Tô màu làm đẹp mô hình, tại sao khó nhưng nhiều người mê?

Không phải Top coat bóng, mờ nữa mà là tô màu thật sự cho các mô hình

Dù bạn chơi mô hình đã lâu hay mới bắt đầu đây thôi, sẽ vẫn luôn có những mô hình “đời đầu” giờ nhìn lại đã cũ, trông hơi bị chán ấy. Có một cách để yêu nó lại như ngày đầu: làm mới mô hình bằng cách tô lại màu khác.

Xem thêm: 

Một lý do khác để người chơi mô hình không ngần ngại tìm hiểu kỹ thuật sơn màu mô hình: tô màu để sáng tạo. Đổi toàn bộ phối màu của mô hình nhân vật vốn đã quá quen thuộc cho ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc vì tự tay tạo ra một thứ gần như mới mẻ. 
 

kỹ thuật sơn màu mô hình: tô màu để sáng tạo


Thế nhưng, bản chất việc tô lại mô hình không đơn giản nhưng tô tượng. Phải qua vài lần tô fail hoặc không ưng ý thì bạn mới lên tới cái level đỉnh. Ngay cả dân chơi thứ thiệt có nhiều kinh nghiệm lâu lâu còn mắc lỗi.

Vì sao tô màu mô hình không phải ai cũng làm được?

1/ Trước tiên vì nó CẦN NHIỀU KIẾN THỨC

Bạn không chỉ cần thông hiểu về các loại sơn, thông thạo nguyên tắc phối màu, những kỹ thuật sơn khác nhau… mà còn phải tìm hiểu sâu các bước thao tác, tips & tricks khi sơn mô hình từ những người dùng trước. Bản thân mỗi loại mô hình lại có cách thức hơi khác nhau. Sơn Gundam sẽ khác với sơn mô hình nhân vật hoạt hình, sơn mô hình lắp ráp khác hoàn toàn với sơn mô hình tĩnh không có khớp nối.
 

Trước tiên vì nó CẦN NHIỀU KIẾN THỨC


Ví dụ nhé. Chỉ riêng loại sơn thôi đã chia làm nhiều loại:
Sơn acrylic (gốc nước, gốc cồn)
Sơn lacquer
Sơn anamel…
Bạn còn phải hiểu rõ mình nên dùng phương pháp nào: sơn cọ (sơn tay) hay sơn súng (sơn máy), kỹ thuật pha sơn và các bước trình tự sơn sao cho phù hợp. Có rất nhiều thứ cần phải tìm tòi học hỏi trước khi bắt tay vào cầm cọ.

2/ Tô màu mô hình cần nhiều tỉ mỉ và kiên nhẫn

Khi bạn đã vượt qua bước “lý thuyết” ở trên, thì tiếp theo tới khâu thực hành, cũng gian truân không kém. Bạn cần bắt đầu từ loại mô hình đơn giản nhất: một mô hình tĩnh, kích thước không quá nhỏ, không có quá nhiều chi tiết màu sắc nhỏ li ti trên dung mạo. Đó là cách dễ nhất để bắt đầu trải nghiệm tô màu mô hình đầu tay.
 

Tô màu mô hình cần nhiều tỉ mỉ và kiên nhẫn


Khi tô mô hình, bạn không chỉ cần cọ, loại sơn phù hợp, mà còn phải phối hợp với các dụng cụ khác để đảm bảo độ sắc nét và bám máu của chất liệu. Ví dụ marker để kẻ các đường viền, sơn xong thì dùng top coat phủ lên để màu bền hơn… 

Trong quá trình sơn/ tô màu mô hình phải làm từng lớp sơn một theo trật tự: trong đến ngoài, trên xuống dưới. Thao tác cũng cần thật công phu, kỹ lưỡng, chỉ một sơ suất nhỏ có thể lem màu và làm ảnh hưởng tới các chi tiết xung quanh. 
 

