Bàn về các nỗi sợ phi lý - phobia trong game

Phobia, hay còn gọi là nỗi ám ảnh, là cảm giác sợ hãi phi lý một điều gì đó đôi khi không thật sự nguy hiểm trong thực tế, như chứng sợ lỗ, sợ độ cao, sợ vách ngăn, sợ không gian hẹp, sợ đi máy bay…
 

Phobia, hay còn gọi là nỗi ám ảnh, là cảm giác sợ hãi phi lý một điều


Nhiều phobia tồn tại có thể không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của một người. Ví dụ bạn sợ những con vật trơn nhớt như rắn chẳng hạn thì nếu ở một nơi không có các loại côn trùng hay bò sát kiểu này, bạn vẫn thấy bình thường, thậm chí còn không nhận ra mình có phobia này.
 

Nhiều phobia tồn tại có thể không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của một người


Tuy nhiên vài trường hợp khác, phobia có thể lớn lên thành nỗi ám ảnh nếu một người phải thường xuyên đối diện với các tác nhân gây ra nỗi sợ. Trong trường hợp này, đôi khi các trò chơi điện tử có tác nhân phobia có thể giúp họ xoa dịu. Lý tưởng hơn còn có thể dần giúp một người thoát khỏi nỗi sợ hãi tâm lý đè nặng nơi họ. 

Xem thêm: Trò chơi điện tử, liều thuốc cho khối óc và trái tim

Như trường hợp một anh chàng agoraphobe (sợ khoảng trống) bình thường không dám một mình tham quan một thành phố lạ nhưng lại có thể thấy tâm trạng dần tốt hơn khi chu du khám phá hàng loạt các vùng đất hoang dã của Skyrim. 
 

một anh chàng agoraphobe (sợ khoảng trống) bình thường


Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại. Nhiều nhà phát triển đã tích cực  khai thác các phobia một cách tài tình, khuếch trương chúng lên thành các nỗi sợ tầm cỡ và tạo nên những trò chơi kinh hãi để đời. Mỗi nhà phát triển sẽ có cách nhìn và xử lý riêng, tùy mục đích của game. Vậy họ đã làm điều đó thế nào, và chúng thật sự có hiệu quả cho trò chơi?

Xem thêm: Nhà phát triển game là gì? Phân loại nhà phát triển game?

Phobia được kích hoạt trong trò chơi theo cách nào?

Nếu bạn search thử một vòng về các phobia trong game, có lẽ cũng sớm tìm thấy câu trả lời đồng cảm từ rất nhiều người chơi. Đa phầu đều cho rằng các trò chơi hành động, kinh dị điển hình khai thác rất tốt mọi khía cạnh phobia từ người chơi, để mang lại cảm giác thật sự chìm vào trong thế giới ảo của game. 
 

Phobia được kích hoạt trong trò chơi theo cách nào?


Phobia được kích hoạt trong một game có 2 trường hợp. Một là vô tình. Hai là cố ý. Vô tình là trong quá trình làm game  do không lường trước được các phobia xung quanh mình, nhà phát triển đã vô tình làm ra những chi tiết có thể dấy lên nỗi sợ của một nhóm người chơi tiềm năng mà bản thân họ không hề biết. Kích hoạt thụ động dạng này hầu hết làm ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và thường nhà phát triển khi nhận ra vấn đề sẽ cần update cách xử lý phù hợp nếu muốn trò chơi của mình nhân rộng trong cộng đồng.
 

Phobia được kích hoạt trong một game có 2 trường hợp


Nhóm thứ hai là các trò chơi cố ý men theo các phobia phổ biến để khuếch đại cảm giác “đắm chìm”, sợ hãi và lo lắng thật sự nơi người chơi. Kích hoạt chủ động này thử thách lớn nhất chính là tìm ra điểm dừng phù hợp. Nếu đi quá đà sẽ phản tác động và gây hiệu ứng tiêu cực nơi cảm nhận người chơi. Nếu không đủ đô sẽ trở nên nửa vời.

Tình huống bị động là bất đặng đừng. Nên ở đây ta bàn tới các trường hợp kích hoạt phobia trong game một cách chủ động.

