CUPHEAD - 6 điều bạn có thể chưa biết về trò Indie kỳ lạ nhất mọi thời này

Đứa trẻ ở nhà dạo gần đây mê mệt với series The Cuphead Show trên Netflix. Thế là ông bố trẻ của nó cũng tìm tìm chơi lại con game indie nổi tiếng này dù trước giờ chỉ toàn chơi game bắn súng.

Chơi xong rồi tự chìm đắm trong thế giới hoạt hình thập niên 80 đầy mê muội này luôn.

Xem thêm: Top 15 game Indie bán chạy nhất trên Nintendo Switch năm qua

CUPHEAD - 6 điều bạn có thể chưa biết về trò Indie


Nhân một ngày giữa tuần mưa bão khắp nơi, ngồi chơi vài tiếng Cuphead xong mở tìm đọc toàn bộ các facts về trò chơi này, thấy hay quá nên gom lại chia sẻ cùng các bạn.

Xem lại Trailer game Cuphead tại đây

1/ CUPHEAD - Trò chơi nhỏ, tầm ảnh hưởng lớn

Cuphead là một trò phiêu lưu giải đố indie khó có tiếng, có thể khiến cả các cao thủ chơi game “ăn hành”. Cuphead là điển hình của nhóm game indie thành công vượt bậc, ra khỏi cả sự mong đợi của chính người làm game. 

Từ lần đầu tiên xuất hiện trong E3 2014, Cuphead đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng truyền miệng trong giới truyền thông và vô số game thủ. Ai cũng mong chờ ngày chính thức phát hành của trò chơi. 

Rồi ngày 29 tháng 09, 2017 đáng nhớ ấy cũng đã đến. Bao con dân đã lập tức đắm chìm khi vừa chạm tay điều khiển Cuphead và Mugman trên đường hạ gục hàng loạt con trùm kỳ cụ, khó chịu và khó nhằn. Trò chơi đã bán được hơn một triệu bản chỉ trong vòng hai tuần sau khi phát hành
 

CUPHEAD - Trò chơi nhỏ, tầm ảnh hưởng lớn


Cuphead là trò platformer bắn súng hành động, trong đó bạn có thể nhảy, nhắm, bắn phá, chạy khắp nơi, có thể chơi đơn/ co-op đều được trong một câu chuyện hoạt hình cảm hứng cartoon những năm 1930. Toàn bộ nhạc trong trò chơi đều theo phong cách jazz nguyên bản, hình ảnh thì được vẽ tay hoàn toàn. Lối chơi thì biến hóa thôi rồi. 

Đặc biệt, Cuphead là một trò siêu khó, Nó không phải kiểu đi theo cảnh rồi kết cảnh với một con boss, mà bạn có thể bị con boss xuất hiện bất thình lình trước mặt và làm khó đủ điều bất cứ lúc nào. Có những con boss biến hóa rất nhiều giai đoạn, qua nhiều hình thái khác nhau, làm điêu đứng cả những tay gamer lão làng nhất.

2/ Nhóm phát triển gốc đầu tiên chỉ có 2 người

Nhóm phát triển gốc đầu tiên chỉ có 2 người


Đó là hai anh em. 

Năm 2013, nhóm phát triển đầu tiên của Cuphead chỉ vỏn vẹn 2 thành viên - hai anh em ruột Chad & Jared Moldenhauer. 

Sau đó, đội 2 người đã nhiều lên và thành lập hẳn một studio với tên gọi MDHR. StudioMDHR còn rất nhỏ và mới tinh khi Cuphead bắt đầu phát triển, một số thành viên ban đầu của nhóm là bạn bè cá nhân của anh em Moldenhauer. 
 

hai anh em ruột Chad & Jared Moldenhauer


Cuphead được bắt đầu làm từ 2010. Thật ra hai anh em đã có ý tưởng ban đầu và muốn làm một trò tương tự Cuphead từ những năm 2000 lận, nhưng lúc đó chưa đủ tiền. Nhưng có một trò chơi có ý tưởng kỳ quặc là Super Meat Boy đã nổi lên quá thành công vào năm 2010. Đây đã là một động lực rất lớn khiến cả hai anh em quyết tâm bỏ đi mọi rào cản vào theo đuổi dự án đầy đam mê của mình. 
 

Cuphead được bắt đầu làm từ 2010


3/ Phong cách nghệ thuật của Cuphead gợi nhớ phim hoạt hình những năm 1930

Bất cứ ai vừa nhìn thấy Cuphead đều bị con game này mê hoặc, đảm bảo. Phong cách nghệ thuật của trò chơi này quá độc lạ, không đụng hàng với bất kỳ game nào trước hoặc cả sau này. 

