Top game AAA kinh phí phát triển cao nhất bên cạnh con số 120 triệu$ của Cyberpunk 2077

Nếu bạn nghĩ chỉ có bom tấn Hollywood mới tiêu tốn hàng trăm triệu USD thì những game đắt nhất từng được tạo ra này sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Cyberpunk 2077 là đại diện gần đây nhất với hơn 120 triệu USD!

top game aaa kinh phi khung cyberpunk 2077

Dự án càng lớn, càng có nhiều tài nguyên và nhân lực được đưa vào để phát triển trò chơi. Điều đó thường khiến các nhà phát triển vung tay hàng triệu USD. Với con số đã lên tới hàng trăm triệu để tạo ra những tựa game này, bạn có thể thấu hiểu được áp lực khi tạo ra một sản phẩm tương xứng sẽ khủng khiếp như thế nào.

Những tựa game AAA này là một trong những game bom tấn và đắt tiền nhất từng được tạo ra và chắc chắn bạn sẽ nhận ra hầu hết những cái tên quen thuộc trong danh sách này. Giữa chi phí tiếp thị và phát triển, những game bom tấn này ngốn khá nhiều tiền, mặc dù không phải tất cả chúng đều đem doanh thu tương ứng về. nShop đã cập nhật thêm những tựa game bom tấn mới nhất tính đến đầu năm 2021, kể cả Cyberpunk 2077.

20. Shenmue - 47–70 triệu USD (tương đương 72–107 triệu USD năm 2020)

Shenmue có thể xem là một trong những tượng đài của ngành game khi chính series này đã khai sinh ra cơ chế QTE (Quick Time Event), khiến cho những đoạn hoạt cảnh trở nên sống động hơn nhiều

Sau khi phát triển một số game arcade thành công của Sega, Suzuki, giám đốc phát triển của Shenmue muốn tạo ra trải nghiệm dài hơn và coi Shenmue như một bộ game sử thi nhiều phần. Shenmue trở thành trò chơi điện tử đắt nhất từng được phát triển vào thời điểm đó, với chi phí sản xuất và tiếp thị ước tính từ 47 đến 70 triệu đô la Mỹ, mặc dù việc phát triển cũng bao gồm một phần của Shenmue II (2001).

19. Tomb Raider - 100 triệu USD

Tựa game thứ 10 trong loạt Tomb Raider và là phần khởi đầu lại nguồn gốc của nhân vật chính, Lara Croft. Lấy bối cảnh ở Yamatai, một hòn đảo mà từ đó Lara, lúc này chưa có kinh nghiệm cũng như chưa đủ điều kiện trở thành nhà thám hiểm thiện chiến như game thủ từng biết, Lara phải vật lộn để cứu bạn bè và trốn thoát trong khi bị săn đuổi bởi một giáo phái tà ác.

Xem thêm: Tomb Raider và những game xứng đáng được đưa vào World Video Game Hall of Fame

Các nhà phân tích game đã ước tính kinh phí của Tomb Raider vào khoảng 100 triệu USD. May mắn thay, game đã đem về nhiều hơn bằng cách bán được hơn một triệu bản chỉ trong 48 giờ đầu tiên phát hành, cũng như hơn 11 triệu bản tính đến năm 2017.

18. Red Dead Redemption - 80-100 triệu USD

Nếu có ai nghĩ rằng Grand Theft Auto là tất cả những gì Rockstar Games có khả năng làm được, thì chắc chắn họ đã thay đổi giọng điệu sau khi Red Dead Redemption phát hành. Kế thừa của Red Dead Revolver, mất hơn 5 năm và hàng chục triệu USD; cũng như phải trả giá bằng sức khỏe và tài chính của 800 nhân viên.

Xem thêm: Game AAA là gì? Có phải cứ mua game AAA là mặc định hay?

Mặc dù lúc đó chưa có tuyên bố chính thức nào về phần tiếp theo đình đám của nó, Red Dead Redemption 2, nhưng các nhà phân tích đã đưa ra ước tính khoảng 80-100 triệu USD.