Lấy ví dụ một trong các phobia phổ biến nhất hiện nay: Thalassophobia - chứng sợ nước sâu. Nếu bạn để ý thì đây cũng là một trong các nỗi sợ được nhiều trò chơi khai thác nhất, kể cả những trò không mang yếu tố kinh dị. 

Xem thêm: Top game kinh dị dành cho người mới nhập cuộc

Đó có thể là một vùng nước sâu tại điểm nào đó trong khu vực bản đồ bạn đi qua, hoặc có thể chỉ là vũng nước nhỏ nhưng đục ngầu không nhìn thấy đáy. Các game như Subnautica đã khai thác rất tốt nỗi sợ này để tạo nên một trò chơi đáng sợ nhưng đầy hấp lực với nhiều người.
 

Subnautica đã khai thác rất tốt nỗi sợ này để tạo nên một trò chơi


Hay hội chứng sợ nhện Arachnophobia đã được đẩy lên một tầm cao mới trong trò chơi Limbo. Vô số cẳng chân dài ngoằn cong queo, chuyển động lệch lạc khó lường của loài giống nhện khổng lồ trong Limbo đã khiến nhiều người chơi khóc thét, kể cả bạn có đang mắc chứng Arachnophobia hay không.
 

Hay hội chứng sợ nhện Arachnophobia đã được đẩy lên một tầm cao mới trong trò chơi Limbo.


Hoặc các kẻ thù Headcrabs trong Half-Life 2 với vẻ ngoài giống như nhện tarantulas đột biến cũng gây nên cao trào ám ảnh cho rất vô số người. Nhưng nhờ vậy họ sẽ cuống cuồng hết sức chống trả hoặc tìm ra đủ mọi cách để qua được kẻ thù này, vô tình thúc đẩy tiến trình chơi nhanh hơn.
 

kẻ thù Headcrabs trong Half-Life 2


Với ai mắc chứng Acrophobia, sợ độ cao, cũng là một yếu tố thường được tận dụng trong game. Bạn đã thấy quá nhiều tình huống liên quan đến leo trèo lên các đỉnh núi cao cực dốc hoặc phải giữ thăng bằng trên một tảng đá trên chóp núi… Như Dying Light đã có màn biểu diễn “cẩu huyết” giữa nhân vật chính và các tòa nhà chọc trời trên cao. Đáng sợ quá mức với nhiều người mắc chứng sợ độ cao. 


 

Với ai mắc chứng Acrophobia, sợ độ cao, cũng là một yếu tố thường được tận dụng trong game


Nhưng Dying Light đã khuyến khích người chơi vượt qua nỗi sợ của chính mình bằng cách không đưa ra các giá phải trả nào kể cả khi bạn bị ngã xuống từ độ cao đó. Điều này đã khiến người chơi bình tâm lại từ từ và bắt đầu thưởng thức trò chơi với nhịp độ vốn có.

Aliens vs Predator 1 và 2 cũng vậy. Bạn có thể rơi từ bất kỳ độ cao nào mà không hề suy suyển gì.  Tuy vậy chính cảm giác không muốn đối mặt một lần nào nữa với phobia của chính mình đã tạo động lực cho game thủ vượt qua các thử thách này nhanh hơn.
 

Bạn có thể rơi từ bất kỳ độ cao nào mà không hề suy suyển gì


Nhiều trò chơi khác lại khai thác nỗi sợ bị cô lập - monophobia, isolophobia, hoặc eremophobia. Như Minecraft hay các trò chơi chiến đấu zombie trong thế giới đã bị hủy diệt cũng luôn nhắc nhở cho người chơi họ đang đơn-độc-một-mình trong khung cảnh quá rộng lớn xung quanh. Điều này với người mắc chứng sợ cô lập là một quá trình đau khổ tạo sự căng thẳng không hề nhỏ nhưng đầy kích thích trong trò chơi.
 

Nhiều trò chơi khác lại khai thác nỗi sợ bị cô lập


Những ví dụ trên cho thấy, dù cố ý hay vô tình, nhiều trò chơi cũng đã thực sự bấm nút kích hoạt cho các phobia nơi nhiều người chơi. Nếu dừng lại đúng lúc, đó sẽ là động lực lớn để người chơi vượt qua nhiều cảnh nguy hiểm. Nếu không dừng lại kịp thời, nó sẽ là rào cản giết chết ý chí của người chơi. 

