Bạn chọn chơi game Offline hay Online, lý do vì sao?

Chơi game offline ở đây gồm luôn cả 2 hình thức: một là chơi game solo single player ngay từ đầu. Hai là chơi với các mode chơi PVE trong một game online service. Mình sẽ gọi chung là chơi game offline vậy. 

Xem thêm: Top bản Port game nhỏ và game indie mong chờ Switch năm 2023

Chơi game offline ở đây gồm luôn cả 2 hình thức


Call of Duty là game chiến đấu offline đầu tiên mình chơi. Lúc đó cháy bỏng một ước mơ một ngày được diện kiến mấy anh em cao thủ trong làng và so găng cùng họ trên cùng một chiến trường. 

Sau thời gian này thì các bạn biết rồi, hàng loạt game bắn súng online đổ bộ, với đủ mọi tiết tấu, cách thức, phong cách đồ họa và lối chơi khác nhau. Mình, cũng như bao bạn bè cùng thế hệ, đắm đuối lăn lê bò toài trong mấy chiến trường online ì đùng tiếng súng đó, có thời gian bỏ bê việc học chả đoái hoài ăn uống.
 

Call of Duty là game chiến đấu offline đầu tiên mình chơi


Nhưng giờ ở tuổi 30, mình lại đang quay về nhiều hơn với game offline các bạn ạ. Hỏi ra thì nhiều bạn, thường là đã qua thời gian chính chiến đáng kể, đều có cùng tâm lý. Khuynh hướng chuyển đổi này từ người chơi (và cả từ các nhà phát triển) rõ ràng là có lý do cả.

Mình sẽ bắt đầu với những lý do đẹp.

Chơi game offline đắm chìm sâu hơn

Sự thật là chơi game offline tập trung hơn nhiều. Chơi solo, bạn sẽ “nghe” được một câu chuyện từ đầu tới cuối, có thể thưởng thức giọng nói thâm trầm của các diễn viên lồng tiếng, được tự mình khám phá, chiêm ngưỡng thế giới tuyệt đẹp trong trò chơi. 

Cảm giác thế giới không còn là của riêng bạn trong trò MMORPG

Cảm giác thế giới không còn là của riêng bạn trong trò MMORPG

Trong khi đó chơi MMO chẳng hạn, việc xuất hiện người chơi khác ở cùng thế giới làm cho bạn bị phân tâm liền, cảm giác bị chia sẻ, bị mất tính riêng tư đó nói thật là rất khó chịu.

Cái bạn cần đôi khi chỉ là nhân vật chính và loạt NPC cá tính đặc sắc để tương tác thôi. Chứ không cần người chơi khác.

Game offline có động lực xây dựng thế giới có chiều sâu hơn nhiều

Bạn đã từng trải nghiệm những thế giới một người chơi xuất sắc Dungeon Land, Her Story, OverCooked, Stardew Valley… tất cả đều được xếp vào hàng di sản, và phần đông đều là game offline. 
 

The Witcher 2 đẹp ngộp thở, game offline điển hình cho một thế giới xuất sắc

The Witcher 2 đẹp ngộp thở, game offline điển hình cho một thế giới xuất sắc

Nhà phát triển khi đặt mục tiêu làm ra một game offline ngay từ đầu hoặc có chế độ chơi Story/ PVE trong một trò online, bản thân họ đã có sự tập trung nhất định để tự bản thân thế giới trong game có sức hút riêng, đủ cuốn người chơi hàng giờ vào đó. Thay vì tìm niềm vui từ băng nhóm đảng hội bên ngoài (cùng người chơi khác). 

Nhiều áp lực hơn, nhưng đồng thời đã tạo nên động lực. Kết quả chúng ta có rất nhiều viên ngọc offline cực kỳ sáng giá, chơi một lần nhớ mãi, hoặc thậm chí trở thành game “truyền thống” năm nào cũng phải chơi lại của một bộ phận gamer.

Ngẫm thử lại thì các trò chơi xuất chúng, hay từ bên trong, hình ảnh đồ họa khủng, chất lừ thì đa phần đều là game offline cả các bạn ạ. 

Chơi game offline hoặc PVE mang lại cho bạn năng lượng tích cực hơn

Trong bất cứ trò chơi FPS trực tuyến nào, từ Battlefield, COD, CSGO, Apex, PUBG, là người tịnh tâm cỡ nào đi chăng nữa, bạn cũng đều sẽ bị lây (hoặc bộc phát) các hành động, lời nói bạo lực, trở nên giận dữ khi bị thua. 

