Giải mã: Vì sao tôi thích chơi game roguelike?

Nhiều người cho rằng Roguelike là một nhánh trong thể loại game nhập vai. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Bản thân các trò chơi roguelike luôn có sức sống riêng cùng với sức hút khó có thể chối từ, nhất là với các game thủ cầu toàn, coi trọng gameplay hơn mạng sống. 

Xem thêm: Top bản Port game nhỏ và game indie mong chờ Switch năm 2023

Một cảnh từ game indie roguelike siêu khó Dead Cells

Một cảnh từ game indie roguelike siêu khó Dead Cells

Đặc điểm nổi bật nhất, cũng là thứ tạo nên kịch tính của các trò roguelike chính là ở khả năng CHẾT ĐI SỐNG LẠI NHIỀU LẦN và mỗi lần sống lại BẠN PHẢI ĐI LẠI TỪ ĐẦU. Không cần biết bạn đã đi tới đâu, vượt qua bao nhiêu hầm ngục, leo lên bao nhiêu tòa tháp, xử đẹp hàng đống kẻ thù thế nào, trong game roguelike, chết là hết, là làm lại từ đầu. 
 

Nhiều người cho rằng Roguelike là một nhánh trong thể loại game nhập vai


Vậy bạn có thấy khó hiểu không, khi rất rất người người, kể cả chơi game giải trí lẫn game thủ chuyên nghiệp đang ngày ngày chìm đắm trong các trò roguelike nghiệt ngã. Kể cả bản thân tôi cũng từng thấy đây là chuyện vô lý, cho tới một ngày đâm sầm vào Hades. Để rồi từ đó tới nay chỉ còn muốn tìm game roguelike mà chơi.
 

Hades, anh hùng của lòng tôi

Hades, anh hùng của lòng tôi

Thật ra đam mê này là có lý do. Và tôi sẽ kể cho các bạn nghe lý do của mình.

1/ Tập trung vào gameplay

Trong game roguelike, bạn không bị làm phiền bởi quá nhiều cutscene giữa chừng. Trò chuyện nếu không thích có thể skip dễ dàng. Mặc sức phiêu lưu, khám phá ở đâu không biết, có thể trên trời, mặt đất hay chui hầm, nhưng bạn sẽ luôn có được một đống mê cung để tha hồ lần mò. Bạn sẽ được đối mặt với kẻ thù, được thu thập vô số vật phẩm qua màn, được lựa chọn kỹ năng để cường hóa nhân vật nhằm sống lâu nhất có thể. 
 

Tập trung vào gameplay


Có thể nói toàn tâm toàn ý của người chơi khi đi vào một thế giới roguelike sẽ dành cho gameplay, chứ không phải là yếu tố nào khác. 

Cho nên, nếu đã là gamer luôn lấy lối chơi làm đầu, hẳn game roguelike sinh ra dành cho bạn. 

2/ Có giá trị chơi lại nhiều lần

Chơi game roguelike, bạn sẽ thấy thường có các đặc điểm này: Đường dây câu chuyện chung hầu như không đổi, tạo hình nhân vật và NPC giữ nguyên. Tuy nhiên bản đồ và các màn chơi luôn được thiết kế ngẫu nhiên. 
 

Cảnh lấy từ game roguelike nổi tiếng Dust & Neon

Cảnh lấy từ game roguelike nổi tiếng Dust & Neon

Ai xuất hiện, ai đến ai đi, có vật phẩm, kỹ năng nào mới nơi bạn sắp đi qua đều không biết trước và luôn thay đổi, Ở MỖI LẦN CHƠI. Chính vậy, cho nên chơi một tựa game roguelike là bạn đang tự cho mình muôn vàn cơ hội hấp dẫn để đào sâu cùng một trò chơi, theo nhiều cách khác nhau. Giá trị chơi lại so với các thể loại game khác hơn hẳn nhiều lần.