Vậy làm cách nào để biết đâu là điểm dừng. Và nhà phát triển đã đưa ra các giải pháp xoa dịu nào để game của mình trở nên thân thiện hơn với nhiều người mắc các chứng phobia?

Giải pháp từ nhà phát triển để giúp người chơi vượt qua phobia của chính mình

Tất nhiên không thể để một trò chơi tiêu ngốn quá nhiều công sức, thời gian và tiền của phát hành để rồi bị khựng lại vì có quá nhiều yếu tố gây ám ảnh với số người chơi ngày càng nhiều phobia. Các nhà phát triển, trong suốt quá trình làm việc, đã luôn sáng suốt nhận diện các tình huống phobia điển hình, và đưa ra các biện pháp cần thiết để game làm ra trở nên thân thiện hơn với nhiều người mắc chứng phobia.
 

Giải pháp từ nhà phát triển để giúp người chơi vượt qua phobia của chính mình


Cách đầu tiên chính là Đưa ra các tùy chọn. Thay thế, xóa, chỉnh sửa một số mô hình trong trò chơi, đổi hình dạng NPC hoặc kẻ thù đáng sợ. Ví dụ Chế độ không có nhện dành cho arachnophobes, chế độ không có rắn dành cho người có hội chứng Ophidiophobia.

Về mặt kỹ thuật, việc này làm được nhờ xóa đi hoàn toàn tất cả các kẻ thù có hình dạng gây ám ảnh với một nhóm người chơi nào đó, và sau đó thay thế bằng các kẻ thù hiện có trong trò chơi.

Ví dụ trường hợp của Half-Life, con nhện như Headcrabs có thể được thay thế bằng Houndeyes, và những Zombie có thể được thay thế bằng Vortigaunts.

Con Headcrabs  trong Half Life này

Con Headcrabs  trong Half Life này

Đã được thay bằng Houndeyes

Đã được thay bằng Houndeyes

Hoặc họ sẽ thay thế các mô hình thiết kế bằng một thứ có cơ chế hoạt động giống như phần nhìn lại khác hẳn. Ví dụ nhện khổng lồ có thể thay bằng một con cua khổng lồ. Rắn có thể được thay bằng một con sâu, dơi thì có thể thay bằng chim săn mồi…

Dĩ nhiên các tùy chỉnh này đều đòi hỏi nhiều công sức hơn từ nhà phát triển nhưng bù lại doanh thu bán hàng tăng lên, danh tiếng về tầm nhìn nhân văn của hãng cũng lên hương. Tốt cho tất cả các bên.

Một phương án thứ hai được đưa ra để các trò chơi lớn tránh được ám ảnh phobia quá đà chính là mở ra Cộng đồng Mod cho trò chơi. Chính người chơi có trình sẽ là người nhận diện các nỗi sợ trong trò chơi và làm ra các bản mod phù hợp cho người cùng cảnh ngộ.

Cách làm khác nữa chính là tạo ra các tình huống để biến các màn chơi có khả năng gây ra phobia nặng trở thành Optional, nghĩa là có thể chọn đi vào trải nghiệm hoặc không.

Ví dụ trường hợp của nhiệm vụ phụ Go Fish trong The Elder Scrolls IV: Oblivion. Nếu bạn vượt qua nhiệm vụ phụ này thì phần thưởng của nó cũng không phải là tối cần thiết để đi đến kết thúc của trò chơi. Không làm nhiệm vụ phụ thì cũng không bị bất kỳ trừng phạt nào. Nhờ vậy các Thalassophobes sợ biển nước có thể bỏ qua nhiệm vụ này. 
 

ám ảnh phobia quá đà chính là mở ra Cộng đồng Mod


Một phương thức khác, chủ động hơn, ngày càng được ưa chuộng bởi các nhà phát triển vì không tiêu hao thêm quá nhiều nguồn lực, chính là cho phép người chơi Tự thay đổi thông số cụ thể trong trò chơi. 

Ví dụ nhé. Tùy chọn cài đặt đồ họa “Full Bright” sẽ giúp người bị ám ảnh với bóng tối như mắc hội chứng Nyctophobes và Scotophobes vượt qua được các vùng tối ám ảnh trong trò chơi. 
 

