Nhà phát triển game là gì? Phân loại và hiểu về các nhóm nhà phát triển game sao cho đúng?

Trò chơi điện tử không còn là thú vui giải trí đơn thuần nhỏ lẻ mà đã trở thành một ngành công nghiệp khủng nhiều thập kỷ nay. Người sáng tạo ra các trò chơi điện tử không ai khác hơn chính là các Nhà phát triển Game Developer. 
 

Nhà phát triển game là gì


Nhà phát triển game là gì?

Các nhà phát triển game - Game Developer có thể là một hãng lớn, với hệ thống nhân sự và tổ chức phức tạp, chia theo cơ cấu chức năng, phòng ban. Hoặc cũng có thể chỉ là một hay một vài cá nhân làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Dù với cách thức và số lượng nhân sự bao nhiêu thì nhiệm vụ cuối cùng của một nhà phát triển game là: Kết hợp mọi cách thức, phương tiện, kỹ năng và công nghệ để làm ra những video game có chất lượng, thỏa mãn mục tiêu ban đầu được đề ra của hãng và nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu. 
 

Các nhà phát triển game có thể là một hãng lớn


Đặc điểm của các nhà phát triển game

Cũng giống như các ngành công nghiệp, dịch vụ khác, lĩnh vực phát triển game có nhiều biến thiên theo thời gian. Do nhu cầu mở rộng, nhu cầu xâm nhập thị trường và làm mới sản phẩm, hay đơn giản là muốn có được vị thế cao hơn, bao quát hơn, các nhà phát triển game đã chọn cho mình các hướng đi lên khác nhau. Có thể kể ra một vài đặc điểm của các nhà phát triển game hiện tại như sau:

1/ Trường hợp nhà phát triển cũng chính là tác giả của một dòng máy chơi game nào đó

Như trường hợp Nintendo, vừa là nhà phát triển game danh tiếng, vừa là chủ sở hữu của console chơi game Nintendo Switch, Sony cũng là nhà phát triển game và là người làm ra thương hiệu máy PlayStation, Microsoft thì có sản phẩm game và là chủ quản của các dòng máy Xbox. Trường hợp này khá hiếm và hiện tại, còn tồn tại mạnh mẽ trên thị trường theo thể thức trên, chỉ có 3 hãng vừa kể.
 

Nhà phát triển Nintendo cũng là tác giả của Nintendo Switch

Nhà phát triển Nintendo cũng là tác giả của Nintendo Switch

Tên tuổi Sony thì gắn liền với máy chơi game PlayStation

Tên tuổi Sony thì gắn liền với máy chơi game PlayStation

Microsoft vừa sản xuất trò chơi vừa là chủ của máy chơi game Xbox

Microsoft vừa sản xuất trò chơi vừa là chủ của máy chơi game Xbox


2/ Nhà phát triển game chọn đi theo một thể loại trò chơi nhất định

Để tạo điểm nhấn lớn và sự khác biệt, theo quan điểm “the fewer the bigger - ít nhưng chất”, nhiều nhà phát triển game đã chọn đi theo hướng “chuyên môn hóa” các sản phẩm game của mình. Họ sẽ đi chuyên về một thể loại trò chơi nhất định dựa vào thế mạnh của mình (như trò nhập vai, bắn súng FPS hoặc chiến lược hoặc các dạng đi cảnh platformer phong cách pixel). 

Ví dụ Bungie chuyên về các dòng game FPS điển hình là series Halo

Ví dụ Bungie chuyên về các dòng game FPS điển hình là series Halo

Số khác lại tập trung vào việc làm ra các bản port game từ nền tảng này sang nền tảng khác (như chuyên làm game port cho Nintendo). Hoặc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để giúp những tựa game hay có cơ hội tiếp cập nhiều người chơi khắp nơi hơn. 
 

Để có được những bản port không tì vết trên các nền tảng khác, sẽ cần tới nhiều nhà phát triển game cứng cựa

Để có được những bản port không tì vết trên các nền tảng khác, sẽ cần tới nhiều nhà phát triển game cứng cựa


Một ít nhà phát triển lại chọn hướng đi làm ra các phần mềm bổ sung cho trò chơi, hoặc cao hơn là các DLC (bản mở rộng) của một game gốc nào đó. 