17. Disney Infinity - 100 triệu USD

Với lần phát hành đầu tiên vào cuối mùa hè năm 2013, việc sử dụng đồ chơi thật, những con thú bằng nhựa, để tăng doanh số dường như là nước đi tiếp theo của Disney Interactive trong việc cố gắng bù đắp khoản lỗ 1,4 tỷ USD kể từ năm 2008.

Game nhận được những đánh giá chung tích cực (ngoài phiên bản 3DS) và thu về hơn 1 tỷ USD vào cuối năm 2014, giúp Disney Interactive bù đắp những khoản lỗ trước đó và ước tính mất 100 triệu USD để sản xuất Disney Infinity.

16. Deadpool - 100 triệu USD

Deadpool thực sự có giá cao hơn bộ phim mà nó lấy cảm hứng: bộ phim chỉ tốn 60 triệu USD để thực hiện so với 100 triệu USD để làm game.

Sự hấp dẫn của tựa game này chủ yếu là do tính cách và những trò quái đản của chính Deadpool, hơn là lối chơi. Rất khó để làm cho các trò chơi hack-and-slash trở nên độc đáo do thiết kế rập khuôn của chúng, nhưng việc phá vỡ bức tường thứ tư và phê bình cốt truyện của Deadpool khiến nó trở thành một tựa game hài hước và thú vị.

15. Battlefield 4 - 100 triệu USD

Nếu bạn đang kiếm tìm một game FPS về chiến tranh hiện đại phản ánh sát thực tế nhưng lại không quá nặng nề như những game mô phỏng, Battlefield 4 là một lựa chọn không thể bỏ qua. Những cải tiến trong game về mặt lối chơi và đồ họa đã đưa Battlefield 4 trở thành một tượng đài.

Với kinh phí khổng lồ mà EA đã phải bỏ ra để phát triển thì rất may là Battlefield 4 nhận được đánh giá rất tích cực từ giới phê bình, bán được 7 triệu bản.

14. Max Payne 3 - 105 triệu USD

Một tựa game Rockstar khác, Max Payne 3 được phát hành bốn năm sau GTA IV và kết thúc bằng cách ngốn của họ cùng một số tiền để thực hiện. Được phát hành gần mười năm sau phần trước đó, Max Payne 3 rất được mong đợi nhưng không bán chạy như bạn nghĩ.

Mặc dù loạt có một lượng fan trung thành, nhưng những con số không phải là những gì bạn mong đợi từ một sản phẩm của Rockstar. Đó hẳn là một viên thuốc khó nuốt với chi phí phát triển vô lý của trò chơi.

13. APB: All Points Bulletin - 100 triệu USD

APB: All Points Bulletin của Realtime Worlds là một trong nhiều game có chi phí phát triển và tiếp thị khoảng 100 triệu USD. Mặc dù vậy, thật khó chịu khi thấy rằng mặc dù đã đặt cược rất nhiều vào một trò chơi, nó vẫn có thể thất bại.

Nhiều người chơi và các nhà phê bình đã nói rằng game đem lại cảm giác chưa hoàn thiện hoặc được phát triển sơ sài.

12. Grand Theft Auto IV - 100 triệu USD

Một điều bạn sẽ nhận ra ngay lập tức là Rockstar hiện diện khá nhiều trong danh sách này. Họ không làm game để cho vui, họ làm game một cách tận tâm nhất có thể. Cho đến tận thời điểm này, hầu hết các tựa game của họ đều tiêu tốn rất nhiều tiền của, nhân lực và cả thời gian cho quá trình phát triển.

GTA IV được ước tính có giá khoảng hơn 100 triệu USD khi ra mắt, khiến nó trở thành một trong những game đắt nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó. Nó vẫn xếp hạng khá cao trong danh sách mặc dù đã được phát hành hơn một thập kỷ trước.

Có thể bạn quan tâm: GTA, Zelda và Những tựa game được đưa vào World Video Game Hall of Fame

11. Dead Space 2 - 120 triệu USD

Xếp ở vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng là Dead Space 2, với 120 triệu đô, ngang bằng tới Cyberpunk 2077 ngày nay. Được phát triển bởi Visceral Games hiện đã phá sản vào năm 2011. Phần tiếp theo của Dead Space năm 2008, Dead Space 2 đã được cả giới phê bình và người hâm mộ đón nhận nồng nhiệt. Trò chơi mang đến một sự mới mẻ về thể loại kinh dị sinh tồn và tiêu tốn khoảng 60 triệu USD để phát triển.