Tùy chọn cài đặt đồ họa “Full Bright” sẽ giúp người bị ám ảnh với bóng tối

Nhện đã “biến hình” ở Full bright mode

Nhện đã “biến hình” ở Full bright mode

Hoặc tùy chọn “clearwater” sẽ giảm thiểu các biến dạng mặt nước gây ra, nhìn thấy được tận đáy đại dương hoặc đáy một vũng nước nhỏ, sẽ rất có ích cho người mắc chứng Thalassophobia (sợ nước). 

Một số nhà phát triển tuy không đưa tùy chọn trực tiếp vào trò chơi nhưng cho phép người chơi truy cập được bằng các lệnh từ trang web nhà phát triển hoặc các tài liệu hướng dẫn trò chơi. Gamer mắc các chứng phobia đặc biệt nhờ đó có thể bỏ qua các phần trong game khiến cho họ không thể chịu đựng nổi. 

Vài game hành động nhập vai còn cho phép chọn Chế độ góc nhìn thứ ba trong một trò chơi góc nhìn thứ nhất. Điều này giúp giảm thiểu các tương tác chấn động và cảm giác quá thực khi chơi ở góc nhìn thứ nhất, thông qua tạo một lớp ngăn cách giữa các sự kiện trên màn hình với người chơi. Người chơi lúc này cảm nhận rất rõ các tình huống đang xảy ra với nhân vật của mình chứ không phải bản thân mình, do vậy đỡ sợ hơn.
 

Góc nhìn thứ ba trong trò chơi góc nhìn thứ nhất

Góc nhìn thứ ba trong trò chơi góc nhìn thứ nhất

Nên làm gì nếu bạn là một gamer đang mắc phải một chứng phobia nào đó?

Nếu bạn hoặc người nào bạn biết, thích chơi game, nhưng đang gặp phải hội chứng phobia không thể vượt qua được, bạn nên làm gì? Sau đây là một số gợi ý từ các nhà phát triển game kỳ cựu:

- Tăng độ sáng / gamma trong các vùng tối.
- Bật chế độ góc nhìn người thứ 3 tùy chọn.
- Tránh đeo tai nghe hoặc sử dụng thiết lập loa âm thanh vòm.
- Tắt phản hồi xúc giác (từ controller chẳng hạn)
- Bật đèn, mở rèm vào ban ngày đặc biệt hợp với các bạn có chứng sợ bóng đêm và sợ không gian hẹp
- Ngồi chơi trên giường nếu bạn gặp chứng sợ độ cao. Một cảm giác êm ái bềnh bồng vững chắc ngay dưới chân sẽ lôi bạn trở lại với thực tại và không bị nỗi sợ độ cao trong game nhấn chìm.
- Tắt nhạc trong game và thay vào đó bằng bài nhạc mình yêu thích, được khuyên nhất là các âm thanh white noise thư giãn vì nó làm giảm nhịp tim và giảm độ căng thẳng khi chơi game.
- Nghe đài, podcast, sách nói trong lúc chơi vì có thể xoa dịu nỗi sợ vì não bận chia sẻ sự tập trung vào một thứ khác ngoài game.
- Nếu bạn sợ cảm giác cô độc thì hãy chơi game ở một nơi đông người như trên xe bus chẳng hạn, hoặc trong phòng đang có nhiều người làm nhiều hoạt động khác. 
 

Nên làm gì nếu bạn là một gamer đang mắc phải một chứng phobia nào đó?


LỜI KẾT

Chính sự đắm chìm đã mang lại sự thành công cho nhiều trò chơi huyền thoại. Nhưng việc quá nhập tâm vào trò chơi cũng là nguồn gốc gia tăng các hội chứng phobia nơi người chơi. 

Chuyện gì nếu có giới hạn phù hợp và các cách giải quyết tiềm năng cũng tốt hơn cho các bên. Từ phía nhà phát triển từ khá lâu đã nhận thức được các vấn đề phobia và tìm cách xoa dịu chúng một cách chủ động. Từ phía người chơi, bạn cũng có thể hoàn toàn nhận ra được vấn đề của mình và tìm cách khiến chúng bớt căng thẳng hơn trước khi vào cuộc. Kết hợp cả hai hình thức này, rõ ràng phobia vẫn tồn tại đó, không mất đi đâu, nhưng chúng ta đã có cách hóa giải để thưởng thức trọn vẹn trò chơi yêu thích của mình.