Tùy định hướng ban đầu và con đường phát triển cùng với những biến động bên ngoài, chức năng cụ thể của một nhà phát triển game trong thị trường trò chơi đều khác nhau và có thể thay đổi tùy theo tình hình vận hành của tổ chức.
 

Những bản DLC từ “người ngoài” đôi khi còn hay hơn bản gốc

Những bản DLC từ “người ngoài” đôi khi còn hay hơn bản gốc

3/ Studio phát triển, luôn cần nhưng không phải ai cũng có

Đa số các nhà phát triển game lớn đều có Studio phát triển game riêng. Như xưởng EA Canada của Electronic Arts, Radical Entertainment của Activision, Polyphony Digital và Naughty Dog của Sony… Các studio này được xem là độc quyền và mọi sản phẩm làm ra đều thuộc toàn quyền của hãng phát triển game tương ứng.
 

Radical Entertainment, một trong các studio độc quyền của hãng phát triển game Activision

Radical Entertainment, một trong các studio độc quyền của hãng phát triển game Activision

Song song đó, vẫn có rất nhiều trường hợp nhà phát triển game không có hẳn một studio riêng, do quy mô và các hoạt động độc lập tương đối nhỏ, điển hình là các nhà phát triển độc lập với số thành viên dưới 10 người.


Phân loại các nhà phát triển game

1/ Xét về vốn đầu tư

Về phương diện này, có thể chia các nhà phát triển game thành 3 nhóm:

  1. Nhà phát triển độc lập: là Nhà phát triển tự dùng vốn (sức người và tài chính) của bản thân, nôm na là tự thân vận động. Sản phẩm họ làm ra được gọi là cá trò chơi độc lập (indie game = Independent video game).
  2. Thường thì các hãng phát triển trò chơi sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ các nhà phát hành (Publisher). Đó có thể là hỗ trợ tài chính cho quá trình phát triển hoặc thường thấy hơn là hỗ trợ về mặt tiếp thị, truyền thông nhằm đưa game tới người dùng nhanh, hiệu quả và bài bản hơn. 
  3. Các nhà phát triển quy mô lớn kiêm nhiệm luôn công tác phát hành game ra thị trường

Tùy vào khả năng và định hướng phát triển, mỗi nhà phát triển game sẽ có cách thức riêng cho mình.
 

Xem thêm

 

Phân loại các nhà phát triển game


2/ Phân theo tính độc quyền

Dựa vào tính độc quyền có thể phân các hãng phát triển game thành 3 hình thức sau:

2.1/ Hãng phát triển bên thứ nhất - cấp độ độc quyền cao nhất

Các hãng phát triển này là một phần của công ty sản xuất mày trò chơi điện tử. Các sản phẩm do những hãng phát triển này làm ra sẽ hoàn toàn thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty máy trò chơi điện tử đó. 

Xem thêm:

Khi Xbox mua lại  Bethesda cũng đồng nghĩa tất cả các tài sản phần mềm và game của  Bethesda đều sẽ mặc nhiên là độc quyền của Xbox

Khi Xbox mua lại Bethesda cũng đồng nghĩa tất cả các tài sản phần mềm và game của  Bethesda đều sẽ mặc nhiên là độc quyền của Xbox


Thường các công ty máy trò chơi đã phải dùng một món tiền lớn để mua lại một studio trước khi biến nó thành hãng phát triển bên thứ nhất độc quyền của mình. Như trường hợp đình đám đầu năm là Microsoft (Xbox) mua lại Activision Blizzard 70 tỉ, trước đó là Bethesda 6 tỉ đô, Nintendo mua lại SRD studio vào tháng 3 năm nay. 
 