Trong quá trình sơn/ tô màu mô hình phải làm từng lớp sơn một theo trật tự


Thậm chí nếu bạn sơn mô hình động thì cần phải tách ra hết từng phần nhỏ lẻ xíu xiu nhất để tô cho trọn vẹn. Lại còn phải tích tới việc sơn sao cho khéo để khi ráp vào các khớp nối vẫn hoạt động mềm mượt ngon lành, không bị rít vì có thêm lớp sơn mới.

Toàn bộ các quy trình công phu này, nếu không phải người thật sự yêu mô hình, có đủ tỉ mỉ và kiên nhẫn thì khó lòng có thể làm được. 

3/ Tô màu cũng cần đầu tư chi phí và chịu khó đi lùng

Ai đã từng sơn mô hình thì biết. Cuộc chơi không hề rẻ. Ngoài công sức tìm hiểu, thẩm thấu kiến thức và tỉ mẩn với các mô hình, thì bạn còn cần đầu tư cả tiền bạc nữa. 

Xem thêm: Ma thuật Top Coat Gundam cho người mới chơi Gunpla

Tô màu cũng cần đầu tư chi phí và chịu khó đi lùng


Một lọ sơn lacquer 10ml cũng 60 nghìn trở lên, chai xịt top coat cũng hơn hai trăm, cây thìa khoáy sơn bằng kim loại cũng trên trăm nghìn, chưa kể kềm, kéo, cọ, dung dịch pha sơn… mà không chỉ một màu, bạn phải mua rất nhiều màu cùng lúc để hoàn tất được một mô hình với rất nhiều chi tiết nho nhỏ. 

Các món phụ kiện, dụng cụ, đồ nghề này không phải lúc nào chỗ nào bán mô hình cũng có bán. Trừ vài trường hợp ngoại lệ như ở nShop, có đầy đủ đồ chơi custom mô hình cho bạn, còn lại thì nếu muốn tụ họp đầy đủ phục vụ quy trình sơn mô hình, bạn phải đi lùng, khá là kỳ công đấy.
 

Một lọ sơn lacquer 10ml cũng 60 nghìn trở lên


Cho nên, nếu nói là sơn lại mô hình để có cảm giác mới mẻ mà không cần mua lại mô hình mới cho tiết kiệm thì không đúng rồi. Lý do chính dân chơi ngồi rị mọ chịu khó sơn mô hình của mình từng chút một chính là vị cảm giác sung sướng khi tự sáng tạo theo ý mình.

4/ Dẫu đã có đủ 3 yếu tố trên thì khả năng sáng tạo và gu thẩm mỹ bẩm sinh mỗi người cũng mỗi khác

Gu thẩm mỹ và óc sáng tạo là hai thứ đa phần thuộc bẩm sinh. Bạn có thể làm theo một nguyên tắc hay một gợi ý nào đấy, nhưng cuối ngày, tạo ra được một bản sơn mô hình bắt mắt, đẹp, hay đầy tính nghệ thuật là không thể giống nhau được.
 

Dẫu đã có đủ 3 yếu tố trên thì khả năng sáng tạo và gu thẩm mỹ bẩm sinh mỗi người cũng mỗi khác


Như đã nói, sơn mô hình chính là sáng tạo, có thể bạn thấy đẹp, nhưng người khác không thấy thế. Nhưng cuối cùng ,quan trọng nhất, vẫn là cảm nhận của mỗi cá nhân. Sơn màu mô hình khó một phần là vì nó chứa đầy yếu tố cá tính của mỗi người chơi.


Tô màu mô hình khó thật, nhưng sao nhiều người mê?

Bạn có thấy, chỉ với 4 lý do trên đã có quá nhiều ngăn trở với việc Tô màu mô hình. Nói trắng ra nó không dành cho mọi người và có khá nhiều rào cản. Nhưng sự thật là có rất nhiều mê mẩn với việc sơn mô hình. Lý do tại sao?