Cố gắng tới đâu cũng sẽ trở nên vậy đó các bạn. Cho nên cách tốt nhất để giữ tâm hiền lành, vui vẻ, giữ lấy năng lượng tích cực cho bản thân, đầu tiên bạn hãy chơi lại thử một trò offline thay vì chiến đấu online như hiện tại, hoặc chơi PVE thay vì PVP trong cùng một game.

Chơi game offline giúp bạn tránh xa “bm”- thái độ lồi lõm và toxic của người chơi khác

Dĩ nhiên là mình không chống đối xã hội. Nhưng thế giới người chơi trong game nó cũng giống ngoài đời vậy, luôn có người này người kia. Đấu tố, tranh hùng, chửi mắng, đổ thừa, phá game thô lỗ, quấy rối, đe dọa… đều có đủ cả, bên cạnh những người chơi đàng hoàng văn minh. Mộ game online gầy đội, bắn team sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những bad manner này nổ rộ như nấm sau mưa. Và dù có muốn bạn đôi khi cũng chẳng thể chọn được đồng đội hay đối thủ của mình, thành ra chịu trận với các thái độ lồi lõm này là hiện trạng trước sau gì cũng sẽ gặp.
 

Chơi game offline giúp bạn tránh xa “bm”- thái độ lồi lõm và toxic của người chơi khác


Chơi game offline là khi bạn tự rút chân ra khỏi các vùng đất toxic đó, hiền lành trở về với màn hình trò chơi, ung dung thưởng thức gameplay độc đáo của nó mà không nghe những âm thanh cuồng loạn bên ngoài.

Tâm trạng bạn sẽ tốt hơn nhiều đấy, đảm bảo.

Game offline không bị nặng nề trách nhiệm

Mình đã từng có ông anh sau tháng ngày bị toxic nặng nề vì game online đã buông thẳng một câu “gaming is like a job”. Nghĩa là chơi không còn thấy vui nữa. Mà thấy nó trách nhiệm quá nặng nề đi ấy. 

Bạn gánh team hay không thì bạn cũng phải coi trái phải thái độ tròn méo của mình, coi mình có phải là đứa ăn hại không, bị áp lực phải chạy theo đồng đội dù đang không hứng thú lắm, hoặc phải đi theo một chiến thuật nào đó mà leader đã bảo từ trước. Hoặc phải thức đêm cày lev, tăng đồ… Chơi như vậy đâu có vui nữa. Nó thành việc đi làm mất rồi.
 

Game offline không bị nặng nề trách nhiệm


Bên kia mặt trận, có thể vẫn là game solo từ đầu hoặc vẫn là game online service đó nhưng chơi PVE mode, bạn sẽ chẳng cần có trách nhiệm với ai hết. Cứ thoải mái tận hưởng niềm vui trong từng màn chơi. 

Và vì vậy bạn có thể làm những chuyện mà bình thường chơi PVP không làm được, như AFK chẳng hạn, hoặc đang đánh bỏ chạy đi đâu đó ngắm cảnh chỗ khác trong game chẳng hạn. Không có ai cấm cản bạn gì hết. Tâm thế luôn nhẹ tựa lông hồng.

Chơi offline có thể tự chơi theo cách của riêng mình

Mỗi người với cảm quan riêng sẽ có cách thưởng thức trò chơi và tốc độ chơi riêng. Game offline tôn trọng điều này. Dẫu bạn có giới hạn về thời gian, về số mạng, hay điểm sinh tồn đi chăng nữa thì chơi PVE với máy hoặc dùng Story Mode sẽ khiến bạn có vùng trời tự do của riêng mình. 
 

Chơi offline có thể tự chơi theo cách của riêng mình


Bạn sẽ có thể Halo trong vài ngày, hay vài tháng, có thể chiến Overwatch từ năm này sang tháng nọ, chẳng hề gì.

Đi nhanh chậm tùy ý, tự làm tự chịu, có thể thử nghiệm mọi chiến thuật tấn công, phòng thủ hoặc lén lút theo sở thích riêng, có thể làm vô số thứ điên rồi để tận hưởng trò chơi. Sự tự do, phóng khoáng và thoải mái đạt mức cao nhất. Đây chính là yếu tố căn bản tạo nên cảm giác “chơi game là phải vui” mà ta thường nghe nói tới.