3/ Làm quen một lần chơi mãi mãi

Chính vì có tiềm năng chơi lại nhiều lần nên game roguelike nhìn chung rất hợp với các bạn “lười học game”. 

Là như vầy. 

Nếu chơi thể loại khác, mỗi trò chơi được một hoặc vài lần là chuyển sang trò khác. Mỗi lần như vậy, bạn sẽ phải “học” lại game mới từ đầu. Đường cong học tập sẽ khiến bạn dành khá nhiều thời gian để làm quen với các tựa game nếu muốn có cảm giác mới lạ liên tục.
 

3/ Làm quen một lần chơi mãi mãi


Trong khi đó, nếu đã chọn được trò roguelike ưng ý, sau một lần làm quen với lối chơi của nó, bạn mặc sức thưởng thức các màn biến hóa ngẫu nhiên trong nhiều lần chơi lại mà không phải học hỏi lại. Đây chính là kiểu mua đồ hàng hiệu của người chơi hệ ăn chắc mặc bền, “mua một lần xài nhiều năm”. 

4/ Phong phú đường phát triển nhân vật

Gameplay của một game roguelike chất lượng luôn gắn liền với chiều sâu. Và TỰ DO sẽ là thứ bạn luôn có suốt cuộc chơi

Phong phú đường phát triển nhân vật

Với lối chơi đòi hỏi cao, chịu áp lực về mạng sống, nhưng nguồn lực lại có hạn. Bạn buộc phải vẫy vùng trong những thứ mình có để tồn tại. Di chuyển theo mọi đường mình muốn, hành động theo lý trí hay cảm tính đều được, trò chơi roguelike là nơi bạn có thể thoải mái thực hiện các hành động của mình mà không gặp phải bất kỳ áp lực nào về thời gian hay quy tắc phát triển nhân vật.

Trong mọi tình huống, bạn đều có thể lựa chọn. Mỗi người chơi tự có tính toán riêng, tự có dụng ý dùng vật phẩm, nâng cấp kỹ năng theo hướng khác nhau, từ đó dựng xây nên nhân vật của mình thành hướng riêng. Mỗi lần chơi lại còn có thể xây dựng khác nhau. “Biến hóa khôn lường” chắc là từ chính xác nhất để nói về sự tự do trong cách phát triển nhân vật của một trò chơi roguelike.

5/ Đa phần game roguelike thường là game indie

Mà game indie thì đa phần giá nhẹ nhàng.

Thay vì bỏ nhiều tiền mua game khủng, siêu game hoành tráng, mua game roguelike về chơi tiền vẫn nhẹ nhàng chán. Ai thích chơi roguelike có thể xem đây là một cách để được tận hưởng phong phú các trò chơi mà không cần một ngân sách quá khủng.

Xem thêm TOP GAME INDIE CHƠI HOÀI CHƠI HOÀI BAO LÂU VẪN KHÔNG CHÁN

6/ Game roguelike tương đối nhẹ, không cần phần cứng quá căng

Các game indie nhìn chung (vẫn có ngoại lệ) thường không đòi hỏi phần cứng quá mạnh mà vẫn thể hiện được trọn vẹn nét đẹp vốn có. Bạn không cần phải đầu tư bộ nhớ phụ, không cần phải có máy chơi game hạng nặng, vì vậy đầu tư ban đầu cũng không quá nặng nề. Suốt quá trình chơi cũng đảm bảo không giật lag hay có bất kỳ dấu hiệu chậm chạp lề mề nào, hoạt ảnh, chuyển động vì thế luôn liền mạch mượt mà, mang lại cảm giác chuẩn xác hiệu quả cao.
 

Game roguelike tương đối nhẹ, không cần phần cứng quá căng


Trên đây là một số lý do chính đưa đường dẫn lối tôi đến với game roguelike và vẫn còn đang lậm tới giờ. Còn bạn thì sao? Niềm vui nào đã dẫn bạn tới trò chơi roguelike?