10 game có màn cảnh báo sức khỏe ấn tượng nhất

Khi chơi game, lắm lúc chúng ta bị phân tâm vì có nhiều thứ phải để ý trên màn hình, nào kẻ thù, nào bẫy, nào chiêu thức, nào bạn đồng hành, nào phe phái rồi suy tính các thứ. Tới nỗi quên mất một chi tiết quan trọng cần phải luôn để mắt: thanh sức khỏe của nhân vật. 

Xem thêm: Top 9 game chơi mãn đời cũng không thắng

thanh sức khỏe của nhân vật.


Để hỗ trợ và làm “tai mắt” cho người chơi, một số game đã dùng cách đặc biệt để cảnh báo khi sức khỏe nhân vật sắp cạn kiệt. Không chỉ là một tiếng bíp thoáng qua hay câu cảnh báo màu đỏ trên màn hình, các game sau đây đã đưa ra những cách báo động sức khỏe cực kỳ ấn tượng. Kiểu gì bạn cũng không thể bỏ qua hoặc quên mất để rồi nhận cái chết đau thương cho nhân vật được. 

1/ Cảnh báo có bài hát hẳn hoi: Low Health Song - Pokemon Black & White

Cảnh báo có bài hát hẳn hoi: Low Health Song - Pokemon Black & White


Từ các game Pokemon thế hệ đầu tiên, người chơi đã quen với các âm thanh báo động sức khỏe "Bíp-boop bíp" quen thuộc. Sang tới các thế hệ tiếp theo là tiếng klaxon phát ra 2 lần liên tục để cảnh báo.

Nhưng sang các trò thế hệ thứ 5, thấy nhiều người chơi lơ đãng quá, nên nhà phát triển quyết định làm một thử nghiệm nhỏ để giúp họ cảm thấy cấp bách hơn khi gần hết máu. Cụ thể trong Pokemon Black and White, khi Pokemon của bạn đạt đến một hạn mức sức khỏe đáng lo, một bài hát sẽ phát lên trong game. 

Bài hát này được mệnh danh là Low Health Song. Nhịp điệu của nó khá căng thẳng, có nhiều âm thanh leng keng làm cho người chơi cảm thấy bất an và buộc phải dừng lại để tìm cách cứu bồ con Pokemon của mình. 

2/ Bài hát hết tiền dành cho Link - The Legend Of Zelda: Four Swords

Bài hát hết tiền dành cho Link - The Legend Of Zelda: Four Swords


Trong The Legend of Zelda: Four Swords, tất cả bốn bản sao của Link đều dùng chung số mạnh trái tim. Và khi lượng tim xuống thấp, vẫn phát ra âm thanh bíp bíp thông thường vẫn thấy trong các trò Zelda. 

Nhưng không chỉ vậy. Trò chơi này đặc biệt hơn, còn dùng thêm một hệ thống hồi sinh dựa trên số Rupees của nhân vật. 

Sẽ thế nào nếu vừa sắp hết tim mà Rupees lại không đủ? Trong tình thế cấp bách này để báo động người chơi, game sẽ phát ra một bài hát lặp đi lặp lại đến mức khó chịu. Bạn chỉ còn cách nhanh tay cứu nguy cho Link nếu không muốn nghe tiếp giai điệu cảnh báo này.

3/ Con tim run rẩy của Luigi - Luigi’s Mansion

Con tim run rẩy của Luigi - Luigi’s Mansion


Sức khỏe của Luigi trong tất cả các trò chơi Luigi's Mansion được biểu thị bằng một trái tim lớn ở góc màn hình. Cách cảnh báo sắp cạn tim của  trò này cũng khá độc đáo. Hầu như bạn sẽ không nghe bất kỳ âm thanh nào như 2 ví dụ ở trên. Nhưng ta sẽ được cảnh báo bằng ngôn ngữ cơ thể của nhân vật chính Luigi. Mỗi lần bị kiệt sức là Luigi sẽ đi hết nổi, khom người, toàn thân run rẩy, yếu tới mức không thể cầm chặt cái vòi Poltergust.

Lúc này nếu bạn nhấn nút A để Luigi gọi Mario, thì thay vì mấy câu nói tầm phào thường thấy, anh chàng sẽ phát ra một tiếng kêu thảm thiết cho người anh em của mình. Rõ ràng khi sức khỏe xuống cấp, Luigi không chỉ dễ bị thương mà còn trở nên yếu đuối và vô cùng sợ hãi.

4/ Cảnh báo thẳng thừng "Wizard Is About To Die"  - series Gauntlet

Cảnh báo thẳng thừng


Người kể chuyện đóng vai trò khá quan trọng trong việc nối kết với người chơi series game Gauntlet. Từ chuyện khen ngợi sự dũng cảm đến các lời tuyên bố nâng cấp nhân vật và cả những cái mẹo nho nhỏ khi chơi. Lúc cảnh báo sức khỏe cũng vậy.

Khi con quái vật bắt đầu lao vào bạn và bạn bị thương nghiêm trọng, người kể chuyện sẽ ngắn gọn thẳng thừng cảnh báo “wizard is about to die” - ông sắp chết kìa! Chuyện này đã mang lại sự khích lệ tinh thần và có tính cảnh tỉnh rất hữu hiệu với người chơi đang bận rộn. Thật ra 9/10 lần khi nghe câu này, bạn sẽ chết thôi vì bị dồn vô đường cùng, nhưng biết có một người bên mình vào phút lâm chung cũng an ủi lắm.