Xem thêm: Những game kinh dị tâm lý phải chơi nếu bạn là fan của thể loại kinh dị

Mặc dù đã bán được hàng triệu bản, game vẫn không đạt được kỳ vọng về doanh thu. Ít nhất là theo tiêu chuẩn "kỳ lạ" của EA. Nhà phát triển Zach Wilson than thở về chi phí tiếp thị của trò chơi và có vẻ không hài lòng với cách xử lý ngân sách. Bất chấp điều đó, Dead Space 2 vẫn là một tựa game thú vị, hấp dẫn, được đánh giá cao và dĩ nhiên, được phát triển cẩn thận.

10. Marvel's Avengers – 170 triệu USD

Marvel’s Avengers là game hành động nhập vai khá tham vọng về đề tài siêu anh hùng. Điều này được thể hiện qua thiết kế ở khía cạnh chơi đơn và multiplaye, đi kèm với hàng loạt các vật phẩm khác. Hướng tiếp cận này đặc biệt phù hợp với những tựa game có lượng người chơi hoặc yêu thích đông đảo. Và hiển nhiên nó đòi hỏi nhà phát triển phải xây dựng một nền tảng gameplay đủ mạnh và cập nhật nội dung thường xuyên để hấp dẫn người chơi.

Và thật đáng tiếc Square Enix đã không làm được như vậy. Game gặp phải vấn đề lớn về hiệu năng và thời gian load chậm chạp. Kèm theo những cắt cảnh bị giới hạn ở 30 fps và tệ như một bộ phim kém chất lượng từ thập niên 2000.

9. Genshin Impact – 100 triệu USD

Ngôi sao mới nổi trong làng game, thật bất ngờ khi với kinh phí bỏ ra ban đầu khủng như vậy, Genshin Impact lại là một tựa game miễn phí, tất nhiên là những món đồ trong game sẽ đòi hỏi tiền thật từ game thủ. Trong suốt giai đoạn từ lúc thử nghiệm cho đến khi ra mắt chính thức thì Genshin Impact luôn được so sánh với “tựa game hay nhất năm” The Legend of Zelda: Breath of the Wild

Xem thêm: Genshin Impact chính thức phát hành trên nhiều nền tảng

Game nhận được sự đón nhận tích từ các nhà phê bình và cả game thủ, ca ngợi tính năng chiến đấu và sự tự do trong thế giới mở. Genshin Impact đã thu về hơn 393 triệu đô la chỉ trên thiết bị di động trong vòng hai tháng, trở thành tựa game di động có màn ra mắt lớn thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Honor of Kings.

8. Cyberpunk 2077 – 120 triệu USD

Tựa game ồn ào nhất những năm gần đây, Cyberpunk 2077, cuối cùng cũng ra mắt vào cuối năm 2020 sau khá nhiều lần trì hoãn. CD Project Red đã mất hơn 120 triệu đô cho đứa con cưng của mình để cố gắng hết sức trong việc mang đến một tựa game hoàn hảo như The Witcher 3 từng đạt được. Thật ra mức phí này ước tính ngang bằng với The Legend of Zelda: Breath of the Wild, chỉ khác khoảng thời gian để phát triển, Cyberpunk 2077 đã mất tới 8 năm so với 5 năm của Zelda Botw.

Xem thêm: Top game Cyberpunk hay nhất lấy bối cảnh siêu tương lai giống Cyberpunk 2077

Cyberpunk 2077 kinh phi khung

Màn ra mắt của Cyberpunk 2077 cuối cùng đã kết thúc sự cực khổ của những nhà phát triển, nhiều nhân viên đã phải làm 6 ngày/tuần để có thể bắt kịp tiến độ. Dù Cyberpunk 2077 thành công hay thất bại thì chí ít họ cũng đã ghi tên của mình vào danh sách những công ty chịu chi nhất ngành công nghiệp game, một lần nữa.