Bethesda 6 tỉ đô, Nintendo mua lại SRD studio vào tháng 3 năm nay


Mục tiêu của các hãng sản xuất máy chơi game lớn là tận dụng thế mạnh và tài năng (đôi khi là danh tiếng lớn) vốn có của các nhà phát triển trên để trở thành vũ khí sắc bén, tạo ra hàng loạt tựa game ăn khách trong tương lai. Hoặc thậm chí là tiếp nối, thừa kế các thành công vượt bậc trước đó của hãng phát triển game này (như trường hợp di sản khổng lồ của Acitvision Blizzard nay chắc chắn đã thuộc về Microsoft/ Xbox).
 

Sự kiện rầm rộ nhất năm của giới game có lẽ là thương vụ mua lại Acitvision Blizzard của Xbox

Sự kiện rầm rộ nhất năm của giới game có lẽ là thương vụ mua lại Acitvision Blizzard của Xbox

Xem thêm:


Việc tận dụng nhanh chóng, triệt để tiềm năng của các hãng phát triển thứ nhất này sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các thương hiệu máy chơi game, cả về phần cứng, phần mềm và sức mạnh thương hiệu.

Và chắc chắn là tiết kiệm được khối chi phí bảng quyền, giúp lợi nhuận cao hơn hẳn so với các game phải mua bản quyền từ một hãng phát triển bên ngoài.

2.2/ Hãng phát triển bên thứ hai

Thường đề cập tới các studio game nhận hợp đồng phát triển từ một công ty sở hữu nền tảng chơi game nào đó và phát triển ra các game độc quyền cho nền tảng. Các hãng phát triển bên thứ hai không được mua lại, không thuộc sở hữu và không bị bắt buộc phải làm ra toàn bộ game độc quyền cho một công ty máy chơi game (như ở trường hợp hãng phát triển bên thứ nhất).
 

Hãng phát triển bên thứ hai


Hãng bên thứ hai ngoài làm game độc quyền theo đơn đặt hàng thì còn tự làm game của họ trên các nền tảng tự chọn khác. Cho nên cái giá để một công ty nền tảng đặt ra để có được hai từ “độc quyền” thường khá cao. Và việc duy trì tính độc quyền sau khi kết thúc hợp đồng sẽ do thương lượng của các bên với nhau tùy vào tình hình thị trường lúc đó.
 

Hãng bên thứ hai ngoài làm game độc quyền theo đơn đặt hàng


Ví dụ: ban đầu HAL Laboratory ban đầu phát triển game cho máy tính cá nhân, sau đó hãng này thành một trong các hãng phát triển game bên thứ hai đầu tiên cho Nintendo và nhận nhiều đơn hàng phát triển độc quyền game cho máy chơi game Nintendo (từ Famicom tới hiện nay là Switch).

2.3/ Hãng phát triển bên thứ ba

Các nhà phát triển bên thứ ba có thể vừa tự sản xuất game cho mình, vừa có thể làm việc hợp tác với các công ty phát hành trò chơi điện tử. Thường đôi bên cùng đưa ra ý tưởng nhưng đa phần trọng lượng của ý tưởng phụ thuộc vào mức độ ra vốn của các bên (nhiều trường hợp nghiêng về phía nhà phát hành).
 

Jetpack Interactive là một trong số các nhà phát triển bên thứ ba nổi tiếng đã cùng Sony làm ra God of War

Jetpack Interactive là một trong số các nhà phát triển bên thứ ba nổi tiếng đã cùng Sony làm ra God of War


Nhà phát triển và nhà phát hành game trong mối quan hệ này, gắn kết với nhau bằng các hợp đồng cam kết chặt chẽ với nhiều điều khoản liên quan tới nền tảng, ngày phát hành, phương tiện truyền thông, các cột mốc chính, giá bán… Các cột mốc trong hợp đồng là cách để nhà phát hành theo dõi tiến độ của nhà phát triển và đưa ra các yêu cầu chỉnh sửa cần thiết đảm bảo cho tiến độ ra mắt của game. 
 