Tái hiện xuất sắc phong cách phim hoạt hình cũ của những năm 1930, từ hàng loạt các tác phẩm hoạt hình của các họa sĩ tiếng tăm như Max Fleischer, người đã vẽ các nhân vật như Betty Boop và Popeye the Sailor. Đồng thời còn là cảm hứng từ loạt phim hoạt hình xưa của Walt Disney và các tập phim về Mèo Felix. Đó, Cuphead giống như bước ra từ cùng thế giới ấy.
 

Max Fleischer, người khơi gợi cảm hứng lớn cho đội ngũ Cuphead

Max Fleischer, người khơi gợi cảm hứng lớn cho đội ngũ Cuphead

Nói về lý do chọn phong cách nghệ thuật này, nhà phát triển đã cho biết

“Hai anh em tôi đều mê phim hoạt hình vẽ tay thời xưa của Disney và của studio như Fleischer, ComiColor, Van Beuren, Columbia Pictures, Copley Pictures. Nên tụi tui đã làm cả đống thứ để tái hiện lại vẻ đẹp những năm 1930 này. 
 

Hai anh em tôi đều mê phim hoạt hình vẽ tay thời xưa của Disney


Cuphead cũng có phần âm nhạc đáng nể. Toàn bộ bài nhạc phong cách jazz của trò chơi được xử lý nghệ sĩ điêu luyện kiêm nhà soạn nhạc tài ba Kris Maddigan. Kris đã làm việc với môt ban nhạc lớn 13 thành viên, một ban nhạc 10 thành viên và nhiều nhạc sĩ khác nữa để tạo ra một thứ âm nhạc cực kỳ đáng nhớ gợi lại thời kỳ 1930 cho trò chơi. . Nhờ vậy, Cuphead lần nữa được nâng tầm. 

Xem thêm: Những nàng tiên cá trong game 

4/ Cốt truyện cực đơn giản nhưng dẫn dắt qua muôn vàn khổ ải

Nhân vật chính trong trò chơi là Cuphead, cùng người anh em của mình là Mugman. Cả hai đã cược với ma quỷ. Để trả được món nợ này Cuphead hoặc Cuphead cùng Mugman (trong chế độ co-op) sẽ phải tiêu diệt một loạt những kẻ xấu đáng sợ theo yêu cầu của tên quỷ đại ma đầu. 
 

Cốt truyện cực đơn giản nhưng dẫn dắt qua muôn vàn khổ ải


Cuphead có lối chơi hấp dẫn là vì trận đánh trùm nào cũng khó lường. Tuy khó đó nhưng người chơi có 1001 cơ hội không giới hạn để hạ gục kẻ thù. Bạn cũng có thể giữ lại bất kỳ món vũ khí nào đã có giữa mỗi lần chết đi sống lại. Cuphead và Mugman lại còn có thể bắn một số loại đạn nhất định (như bắn sữa chẳng hạn). 

Nhìn chung về lối chơi, nhà phát triển cũng khẳng định Cuphead đã có được rất nhiều ý tưởng hay từ gameplay của các trò chơi cổ điển nổi tiếng như Gunstar Heroes, Contra III, Super Mario World, sê-ri Thunderforce và Street Fighter III.
 

Cuphead có lối chơi hấp dẫn là vì trận đánh trùm nào cũng khó lường

5/ Sao lại là “Cuphead”?

Ý tưởng cho nhân vật chính Cuphead đến từ một đoạn phim hoạt hình cũ của Nhật. Trong phim hoạt hình ngắn năm 1936 tên Evil Mickey Attacks Japan, có một nhân vật phần đầu là một chiếc cốc khổng lồ. 
 

Sao lại là “Cuphead”?


Cuphead được tạo hình dựa trên công thức này, nhưng thay vì một khối vuông, chúng ta có một cách tách với ống hút là đầu, thân hình tay chân giống như người. Chung quy rất đáng yêu.

Trong Cuphead, bạn không chỉ có một nhân vật chính, còn một nhân vật gần chính khác là Mugman, là bạn, là anh em chí cốt của Cuphead. Để dễ phân biệt, Cuphead có màu đỏ, Mugman có màu xanh biển.
 

Cuphead được tạo hình dựa trên công thức này


6/ Cuphead không chỉ có trùm và trùm

OK Cuphead nổi tiếng vì có quá nhiều con trùm. Mỗi con lại một kiểu khác nhau. Nhưng ngoài chiến trùm, game này còn có một số đoạn platforming ngắn kết hợp với gameplay. Theo ước tính có khoảng 75% thời lượng đánh trùm, còn 25% là đi cảnh.
 

Cuphead không chỉ có trùm và trùm


Phần duy nhất kỹ thuật số trong hình ảnh của cuphead là khâu Tô màu. Các nhà phát triển kỳ công tới độ định tô màu bằng tay cả game, nhưng sau đó họ thử thêm tô màu kỹ thuật số và thấy không khác nhau mấy. Cuối cùng đã chọn tô màu bằng máy để tiết kiệm thời gian phát triển.
 

Phần duy nhất kỹ thuật số trong hình ảnh của cuphead là khâu Tô màu