5/ Bài hát chết chìm não nề chưa từng thấy - Sonic The Hedgehog Series

Bài hát chết chìm não nề chưa từng thấy - Sonic The Hedgehog Series


Đây có thể không phải là cảnh báo sức khỏe chung của nhân vật mà chỉ dùng cho một tình huống nhất định. Nhưng dù sao Sonic của chúng ta vẫn được quan tâm đặc biệt khi có hẳn một bài hát khủng khiếp dành riêng cho tình huống sắp chết đuối.

Xem thêm: 7 nhân vật chính của game gặp nước bó tay vì không biết bơi

Nhím xanh nhà ta đã 30 năm tuổi vẫn không thể bơi, đó là sự thật fan nào cũng biết. Và mỗi khi Sonic rớt xuống nước, hay ở trong nước quá lâu sắp chết đuối tới nơi, một bài hát khá bất ổn lại vang lên, với nhịp trống đơn giản nhưng não nề đánh dấu sự thấp thỏm từng giây trong lá phổi của nhím tốc độ Sonic.

6/ Controller rung lên báo động - Silent Hill 2

Controller rung lên báo động - Silent Hill 2


Các game Silent Hill luôn có đầy những ẩn dụ gửi đến người chơi. Vậy mà trò chơi này lại không có thanh đo sức khỏe rõ ràng cho nhân vật. Thay vào đó, người chơi sẽ nhận ra nhân vật James của mình ngày càng lấm lem, yếu ớt và dễ bị biến dạng hơn khi trúng thương.

Khi James ở trong tình huống sức khỏe đáng báo động, controller của bạn bắt đầu chầm chậm run lên, như kiểu nhịp tim thổn thức. Lúc James sắp chết, tốc độ run càng dữ dội hơn như thình thịch thình thịch báo giờ thần chết điểm danh.

7/ Sự im lặng đáng sợ đếm ngược đến giờ tử - Freedom Planet

Sự im lặng đáng sợ đếm ngược đến giờ tử - Freedom Planet

Freedom Planet mang rất nhiều cảm hứng từ các trò Sonic cổ điển, cả kiểu cảnh báo sức khỏe khi bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, nhưng cách thức có khác đôi chút. 

Trong Final Dreadnought, khi Brevon tắt bình dưỡng khí, các nhân vật buộc phải nín thở trong môi trường chân không. Khi đồng hồ đo không khí xuống thấp, thay vì phát một bài hát như Sonic, nhạc sẽ bị ngắt hoàn toàn và chỉ còn lại tiếng đồng hồ tích tắc đều đặn, đếm ngược đến khi nhân vật ngạt thở hoàn toàn và màn hình trở nên tối đen.

8/ Hơi thở nặng nề - Fatal Frame

Hơi thở nặng nề - Fatal Frame


Giống như Silent Hill, Fatal Frame cũng có cách cảnh bảo tình trạng sức khỏe thông qua chính biểu hiện của nhân vật. Cụ thể, trong Fatal Frame đầu tiên, khi sức khỏe của Miku yếu, cô gái bắt đầu thở hổn hển vì kiệt sức. Tuy nhiên, cái làm cho cảnh báo trong trò chơi này khác biệt là tiếng thở nặng nhọc đó vẫn theo sát nhân vật trong mọi hoạt động ở tình trạng yếu ớt. Đi loanh quanh tìm kiếm - thở khó khăn, quẹo qua các ngã rẽ - cũng thở khó khăn, cả khi bạn lưu lại trò chơi cũng thở mệt mỏi. Sự kiệt sức của Miku luôn hiện diện dù bạn không trực tiếp đối diện với nhân vật. Lời cảnh báo này thật sự nặng nề.

9/ Màn hình chuyển đỏ và nhấp nháy - Rambo (NES)

Màn hình chuyển đỏ và nhấp nháy - Rambo (NES)


Trong thời các game console NES đời đầu, trò chơi vốn không quá quan trọng việc cảnh báo sức khỏe. Chỉ có vài thứ căn bản như âm thanh bíp bíp kiểu của Zelda gốc. Nhưng vẫn có một ngoại lệ kỳ lạ trong trò Rambo của hệ NES.

Khi Rambo gần hết sức, toàn bộ màn hình bắt đầu nhấp nháy màu đỏ sẫm và tình trạng này không dừng lại đến khi bạn chính thức ngã gục hoặc tìm ra cách để hồi máu cho nhân vật. Còn nếu bạn cố tình gian lận, màn hình trò chơi sẽ nháy phò re vờ vĩnh viễn. 

10/ Ký hiệu điện tâm đồ EKG - Trauma Center

Ký hiệu điện tâm đồ EKG - Trauma Center


Phim ảnh hay hoạt hình ở đâu có dấu hiệu điện tâm đồ là ở đó có biểu hiện không đáng vui vẻ về mặt sức khỏe. Trauma Center đã tận dụng điều này để đưa ra lời cảnh báo cho người chơi.

Khi sức khỏe của bệnh nhân trong game giảm xuống dưới mức cho phép, máy theo dõi tim sẽ trở nên to hơn hẳn. Lúc này y tá của bạn liên tục cảnh báo nhắc bạn thực hiện các biện pháp cấp cứu hồi sức ngay lập tức như tiêm thuốc ổn định. 

Điện tâm đồ của trò chơi trở nên cực kỳ căng thẳng khi tình trạng nguy cấp của bệnh nhân trở nặng, tiếng bíp bíp EKG liên tục và lời y tá khẩn khoản cầu xin đôi khi khiến bạn quíu tay quíu chân tới độ luống cuống không biết làm gì. Đây thật sự là một lời cảnh báo gây khủng hoảng buộc người chơi ít nhiều phải hành động.


Có thể bạn quan tâm