Nhà phát triển bên thứ ba và nhà phát hành game liên kết nhau bởi một hợp đồng làm việc chặt chẽ

Nhà phát triển bên thứ ba và nhà phát hành game liên kết nhau bởi một hợp đồng làm việc chặt chẽ

Xem thêm:


Tuy nhiên chính vì lệ thuộc khá nhiều vào nhà phát hành nên các hãng phát triển game bên thứ ba đôi khi khá bị động. Đã có nhiều trường hợp một tựa game bị nhà phát hành hủy giữa chừng hoặc ra mắt với doanh thu không như mong đợi đã dẫn tới tình trạng phá sản của một hãng phát triển thứ ba quy mô nhỏ. Chính vì ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nên nhiều hãng phát triển game từ khi bắt đầu có mặt, đã chọn cho mình hướng đi mới: trở thành nhà sản xuất độc lập.
 

Để trụ vững với tư cách là một nhà phát triển game bên thứ ba, là điều không phải dễ dàng

Để trụ vững với tư cách là một nhà phát triển game bên thứ ba, là điều không phải dễ dàng


2.4/ Nhà phát triển game độc lập 

Khác hẳn với các hình thức trên, đúng như tên gọi, nhà phát triển game độc lập không bị sở hữu, không có mối ràng buộc nào với các bên phát hành hay một công ty nền tảng. Và vì thế họ không phụ thuộc vào bất kỳ ai, tự do phát phát triển game của mình, tự phát hành dựa vào các công cụ truyền miệng và các biện pháp truyền thông online.

Xem thêm: Game Indie là gì? Top game Indie đáng chơi nhất cho game thủ

Yếu điểm của các nhà phát triển game độc lập là không có được ngân sách tiếp thị lớn cũng như được hưởng một quy trình marketing chuyên nghiệp, bài bản với quy mô lớn như khi thông qua các nhà phát hành lớn. 
 

Nhà phát triển game độc lập


Hệ quả tất yếu là sản phẩm dù hay hay chưa vẫn sẽ ít được nhiều người biết và trải nghiệm hơn. Nhưng đổi lại sức sáng tạo là vô hạn. Và việc không gắn với bất kỳ ai cũng tạo nên tâm lý trung dung hơn cho cả đội ngũ nhà phát triển game độc lập, giúp quá trình làm game thoải mái và trung lập nhất. 
 

Thường các nhà phát triển game độc lập có cấu trúc tổ chức đơn giản, thậm chí chỉ vài thành viên, kiêm nhiệm nhiều việc, và tự bỏ vốn làm tất cả mọi khâu

Thường các nhà phát triển game độc lập có cấu trúc tổ chức đơn giản, thậm chí chỉ vài thành viên, kiêm nhiệm nhiều việc, và tự bỏ vốn làm tất cả mọi khâu


Các nhà phát triển game độc lập thường không được xem trọng. Nhưng đó là chuyện trong quá khứ vì hiện tại các công ty nền tảng, tiên phong là Nintendo, đã làm ra rất nhiều chiến dịch và các buổi showcase (sự kiện Indie World hàng năm), giải thưởng để tôn vinh các game indie do những nhà phát triển game độc lập làm ra. Nhờ vậy game của họ rộng đường tiếp cận công chúng nhiều hơn, danh tiếng lớn mạnh hơn, đồng thời là động lực cổ vũ tinh thần rất lớn cho các hãng này. 

Nhờ các sự kiện tôn vinh game Indie mà các nhà phát triển game độc lập có nhiều “đường” hơn để tiếp cận đại chúng

Nhờ các sự kiện tôn vinh game Indie mà các nhà phát triển game độc lập có nhiều “đường” hơn để tiếp cận đại chúng

Bạn chắc cũng đã từng nghe hoặc chơi ít nhất một trò Indie nổi tiếng đấy: Doki Doki Literature Club, series Ori, Stardew Valley, The Outer Worlds, Hades, Among Us, Littlewood, Little Nightmare, Slime Rancher, Axiom Verge 2.. .và còn rất nhiều game hay ho khác nữa.

Xem thêm Top 15 game Indie bán chạy nhất trên Nintendo Switch năm qua

Hẹn các bạn trong một bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng xem tiếp Top các nhà phát triển game nổi nhất hiện nay nhé.

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên