vẫn chỉ có một: Chúng chính xác là một bộ phim, chỉ có điều được làm, sản xuất và bán ra như một tựa game đúng nghĩa.

Xem thêm: Những cặp mắt kính trong game

Tìm hiểu về thể loại trò chơi kỳ lạ: phim tương tác hay còn gọi là điện ảnh tương tác


Cho tới nay, thể loại game - phim vẫn chưa phổ biến lắm và còn khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng gamer. Số lượng các tác phẩm interactive cinema cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên không thể phủ nhận nó có thể làm hài lòng cả người thích điện ảnh lẫn người thích chơi game, nhất là các game interactive.

Phim tương tác được làm ra thế nào?

Phim tương tác được làm ra thế nào?


Đầu tiên hãy nói về từ “phim” trong tên gọi thể loại. Các tác phẩm phim tương tác vẫn được lên kịch bản, quay dựng, casting… nhưng đồng thời câu chuyện trong phim cũng mở ra để người xem có thể tham gia tạo dựng nên cái kết cuối cùng. Cách thức này đã phát triển thành một dòng game mà chúng ta đang đề cập đến. Nói ngắn gọn, interactive cinema là tổng hợp giữa điện ảnh và game interactive, có thể tham gia như một tựa game nhưng thể hiện lại giống một bộ phim. 

Vậy bản chất có phim tương tác là gì?

Đầu tiên hãy nói về từ “phim” trong tên gọi thể loại

Hãy tưởng tượng một phim tương tác giống như việc bạn đang được thưởng thức một loạt các cutscene nối tiếp nhau, trong đó đan xen đâu đó giữa các cutscene này là một số tình huống người chơi được phép đưa ra các lựa chọn.

Theo cách làm này, đạo diễn và người làm kịch bản phim sẽ cùng đi theo một cấu trúc phân nhánh. Trong đó câu chuyện mở đầu ở cùng một điểm, nhưng từ từ các lựa chọn sẽ dẫn đến các hướng đi, ngã rẽ khác nhau cho nhân vật, để cuối cùng, tập hợp những lựa chọn cho ra các kết thúc riêng. 

Như vậy, cũng giống như các trò chơi novel interactive thường thấy, cốt lõi của một interactive cinema nằm ở các lựa chọn. Nghĩa là khi đóng các bộ phim này, diễn viên sẽ diễn xuất với nhiều ending khác nhau, theo sơ đồ phân nhánh đã được định trước trong kịch bản.
 

Vậy bản chất có phim tương tác là gì?


Nói đến đây, interactive cinema thật sự mang lại điểm khác biệt lớn so với một số lớn các game interactive trôi nổi trên thị trường. Các game này đa phần cho ending mang tiếng là nhiều, nhưng thực ra không khác nhau mấy. Trong khi ở một interactive cimena, các kết thúc thật sự rất riêng, phân định rõ tốt xấu để người xem dễ bề nhìn ra hậu quả hoặc kết quả của các lựa chọn. Cộng thêm với hiệu ứng hình ảnh diễn viên thật, mọi chuyện diễn ra như thật, khiến người chơi luôn có cảm giác lựa chọn của mình quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến cái kết của câu chuyện, chứ không phải đưa ra lựa chọn cho có để rồi kết thúc chẳng khác gì nhau.

Phim tương tác có từ khi nào?

Phim tương tác có từ khi nào?


Có thể vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều người, kỳ thực phim tương tác đã có mặt từ rất lâu, trước cả các trò chơi điển hình như Super Mario, Donkey Kong mà chúng ta ai cũng biết. 

Những bộ phim tương tác đầu tiên ra đời là vào trước những năm 1970, như Life Targets (1912), Auto Test (1954), Kinoautomat (1967). Các bộ phim này tuy có cấu trúc đơn giản, chỉ gói gọn trong vài lựa chọn với đôi ba cái kết khác nhau, nhưng người xem đã có thể tương tác với dòng câu chuyện để tự đưa ra quyết định cho mình.
 

Những bộ phim tương tác đầu tiên ra đời là vào trước những năm 1970


Trải qua thời gian dài, công nghệ điện ảnh và công nghệ tương tác đã có nhiều chuyển biến to lớn, tuy nhiên về hình thức, phim tương tác vẫn giữ nguyên cấu trúc điển hình đúng như định nghĩa ban đầu của nó. Sự khác biệt lớn nhất giữa phim tương tác thời kỳ đầu và phim tương tác thời nay chính là số lượng lựa chọn, số tình tiết phân nhánh và số lượng cái kết đã phong phú hơn rất nhiều, mang đến nhiều cảm xúc thú vị, hồi hộp xen lẫn bồi hồi tiếc nuối đến tận cùng cho người xem. 

Phim tương tác thường lựa chọn đề tài nào?

Phim tương tác thường lựa chọn đề tài nào?


Cũng giống như phim ảnh và video game, một bộ phim điện ảnh tương tác có thể lấy ý tưởng từ bất kỳ chủ đề nào: giết người, hài đen, phiêu lưu hài hước, điều tra án mạng, sự kiện kinh dị, hành động, lãng mạn… nhưng điểm chung đều là mang lại cảm giác cực kỳ chân thực cho toàn bộ trải nghiệm người xem.

Những cái tên như Made: Interactive Movie - 01. Run Away!, Jessika, Last Shift, At Dead Of Night hay Chatterbox: Escape The Asylum… tuy ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, mang lại cảm xúc và giá trị khác nhau cho người xem nhưng đều lột tả chân thực những vấn đề xã hội hoặc một câu chuyện cá nhân đầy kịch tính đáng nhớ nào đó. 

Tóm lại để nói về đề tài, phim tương tác hầu như không có bất kỳ giới hạn nào, người xem có thể tùy vào gu thưởng thức của mình mà lựa chọn nhưng chọn một bộ phim hoặc một trò chơi để tận hưởng và trực tiếp trải nghiệm đóng góp và kết quả cuối cùng.

LỜI KẾT

Phim tương tác - Interactive cinema giờ đã được xếp thành một thể loại game


Phim tương tác - Interactive cinema giờ đã được xếp thành một thể loại game, không đơn thuần là điện ảnh như thuở ban đầu, số lượng đầu phim cũng phong phú hơn trải dài đủ mọi thể loại. Đây có thể sẽ là một hướng đi rộng mở hơn trong tương lai khi các nhà sản xuất nhận được nhiều sự hưởng ứng hơn từ cộng đồng người xem. Biết đâu, sớm thôi, chúng ta sẽ có rất nhiều bộ phim tương tác ấn tượng với câu chuyện đầy ngã rẽ không thua kém bất kỳ tựa game siêu phẩm nào. 

Giờ thì nếu có thời gian, bạn hãy tìm ngay một tựa phim interactive cinema để đắm chìm thử nhé, xem nó có thật sự thỏa mãn được tình yêu phim ảnh và đam mê gaming trong mình chăng?