1/ Thỏa sức sáng tạo

Sơn hay tô màu mô hình là khi bạn bước vào cuộc chơi màu sắc. Đã nói tới màu sắc thì không có giới hạn.  Ngay cả con số 16.8 triệu này trên các thiết bị điện tử có đèn RGB cũng chỉ là tương đối cơ mà. Với tất cả các màu sắc căn bản thôi, bạn đã có vô vàn cách phối màu. Mỗi phối màu khoát lên mô hình nhân vật lại mang tới một dáng vẻ, phong cách hoặc sắc thái hoàn toàn mới.

Ví dụ tô lại mô hình anh hùng diệt quỷ Tanjiro Kamando. Bình thường anh bạn Demon Slayer này mặc chiếc áo khoát màu kẻ ô ca rô đen - xanh, tóc thì đen nhưng có nhuộm đỏ đỏ xíu ở trước phần mái mang lại cảm giác vừa thiếu niên vừa dũng mãnh. 
 

Thỏa sức sáng tạo


Nếu thay đổi các màu sắc kinh điển này, Tanjiro sẽ có diện mạo hoàn toàn mới và cảm giác khi nhìn vào cũng khác đi. Bạn nghĩ sao nếu anh hùng này có mái tóc màu vàng rực lửa như siêu xây da? Hơi khác thường nhưng ngầu nhỉ?

Xem thêm: Mô hình Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba Pocket Maquette 05 trình làng

2/ Yêu lại mô hình đã cũ

Sơn màu mô hình theo cách mới cũng có cảm giác tương tự như vừa mua một mô hình mới. Tình yêu được hâm nóng, cảm xúc đong đầy, bạn sẽ trưng ngay chiếc mô hình vừa sơn lên trên đầu tủ trưng bày thay vì để nó chìm lấp đâu đó như trước cho mà xem.

Xem thêm: 06 cách để yêu lại mô hình như những ngày đầu

Yêu lại mô hình đã cũ


3/ Khám phá thế giới mới

Tô một mô hình chính là khi bạn bước chân vào một thế giới hoàn toàn mới. Nơi đó có sắc màu, có muôn vàn dụng cụ hấp dẫn. Thế giới này như một  chuyến phiêu lưu trong trò chơi điện tử. 

Đích đến rất rõ ràng, khoác áo mới cho mô hình. Nhưng để đi đến đó, mỗi người có lựa chọn con đường khác nhau, gặp phải những thử thách khác nhau và cách xử lý cũng không ai giống ai. Đó là một hành trình đầy hứng thú.
 

Khám phá thế giới mới


4/ Cạnh tranh đẳng cấp custom

Trong thú chơi nào cũng vậy, đã gọi là custom thì luôn đi kèm với cảm giác cạnh tranh, khẳng định skill. Tô được một quả mô hình đẹp mắt, ai nhìn vào cũng trầm trồ thán phục, những lời bình luận có cánh và niềm vui nho nhỏ khi nhận được lời khen, chúng đều là thước đo đẳng cấp cho trình custom mô hình của bạn. 

Dân chơi nào mà không muốn tự khẳng định mình.
 

Cạnh tranh đẳng cấp custom


Một lời ngắn gọn về Tô màu mô hình: Khó, nhưng nhiều người mê. Và có lý do hợp lý cho sự thích thú này. Có thể hiện tại bạn vẫn chưa hiểu tại sao lại chơi mô hình, tại sao lại sơn mô hình rồi ti tỉ thứ khá kỳ lạ liên quan. Nhưng nếu một ngày bạn mua cho mình một mô hình nhân vật đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu hiểu ra tâm lý của người trong cuộc. 

Đơn giản là nghiện rồi thì 360 độ khía cạnh nào cũng muốn tìm tòi, huống chi Tô màu mô hình nó đẹp và thú vị quá kia mà.


Các sản phẩm tô màu mô hình: tại đây

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên