Top 9 game chơi mãn đời cũng không thắng

Với mấy game này bạn chỉ có nước chơi tiếp tục hoài tới khi hết nổi tự dừng thì thôi hoặc hết mạng và game over. Còn thì không bao giờ có khái niệm “thắng” được. Hai từ Victory hay Win hình như không hiện diện. 

Xem thêm:

Hai từ Victory hay Win hình như không hiện diện.

Chẳng phải người ta vẫn hay nói “the journey mattering more than the destination” - Quá trình quan trọng hơn Đích đến. Mời bạn xem qua 9 tựa game nổi tiếng chơi mãn đời cũng không thắng này.

1/ Temple Run

Bạn nào thích chơi game endless run thì không thể không biết Temple Run. Đây là game cụ của cụ endless run. Nó có xuất xứ từ một game di động casual cổ điển từ tận năm 2011, và sau đó được mang lên các nền tảng khác. Temple Run nổi tiếng tới độ nó sẽ được làm thành một reality show. 
 

1/ Temple Run


Temple Run thu hút gamer vì lối chơi đơn giản, dung dị nhưng có hình ảnh cực mượt, chuyển động chính xác và bối cảnh đền đài cổ điển hấp dẫn của nó. 

Trong game này, bạn là một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra được một cổ vật linh thiêng. Nhưng không ngờ đó là một cái bẫy. Có quá nhiều thứ phiền toái do cổ vật này mang tới. Một ngồi đền vô cực với các đường đi lắt léo quanh co bất tận, những con khỉ ma quỷ lúc nào cũng dí ngay sau đít, hàng trăm cạm bẫy chết người trên đường. 

Bạn phải liên tục chạy về phía trước, đừng ngoái đầu lại vì chỉ chậm một giây thôi, có khi bạn đã tử nạn trong ngôi đền oan nghiệt này. 

Temple Run không hề có kết thúc, cũng không có chuyện Victory ở đây. Bạn chỉ có thể căn cứ vào điểm số ngày càng cao và việc mở khóa ra được một số nhân vật mới để đo lường sự tiến bộ của mình.

2/ World War Z Horde Mode

Horde mode lần đầu tiên xuất hiện là trong Gears of War 2. Khái niệm đơn giản nhưng có hấp lực kỳ lạ của chế độ chơi này đã được nhiều game đưa vào bộ tính năng của mình. Trong đó, thành công nhất chính là trong World War Z.
 

2/ World War Z Horde Mode


Trong chế độ chơi này, bạn được đặt vào một tình huống khó: buộc phải cầm cự trong vô vọng để bảo vệ một sân bay và giúp sơ tán càng nhiều người dân càng tốt. Gameplay này đã chiếm được cảm tình của người chơi vì sự tối giản và “thuần khiết” của nó. 

Bạn sẽ được nâng cấp thiết bị, mua các phương tiện phòng thủ, kiếm tiền qua các thử thách nhỏ, có điểm phòng thủ di chuyển sau mỗi 10 vòng. Độ khó ngày càng cao, tiền ngày càng khó kiếm, mỗi round đều chạy xoắn đít với tụi zombie. 
Đi bao xa tùy vào bản lĩnh mỗi người chơi chứ còn mode chơi này thì 100% là không có điểm dừng.

3/ Pac-Man

Già trẻ lớn bé, ai cũng biết Pac-Man, kể cả người không chơi game. Trò arcade siêu cổ điển này nó đơn giản tới mức trẻ con cũng có thể chơi được. Tuy nhiên, dễ chơi, khó thành thục chính là 5 từ chính xác để nói về Pac-Man. 

Bạn là một viên tròn đuổi theo thức ăn và trái cây nhưng đồng thời phải luôn né tránh các con ma đang từ từ tiến tới ở khắp mê cung. 
 

3/ Pac-Man


Nghiệt ngã là dù cho bạn chơi giỏi tới đâu, bạn cũng sẽ phải kết thúc với màn Game over trong tiếng nhạc chế nhạo đau lòng. Và dù bạn chơi đỉnh tới mức qua được hết 255 màn chơi đi, thì sang tới màn 256 có một mớ mã code đã bị cắt xén không thể hiện ra hết màn hình. 

Mà bạn biết rồi đấy, mỗi màn bạn cần phải ăn hết 244 cái chấm tròn nhỏ để qua màn khác, còn ở đây bạn đang thiếu mất cả phân nửa màn hình, mấy cái chấm tròn đó biết đâu mà lần.

Đây là một sự cố hay là một cú troll đỉnh cao của nhà phát triển. Câu trả lời mãi vẫn là một bí ẩn. 

4/ Vampire Survivor

Nhiều người thích tìm game Indie để chơi vì phong cách rất đa dạng, giá tiền cũng khiêm tốn, lại luôn có bất ngờ để chờ đón. Tuy nhiên con game Vampire Survivor này sẽ khiến bạn đau đầu không ít đấy, vì mãi mãi không thể đi đến đích.
 

4/ Vampire Survivor


Vampire Survivors là một game 2D hiện đại. Bạn phải chạy xung quanh, tránh vô số kẻ thù và tự động bắn bất kỳ món vũ khí hoặc phép thuật nào đang có. Khi có đủ điểm sẽ tự phát triển lên thành một dạng thức mạnh hơn. 

Tin buồn là dù cho lối chơi đơn giản, hình ảnh hiện đại hấp dẫn, thiết bị càng ngày có thể càng hiện đại, có sức công phá lớn thì bạn chỉ có thể tận hưởng niềm vui trong khoảng nửa tiếng. Một con Reaper sẽ luôn gom đủ sức mạnh và tiến tới giết bạn không thương tiếc. 

Trò chơi kết thúc và bạn mãi chưa kịp biết tới màn Victory cuối cùng.

5/ 7 days to die 

Đây là một game 3D open-world sandbox. Thật sự là có rất nhiều thứ để khám phá trong 7 Days to Die nhưng câu chuyện này mãi không bao giờ kết thúc.
 

5/ 7 days to die


Tương tự như cách chơi Minecraft, bạn được thả vào một không gian rộng lớn và phải tìm mọi cách để sinh tồn. Nhưng trong 7 Days to Die, các chủ đề cực kỳ phong phú, mối đe dọa liên tục xuất hiện, đặc biệt là những ngày Blood Moons. 

Cứ 7 ngày một lần, bạn sẽ bị săn đuổi bởi cơn lốc zombie và phải cầm cự cho tới sáng. Tin vui là trò chơi này không hề kết thúc. Mỗi người sẽ tự đưa ra một đích đến tự đặt tên là Chiến thắng cho mình. 

Sống sót qua 2 hay 3 lần Blood Moon, mở khóa tất cả các công nghệ trong game hoặc xây dựng thành công một boongke vững chãi để tránh tụi zombie về đêm. 

Ừ chiến thắng là do bạn nghĩ ra. Còn bản chất 7 Days to Die không hề có khái niệm End game.
 

6/ Cookie Clicker


Cookie Clicker là game clicker truyền thống và là tiền thân của các thể loại game nhàn rỗi hiện nay chúng ta biết. Cách chơi game này đơn giản như đang giỡn, chỉ cần chọn cookie thì sẽ nhận được nhiều cookie hơn, và có thêm tiền, có tiền rồi thì sẽ năng cấp để lại có thêm nhiều cookie hơn. 

Cứ thể như một vòng tuần hoàn bất tận.

Nâng cấp ở đây là ở các nhân dạng người tạo ra cookie hoặc mở khóa được một số loại cookie kỳ quái. Bạn chỉ việc chơi và thưởng thức nhẩn nha thư giãn thôi. Game này không hề có kết thúc. Cũng như trường hợp ở trên, tự bạn sẽ là người đặt ra đích đến phấn đấu cho mình. Game không có ending nào dành cho bạn cả.

7/ The Sims

The Sims là một game mô phỏng trong đó bạn có thể điều khiển nhiều nhân vật Sim và kiểm soát hoạt động của tất cả nhân vật này trong một thế giới ảo như đời sống thực.

Xem thêm: Game mô phỏng ngày càng phổ biến, lý do vì sao?

Vì bản chất series The Sims là mô phỏng cuộc sống môi trường sandbox, có quá chừng hoạt động để bạn làm mỗi ngày. Mỗi người sẽ tự khai phá và làm nhiều chuyện vui vẻ, điên rồ khác nhau theo cách của mình. 
 

7/ The Sims


Dường như “chiến thắng” The Sims chính là khi bạn có thể tự tạo ra những pha cười bể bụng hoặc những hành động mang tính thử thách quái đản nhất để so tài khi post lên mạng xã hội  khoe với người chơi khác. Ừ đó cũng là một dạng chiến thắng tư tưởng.

8/ EVE Online

EVE Online là một game MMORPG, trong đó bạn vào vai một người du hành vũ trụ trong một vũ trụ không hồi kết. Bạn có thể đảm nhận bất kỳ nghề nào từ hợp pháp - như thợ mỏ, doanh nhân hoặc nhà thám hiểm cho đến tội phạm - như cướp biển hoặc thậm chí là giám đốc điều hành để bắt đầu chơi trò này. 
 

8/ EVE Online


Nhưng quan trọng là EVE Online không có điểm dừng. Bạn có thể tự do kiếm tiền, tìm vật phẩm có giá trị, tậu về những chiếc tàu không gian hoành tráng, làm nhiều thứ nhất có thể cho tới khi bị bay màu hoặc bị lừa trong khi tiến hành công việc của mình trên các địa điểm khác nhau của vũ trụ. 

Cái thú của game này nằm ở việc bạn có thể tự do làm người tốt hay người xấu mà không bị ai phán xét. Đã vui như vậy thì không có ending cũng đã làm sao.

9/ Tetris

Thần tượng nhiều thế hệ, thiên sứ của trò chơi, tượng đài nghệ thuật xếp hình. Tetris là vậy. Game arcade siêu siêu cổ điển này đã được làm lại để mang dáng vẻ mới hơn theo từng thời kỳ. Nhưng về nguyên tắc, cách chơi vẫn giữ nguyên. 
 

9/ Tetris


Bạn sẽ xếp các mảnh ghép có nhiều hình dáng lại với nhau để tạo thành một khối và khiến chúng biến mất khỏi màn hình để có chỗ cho nhiều hình khối khác đang chuẩn bị rơi xuống. Có rất nhiều mode chơi khác nhau, kể cả Battle Royale cho các Tetris hiện đại. 

Tuy nhiên nghiên cứu và thực tế hẳn hoi đã chỉ ra rằng: từ cấp độ 29 trở lên, Tetris đã đi đến tốc độ khủng mà phản xạ của một người bình thường khó thể vượt qua. Kỷ lục chơi Tetris điên nhất cho tới giờ là đi tới màn 33 nhưng phải nhờ tới một số thủ thuật điều khiển thì mới làm được. 

Thật ra khi chơi trò này, thứ khiến người ta phấn khích chính là được thử thách tốc độ và sự tinh nhạy của bản thân. Thắng hay không chỉ là lý thuyết nhạt nhòa.