7. Shadow Of The Tomb Raider - 135 triệu USD

Mặc dù không được đón nhận như tiền nhiệm, Shadow of the Tomb Raider đã qua mặt bản khởi động lại năm 2013 về ít nhất một khía cạnh: giá trị bỏ ra. Trong khi Tomb Raider chỉ tốn khoảng 100 triệu USD để ra mắt, phần tiếp theo của năm 2018 đã kết thúc với một con số lớn hơn một chút vì chi phí quảng cáo bị lên giá.

Shadow of the Tomb Raider là một tựa game không hề dở, nhưng lại có khởi đầu chậm chạp về doanh thu, có thể các fan chưa quen với hình ảnh Lara rất khác mà game thể hiện. Với hơn 4 triệu bản được bán ra, điều đó khiến cho Square Enix một lần nữa lại bị muối mặt khi đã bỏ ra gần 1/3 số tiền phát triển cho việc quảng cáo những không thu về được như mong đợi.

6. Destiny - 140 triệu USD

Theo sau Halo, tựa game tiếp theo này của Bungie thu hút được khá nhiều so sánh với tiền nhiệm của nó khi ra mắt vào năm 2014. Destiny đã nhận được những đánh giá khá tích cực và thu hút nhiều người với phần chơi mạng trên toàn thế giới.

Quay lại khoảng thời gian phát hành trò chơi, CEO Bobby Kotick của Activision từng tuyên bố rằng nhà phát hành sẽ đầu tư 500 triệu USD cho trò chơi. Số tiền thực tế đổ vào Destiny nhỏ hơn nhiều, nhưng vẫn là một tổng số khổng lồ. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2015, Activision Blizzard thông báo rằng Destiny, cùng với một tựa game khác từ công ty con Blizzard Entertainment, Hearthstone, đã đem về gần 1 tỷ đô la Mỹ cho công ty.

Destiny kinh phi khung

5. Final Fantasy VII (1997)- 145 triệu USD

Mặc dù bản làm lại gần đây có công nghệ tiên tiến hơn và đồ họa ngoạn mục hơn nhiều, nhưng Final Fantasy VII gốc có kinh phí tổng thể cao hơn nhiều so với bản làm lại của nó, khoảng 80-100 triệu USD. Điều này chủ yếu là do 100 triệu USD được chi cho hoạt động tiếp thị ở Mỹ, vì ngân sách sản xuất chỉ là 45 triệu USD.

Là trò chơi bán chạy nhất cho đến nay, Final Fantasy VII là tựa game đầu tiên từng được phát hành ở Châu Âu. Cyberpunk 2077 cũng lấy chung chủ đề khoa học viễn tưởng như FFVII. Việc sử dụng những cảnh phim điện ảnh, đồ họa 3D và cơ chế trò chơi của nó vẫn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp video game cho đến ngày nay.

4. Halo 2 - 120 triệu USD

Hãy xem xét rằng việc Halo ra mắt trước Dead Space 2 bảy năm và vẫn có tổng chi phí phát triển tương tự. Chỉ riêng điều đó đã thực sự đáng kinh ngạc. Với mức lạm phát như hiện nay, Halo 2 thực sự trở thành trò chơi được phát triển tốn kém hơn cả hai tựa game kia.

Xem thêm: HALO, Pokémon và Những game được đưa vào World Video Game Hall of Fame

Halo 2 đã để lại một di sản khá lớn, đặc biệt là liên quan đến tính năng kết nối trực tuyến trên console. Người hâm mộ sẽ nói rằng đây vẫn là tựa game hay nhất trong cả loạt, thực sự là vẫn có những người chơi game này cho đến ngày nay.

3. Star Wars: The Old Republic - 200 triệu USD

Ngay khi được công bố lần đầu tiên vào năm 2008, The Old Republic của Bioware đã khẳng định đây là một tựa game đầy tham vọng. Trò chơi hứa hẹn rất nhiều tính năng, rất nhiều khám phá và lựa chọn sẽ khiến bất kỳ game thủ nào cũng muốn trở thành một Jedi. Tuy nhiên, những lời hứa như vậy luôn đi kèm với một cái giá, cái giá này hơn cả trăm triệu đô, bỏ xa vị trí hạng 4.

