Ở từng độ tuổi người ta chơi game khác nhau thế nào?

Ai đó nói “Trong nhiều trường hợp, tuổi tác không là vấn đề”. Đây dường như cũng là câu trả lời cho thắc mắc một người sẽ chơi game tới năm bao nhiêu tuổi.
 

Ở từng độ tuổi người ta chơi game khác nhau thế nào?

Chơi game, như tình yêu, không giới hạn tuổi tác

Còn nhớ độ trung tuần tháng 11, Nintendo trong một buổi phỏng vấn công bố báo cáo tài chính đã tiện thể công bố luôn vài con số thống kê, trong đó có đề cập đến số lượng người chơi ở từng độ tuổi.

Chơi game, như tình yêu, không giới hạn tuổi tác

Xem thêm: Tuổi nào đang dùng Switch nhiều nhất?

Người trẻ chơi game là chuyện bình thường, thanh niên, thiếu niên, rồi cả trung niên cũng không có gì lạ, nhưng ngạc nhiên là cả trẻ con dưới 5 tuổi và người ta cho là đã-già, trên 60 tuổi cũng còn chơi Switch.

Nếu bạn xem thêm vài thống kê nữa về độ tuổi chơi game, số liệu cũng cho thấy tương tự,

Số liệu thống kê trong quá khứ về người chơi game console qua các độ tuổi từ trang Endgadget

Số liệu thống kê trong quá khứ về người chơi game console qua các độ tuổi từ trang Endgadget

Thống kê lượng người chơi game console theo % độ tuổi từ trang Visual Capitalist

Thống kê lượng người chơi game console theo % độ tuổi từ trang Visual Capitalist

Có thể thấy dù trong độ tuổi nào, vẫn luôn có người chơi game, nhiều trường hợp còn là dân hardcore thứ thiệt. 

Có lần người viết vô tình lướt Reddit và xem được bình luận của một cụ ông đã 84 tuổi vào thời điểm đó.  Ông nói mình đã trên 80 nhưng tự cảm thấy chưa trưởng thành, và ông thích cảm giác “non nớt” đó.

Ông đã trải qua tuổi thơ dữ dội biết đến nhiều thứ mà người cùng thời chưa có dịp trải nghiệm. Như được dùng bản thử nghiệm beta của cho Microsoft Windows kể từ Windows 7 khi ở tuổi trung niên, mua xe thể thao phân khối lớn ở tuổi thanh niên, có phi cơ riêng ở tuổi tứ tuần và trước mắt ông giờ vẫn là 3 bộ console khủng nhất của hiện tại, còn cả dàn máy card đồ họa Nvidia tối tân nhất, màn hình cong tràn tường. 
 

nhiều trường hợp còn là dân hardcore thứ thiệt.


Ông kể về vài người bạn hiếm hoi còn sót lại của mình để rồi kết luận là cuối cùng chắc tôi vẫn chẳng thể nhấc bàn tay nhăn nheo của mình ra khỏi các phím bấm. Ông hy vọng trước khi qua đời sẽ được chơi một trò Tomb Raider hoàn toàn mới, hấp dẫn sexy hơn, ông đang định chơi thử VR nhưng sợ bị chóng mặt buồn nôn…

Đọc câu chuyện nhỏ này xong bạn nghĩ sao? Có thể xuất phát điểm không giống nhau, điều kiện và môi trường phát triển không giống nhau, nhưng nếu đã yêu trò chơi điện tử, có lẽ sẽ không có giới hạn về tuổi tác nào cho nó. 
 

Đọc câu chuyện nhỏ này xong bạn nghĩ sao?

Ở từng độ tuổi người ta chơi game khác thế nào?

Đã quá tuổi thiếu niên nên bản thân người viết không rõ các em nhỏ giờ chơi game thế nào. Nên tra một vòng các forum xem thử. Trẻ con ngày nay có cơ hội tiếp xúc với công nghệ rất sớm nên chuyện đến với game như một lẽ tự nhiên. Nhỏ xíu tầm 3-5 tuổi thì thường chơi game trên iPad vì dễ bấm hơn. Game thường chơi cũng thuộc dạng mô phỏng búp bê, mô phỏng đời sống đơn giản, vừa học vừa chơi là chính.
 

Ở từng độ tuổi người ta chơi game khác thế nào?


Sang tầm 5 tuổi trở lên, bắt đầu cuộc chơi trải dài hơn nhiều. Console, tay bấm đã trong tầm tay. Lúc này các bạn nhỏ bắt đầu tìm tòi chơi mấy trò chơi cao siêu hơn một chút. Tôi đã từng thấy rất nhiều em nhỏ dưới 10 tuổi say mê chơi Super Smash Bros, Splatoon, Goat Simulator. Nhìn chung là các trò chơi mang tính trải nghiệm, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bắt đầu thể hiện cá tính, cái tôi nhiều hơn. Tất nhiên cũng bao gồm tính cạnh tranh với hình thức vui vẻ, thoải mái, kiểu nào cũng tiếp cận được. 
 

Sang tầm 5 tuổi trở lên, bắt đầu cuộc chơi trải dài hơn nhiều


Nhưng thi thoảng tôi cũng bắt gặp vài đứa con của mấy người bạn, dưới 10 tuổi ôm tay bấm chơi Fortnite, Overwatch, Zelda, Pokemon… Có thể thấy ở độ tuổi gần 10 trở lên, nhu cầu thử sức với các trò chơi mới, có chiều sâu trở nên nhiều hơn. Con nít giờ nhìn chung lớn hơn bị nhanh, nên việc hòa nhập với các game hơi người lớn như này cũng không phải lạ. 
 