Với các bạn yêu game đã có gia đình thì chuyện chọn game offline chơi luôn được ưu tiên hơn. Vì bạn cần dành thời gian cho gia đình, con cái, cho các hoạt động ý nghĩa khác. Lúc bạn thảnh thơi tí thì phần nhiều cũng đã mệt nhoài. Giờ bạn rảnh có khi người chơi khác lại đi ngủ mất tiêu, khó lòng tìm được đồng đội quen. Thời gian, sự tự do, tốc độ chơi trong một game offline hoàn toàn là của bạn và do bạn định đoạt.

Ở mặt trên bên kia, game online có những gì mà game offline không có?

Chơi game online nghĩa là bạn đang chơi có bạn bè, có bang hội, có cộng đồng, cảm giác chơi đôi khi vui vẻ nhộn nhịp hơn nhiều. 

Game online cũng có tính thể hiện cao hơn. Cảm giác gánh team không phải rất tuyệt vời sao. Cứ nghĩ tới việc bạn nhận được một lời khen từ đồng đội trong một pha cứu team thử sao? Vừa hãnh diện vừa sung sướng rơn người.
 

Ở mặt trên bên kia, game online có những gì mà game offline không có?


Chưa kể nội dung trong game online luôn cập nhật. Như tướng mới, trang phục mới, sự kiện, mode mới… Không như game offline mua rồi là kể như đóng thùng, chỉ gói gọn trong những gì đã có từ đầu. Game online mà còn là loại sống tốt nữa thì các “món ăn” thêm vào càng dồi dào. Khía cạnh này rõ ràng là game offline không thể so sánh được.

Nếu bạn đang muốn chơi một trò chơi mang tính cạnh tranh cao, có nhiều đất để thể hiện kỹ năng chơi game cao, có thể thi đua với người chơi khác, phô diễn kỹ năng chơi game thượng thừa của mình, game online là mảnh đất màu mỡ để làm chuyện này.

Nhưng đổi lại, game online lại hạn chế ở một số tố chất vừa kể trên. Kết quả là bản thân người viết đã chứng kiến kha khá bạn bè cùng lứa sau khi có vợ sinh con thì chuyển sang chơi game offline, với lý do chính là game offline nhanh, gọn, không phụ thuộc vào tính liên tục.

Xu hướng của nhiều gamer chuyên lẫn không chuyên là vậy, còn xu hướng của nhà phát triển thì sao?

Xu hướng từ nhà phát triển

Bản thân nhà phát triển cũng là gamer. Họ cũng từng chơi qua rất nhiều trò chơi và tự làm ra trò chơi yêu thích của mình. Họ cũng cảm nhận được những gì mình thích hay không thích ở cả hai lối chơi offline và online. Dĩ nhiên họ nhận ra thị trường game đang “đi là để trở về”, Online đã dần đi vào mệt mỏi, gamer bắt đầu tìm về lại với offline.

Xu hướng từ nhà phát triển

Tuy nhiên, Online service lại là cầu câu cơm hiệu nghiệm, bằng muôn vàn cách thức khác nhau. Cho nên xu hướng game online vẫn đang phát triển rầm rộ. Tuy nhiên mode chơi PVE trong các game online này ngày càng được quan tâm có phần nhiều hơn hẳn so với online. Dùng online service mua đồ, trao đổi hàng hóa, nâng cấp các thứ nhưng khi thưởng thức sẽ chơi với AI của máy. Đây chính là xu hướng bạn có thể thấy rõ nhiều nơi các trò chơi vài năm gần đây. 


Có thể bạn chưa nhận ra vẻ đẹp của offline vì bạn đang còn bận tương tàn trong thế giới online nhưng vào một độ tuổi nào đó, hoặc một giây phút nào đó chắc bạn sẽ có cùng suy nghĩ như mình, như một số anh em đã chuyển từ online sang offline, và rồi ở nguyên trong đó đắm chìm một mình. Mọi thứ đều cái hay của nó, game online hay vì nó là online. Nhưng chơi PVE hoặc một game thuần solo lại chính là xu hướng đi để trở về trong tương lai. Bạn có nghĩ giống mình không?