Không có ước tính chi phí tiếp thị cho trò chơi này, có nghĩa là phần lớn 200 triệu USD này chỉ mới là tiền dùng để phát triển. Đối với một dự án lớn và thành công về mặt tổng thể như vậy thì đúng là không có gì để hối tiếc để xuống tiền cả.

2. Call Of Duty: Modern Warfare 2 - 250 triệu USD

Vẫn là một trong những game nổi tiếng nhất trong loạt Call of Duty, Modern Warfare 2 là một thành công về tài chính và quan trọng đối với Infinity Ward và Activision. Tuy nhiên, game không hề rẻ và không có gì ngạc nhiên khi thấy game đứng hạng nhì trong danh sách này.

Điều khá bất thường về chi phí phát triển của Modern Warfare 2 là hầu hết 250 triệu USD thậm chí không dành cho việc phát triển mà là để tiếp thị cho trò chơi. Trong khi việc phát triển chỉ chiếm khoảng 40-50 triệu USD, thì chi phí tiếp thị là 200 triệu USD. Bản thân trò chơi thậm chí không tốn nhiều tiền để làm.

1. Grand Theft Auto V - 265 triệu USD

Một trong những cú hit lớn nhất của thập kỷ, không có gì ngạc nhiên khi thấy GTA V đứng ở vị trí số một. Cái tên Rockstar chắc chắn mang lại rất nhiều doanh thu, thậm chí còn là công ty đứng đầu về mặt chất lượng. Nhưng bất kỳ ai đã chơi GTA V sẽ đồng ý rằng Rockstar đã làm mọi thứ quá hoàn hảo, họ đã cố gắng tới mức vượt bậc và đem lại những gì người hâm mộ mong muốn nhất.

Xem thêm: Những hãng phát triển video game chất lượng nhất Thế Giới

Có rất nhiều nguồn lực để tạo ra một trò chơi lớn và đầy tham vọng như GTA V. Với hàng triệu người tham gia trong suốt quá trình phát triển và tiếp thị của trò chơi, người hâm mộ đã mong đợi - và nhận được - một sản phẩm chất lượng thực sự.

Những tựa game đắt nhất từng được tạo ra khác

Với việc Red Dead Redemption 2 được ước tính tiêu tốn khoảng gần 1 tỷ USD, trong đó có 300 triệu USD là chi cho việc quảng cáo, với hơn 1000 nhân viên trên khắp thế giới, có những lúc họ phải làm việc tới 60h/tuần trong suốt quá trình phát triển 7 năm ròng rã (Cyberpunk 2077 cần tới gần 8 năm), ngành công nghiệp video game đang vượt xa những giới hạn về tiền bạc và cả công sức, bù lại cho một tựa game được đánh giá là hoàn toàn xứng đáng với những gì hãng đã bỏ ra.

Xem thêm: Red Dead Redemption 2 bán 8 ngày hơn phần 1 bán cả đời

Red Dead Redemption 2  kinh phi khung

Khi các công nghệ ngày càng hiện đại hơn và các dự án lớn hơn vẫn đang được thực hiện, không có nghi ngờ gì về việc các game thủ sẽ thấy danh sách này sẽ ngày càng phình ra, phá vỡ rào cản vài trăm triệu USD. Một ngày nào đó ngành công nghiệp video game sẽ đạt đến tầm cao ngang hàng với ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood.

TênNăm phát hànhTổng chi phíQuy đổi năm 2020
Defiance20138088
The Witcher 3: Wild Hunt20158187
Metal Gear Solid V: The Phantom Pain20158086
Mass Effect: Andromeda20177679
Watch Dogs201468+73+
Crysis 320136672
Tom Clancy's Ghost Recon: Future Soldier20126572
Too Human200860–10071–119
Gran Turismo 520106070
Rift201160–7068–80
Gears of War: Judgment20136066
Heavy Rain201052.261
Final Fantasy IX200040+59+
E.T. the Extra-Terrestrial19822258
DC Universe Online20115057
L.A. Noire20115057
Darksiders II20125056
Gears of War 3201148–6055–68
Half-Life 220044054
World of Warcraft20044054

 

Bạn thấy tựa game bom tấn mắc tiền nào gây ấn tượng nhất với bạn ngoài Cyberpunk 2077, hãy comment cho nShop nhé