Nhưng thi thoảng tôi cũng bắt gặp vài đứa con của mấy người bạn

Nhưng thi thoảng tôi cũng bắt gặp vài đứa con của mấy người bạn


Rồi lớn hơn chút, tầm cấp 2, cấp 3, đại học. Khoảng thời gian này, nếu thích chơi game, thì không thể đếm xuể số lượng thể loại mà thanh thiếu niên sẽ dành thời gian tìm hiểu. Đây là giai đoạn một người trẻ có thể tự định hình sở thích, thói quen và cá tính chơi game của mình. Một số có xu hướng thu gọn phạm vị chỉ chơi trong vòng một hay hai thể loại mình thích. Nhóm khác thích trải nghiệm theo diện rộng, khám phá đủ mọi khía cạnh khác nhau của thế giới trò chơi. Dù theo cách nào, trong độ tuổi này hầu như không có giới hạn về cách chơi game.
 

Rồi lớn hơn chút, tầm cấp 2, cấp 3, đại học


Thời gian sau khi ra trường, bắt đầu đi làm, nhiều người chọn dừng lại một chút để có thời gian tập trung cho bước ngoặt lớn của cuộc đời. Phần nhiều trong số đó sẽ quay lại khi công việc đã tạm vào guồng, số ít sẽ chuyển hẳn sang một thú vui khác và tạm quên đi sở thích chơi game từ bé của mình. 
 

Thời gian sau khi ra trường, bắt đầu đi làm, nhiều người chọn dừng lại


Với những ai giữ nguyên vẹn niềm đam mê gaming, họ sẽ bắt đầu tìm ra các cách khác nhau để thưởng thức game, ngay trong những tình huống bận rộn, nhiều áp lực nhất. 

Xem thêm: Làm gì khi quá bận rộn nhưng vẫn muốn chơi game?

Dù sao đi nữa, ở độ tuổi này người ta đã thật sự biết mình muốn gì, thích gì, cần gì, giỏi cái nào, không nên thử cái nào. Nhu cầu chơi game chuyên sâu hơn, cách chọn game để chơi khắt khe hơn, đòi hỏi nhiều hơn. Cả việc chọn phụ kiện để dùng khi chơi game cũng thường theo hướng tập trung vào tính năng nhiều hơn là thời trang, cá tính hay cool ngầu. 
 

Dù sao đi nữa, ở độ tuổi này người ta đã thật sự biết mình muốn gì, thích gì, cần gì, giỏi cái nào, không nên thử cái nào


Lớn hơn một chút, thường gamer sẽ có xu hướng chọn các trò chơi ăn chắc mặc bền. Họ ít bị lung lay bởi các mẫu quảng cáo, tin tức gaming với hàng loạt các tựa game mới ra. Thay vào đó đa số sẽ tập trung khai thác chiều sâu của các trò chơi yêu thích. Họ cũng không phải lúc nào cũng chơi game bom tấn, Indie hay bất kỳ một game nhỏ nào chỉ cần hợp gu, có khả năng chơi lại nhiều là có cơ hội đi đường dài cùng nhau.
 

Lớn hơn một chút, thường gamer sẽ có xu hướng chọn các trò chơi ăn chắc mặc bền


Qua giai đoạn này, bước sang tuổi 40 trở lên, theo tham khảo của người viết đến một số anh lớn hay tụ tập chơi chung, người ta có thể vẫn online bắn súng đùng đùng, lập guild chiến đấu như điên trong một trận battle. Nhưng cuối ngày, thật ra con game được chơi đi chơi lại nhiều nhất lại thường là những tựa game đơn giản tới không ngờ. Có thể không đúng với tất cả nhưng ít nhất theo những gì mình quan sát. 
 

Qua giai đoạn này, bước sang tuổi 40 trở lên


Đúng là càng lớn tuổi người ta càng chuộng những điều đơn giản, ít dụng tâm suy nghĩ, ít đau đầu, ít phải đào sâu suy nghĩ về ẩn ý cốt truyện này kia. Dường như khi bạn đến tuổi này, chơi game đúng nghĩa là để CHƠI. 

Tầm 50 - 60 tuổi, thói quen chơi game càng đặt nặng yêu cầu giải trí. Chơi game phải vui. Một số chú cao tuổi mình biết còn đặt ra tiêu chí chọn game hơi lạ: cái nào con cháu phải chơi cùng được mới chọn. Thì ở tuổi đó, bạn có thể đã là một ông bố trong nhiều năm, vài người còn có cả cháu nữa. Nên suy nghĩ chọn game như vậy cũng dễ hiểu.
 

Tầm 50 - 60 tuổi, thói quen chơi game càng đặt nặng yêu cầu giải trí


Không có giới hạn tuổi tác, không có điểm dừng cho những khám phá, chỉ là với từng độ tuổi khác nhau, người ta sẽ mưu cầu những thể nghiệm khác đi một chút, để hợp hơn với tâm sinh lý mỗi giai đoạn. Sao cũng được, khi đã có tình yêu dành cho gaming, miễn còn game là còn đam mê. 

Còn bạn, bạn đang ở độ tuổi nào, bạn đang chọn game nào để chơi. Chia sẻ cùng nShop nhé.