GTA, Zelda và Những tựa game được đưa vào World Video Game Hall of Fame (2016)

WORLD VIDEO GAME HALL OF FAME 2016


Tiếp theo danh sách vinh danh những video game hay nhất mọi thời đại kỳ trước, mở màn với Tetris, Super Mario Bros, Pac-Man, DOOM, World of Warcraft Pong.


Liệu bạn có biết Hàn Quốc từng cấm GTA III nhưng lại cho phép phiên bản kỷ niệm 10 năm được bán vào năm 2011. Nhân vật Sonic lấy hình ảnh của một tay thủ lĩnh của ban nhạc rock, ông này có hàm răng sắc nhọn và hẹn hò với bà tóc vàng hoe tên là Madonna. Những người thử nghiệm phàn game The Legend of Zelda quá khó và ngài Shigeru Miyamoto chơi khăm đỉnh cao hơn bằng cách lấy đi thanh kiếm gỗ của Link, buộc người chơi phải tìm kiếm "Old man" trong hang. Ông đã làm điều này để khuyến khích người chơi bàn tán về trò chơi và thúc đẩy họ tự tạo ra một cộng đồng game. Và The Sims là một ý tưởng to lớn trong đau khổ đến từ việc người tạo ra nó bị cháy nhà và mất sạch tất cả.


Những game sau đây đã được vinh danh vào năm 2016:

1. Grand Theft Auto III (2001)

Image result for gta 3 2001


Thế giới mở rộng lớn của Grand Theft Auto III, đã khiến nó trở nên nổi tiếng, trong khi nội dung người lớn của nó thì khiến nó trở nên khét tiếng hết sức.


Đây không phải là game “sandbox” 3-D đầu tiên cho phép người chơi tự do tương tác với một thế giới ảo mở, hoặc thậm chí là video game đầu tiên có nhượng quyền thương mại. Nhưng vào năm 2001 thì đây là game đầu tiên đạt được sự phổ biến rộng rãi, được hoan nghênh và cả phê phán kịch liệt, bằng cách kêu gọi hàng triệu người chơi tự do vượt qua ranh giới của những nhân vật trong thế giới mở.



Lấy bối cảnh thành phố tự do hư cấu, người chơi trong Grand Theft Auto III điều khiển một nhân vật nam im im và có cơ hội leo lên nấc thang danh vọng trong giới tội phạm thành phố, bằng cách thực hiện công việc cho các trùm tội phạm địa phương. Nếu người chơi chọn thực hiện các nhiệm vụ này, thì trò chơi và cách kể chuyện giống y như những bộ phim xã hội đen của Mỹ.


Grand Theft Auto III xoay quanh việc ăn cắp xe, rượt đuổi tốc độ cao, đánh nhau, nói tục và phá hoại mọi thứ, và cũng khiến nó trở thành chủ đề nóng của nhiều bình luận tức tối bên ngoài lĩnh vực game. Trong khi một số nhà phê bình gọi đây là game giả lập của bọn côn đồ, thì các nhà quan sát khác lại bảo vệ vì game như một cú đấm vào bộ mặt xã hội thực tế nghiệt ngã và đầy châm biếm. Cuối cùng, chính người chơi sẽ chọn cho mình xem có muốn sử dụng nhân vật để thực hiện hành vi tội phạm hay bỏ qua các nhiệm vụ và khám phá Liberty City hay không.

2. Sonic the Hedgehog (1991)

video game sonic the hedgehog 1991


Sonic the Hedgehog đã quét sạch kỷ nguyên game 16 bit bằng cơn bão tốc độ vào năm 1991, với lối chơi nhanh như chớp, sự lạnh lùng và hình dáng lập dị của nhân vật chính, giúp Sega tạm đánh bại Nintendo trong cuộc chiến console năm 1990.


Để đấu lại đối thủ của mình là Mario của Nintendo, Sega đã tổ chức một cuộc thi thiết kế nội bộ, sản xuất một linh vật nhím mới có tên mã là Mr. Needlemouse. Các nghệ sĩ tô cho con nhím bụng to màu xanh coban và trang bị cho nó một đôi giày cực lớn màu đỏ chói, ám chỉ đến những đôi giày của Michael JacksonSanta Claus. Được mô phỏng như một kẻ gàn dở đầy thái độ, Sonic đã nhanh chóng lôi cuốn các game thủ thuộc hàng Generation X.



Được đặt tên dựa trên khả năng di chuyển ở tốc độ siêu thanh, Sonic the Hedgehog đã thổi bay các bảng xếp hạng cấp độ nhanh mà nhiều game thủ từng trải nghiệm. Các sườn dốc, lò xo và vòng lặp được đặt khéo léo cho phép người chơi đạt được mục tiêu mà không bị chậm lại, và nhân vật sẽ chết nếu họ mất hơn 10 phút để hoàn thành một màn chơi.


Game thủ say mê cơn lốc màu xanh ma quái. Một phụ huynh tuyên bố con trai mình dành toàn bộ buổi tối cuộn tròn thành một quả bóng, cố gắng tự lăn khắp nhà. Một người hâm mộ khác tình cờ nghe được một cuộc tranh cãi trong một cửa hàng truyện tranh về việc Sonic hay The Flash sẽ chiến thắng một cuộc đua. Năm 1993, Sonic trở thành nhân vật trong video game đầu tiên được mô tả như một quả bóng trong cuộc diễu hành ngày lễ Tạ ơn của Macy.


Với hơn 15 triệu bản được bán ra, Sonic the Hedgehog vẫn là game của Sega Genesis bán chạy nhất mọi thời đại và toàn bộ nhượng quyền Sonic có doanh số hơn 350 triệu bản bán ra và lượt tải xuống trên toàn cầu.

3. Space Invaders (1978)

Image result for Space Invaders (1978)

Space Invaders là video game đầu tiên chính thức thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của hệ máy arcade vũng như chiếm trọn phòng khách từng nhà, đưa các video game thành dòng sản phẩm chính (trước đó video game bị coi là xu hướng nhất thời, kiểu như thời trang).


Được thiết kế bởi Tomohiro Nishikado và phát hành tại Nhật Bản vào năm 1978, trò chơi điện tử arcade của Taito thách thức người chơi đánh bại một cuộc tấn công liên tục của cả bầy người ngoài hành tinh. Người chơi điều khiển một khẩu pháo laser mạnh mẽ, di chuyển phía dưới màn hình và sử dụng nó để bắn vào năm hàng người ngoài hành tinh và cả đĩa bay thỉnh thoảng bay qua. Game bao gồm một điểm số cao nhất ở cạnh trên màn hình và tính năng này nhanh chóng trở thành một yếu tố tiêu chuẩn của game arcade.



Các thành phần của game cũng là một cuộc cách mạng, vì đây là trò chơi đầu tiên của Nhật Bản sử dụng bộ vi xử lý. Mặc dù đã có một số ít các game bắn súng đi trước Space Invaders, nhưng sự thành công rực rỡ, tính năng sáng tạo, đồ họa hấp dẫn và chủ đề của nó nhanh chóng lấy lòng người chơi, thúc đẩy nhiều kẻ bắt chước và cơn sốt game arcade, đầu tiên ở Nhật Bản và sau đó là trên toàn thế giới. Thành công của nó đã thúc đẩy các công ty Nhật Bản khác tham gia vào thị trường video game.


Vào năm 1980, Space Invaders đã tiếp sức cho thị trường máy chơi game gia đình khi nó trở thành game phổ biến nhất trên Atari 2600. Hàng triệu người tiêu dùng đã mua console chỉ để nổ tung người ngoài hành tinh trong sự thoải mái tại gia. Nhiều thập kỷ sau khi phát hành, Space Invaders vẫn là tựa game nổi tiếng nhất của Taito, và các icon của trò chơi như kẻ xâm lược ngoài hành tinh giống như bạch tuộc, là một trong những hình ảnh được công nhận rộng rãi nhất trong các video game.

4. The Legend of Zelda (1986)

Image result for zelda 1986 box


Lấy cảm hứng từ nhà sáng tạo Shigeru Miyamoto, những chuyến thám hiểm thời thơ ấu qua rừng và hang động, The Legend of Zelda đặt nền tảng cho các game khám phá thế giới mở, phi tuyến tính và mở đường cho một số game nhập vai và hành động phiêu lưu nổi tiếng nhất trong ngành.


Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1986 dưới dạng flagship game cho Famicom Disk System, Zelda no Densetsu: The Hyrule Fantasy, được biết đến trên toàn thế giới với tên gọi The Legend of Zelda, trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất của Nintendo. Zelda kể một câu chuyện về nhân vật chính tên Link (dĩ nhiên không phải tên Zelda), người phải thu thập tám mảnh Triforce of Wisdom huyền thoại để giải cứu Princess Zelda khỏi nanh vuốt của ác quỷ Ganon.



Không giống như loạt Mario của Miyamoto mà ông đang phát triển đồng thời, người chơi Zelda không có con đường cố định nào để đi theo mà hoàn toàn được tự do khám phá thế giới của Hyrule theo bất kỳ thứ tự nào họ chọn. Sự phức tạp của game khuyến khích các game thủ phải nói chuyện với nhau để chia sẻ các mẹo và thủ thuật, và những cuộc trò chuyện này đã dẫn đến việc ra đời của bản tin Nintendo Fun Club (sau này là tạp chí Nintendo Power) bao gồm các gợi ý cho các game như Zelda.


Zelda gây ảnh hưởng đến các game nhập vai console lớn sau này, chẳng hạn như Final Fantasy của Square, và các dòng game lai giữa phiêu lưu hành động / giải đố phi tuyến tính khác, bao gồm cả Metroid của Nintendo. Zelda cũng gây chú ý vì là game console đầu tiên tại thị trường Bắc Mỹ có pin bên trong băng dùng để sao lưu dữ liệu.


The Legend of Zelda đã bán được hơn 6,5 triệu bản và trở thành game NES bán chạy thứ tư mọi thời đại, chỉ sau ba game Super Mario đầu tiên. Nhìn chung, các game Zelda đã bán được hơn 73,6 triệu bản trên toàn thế giới.

5. The Oregon Trail  (1971)

The Oregon Trail box


Là game giáo dục thành công nhất, được công bố là lâu nhất mọi thời đại, The Oregon Trail đã mở ra một con đường cho việc áp dụng các video game vào việc học tập.


Ba giảng viên, Don Rawitsch, Bill Heinemann và Paul Dillenberger, đã tạo ra The Oregon Trail  vào năm 1971 để giúp các học sinh ở bang Minnesota học môn Lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên được lập trình trên một máy in teletype nguyên thủy, game thách đặt các sinh viên vào vai những người định cư phương Tây băng qua lục địa trên đường đi đến bờ biển Thái Bình Dương. Người chơi phải chọn những vật phẩm cần mang theo, điều chỉnh tốc độ di chuyển và phải làm gì khi thức ăn cạn kiệt hoặc bệnh tật tấn công.



Khi Rawitsch gia nhập Minnesota Educational Computer Consortium (MECC) vào năm 1974, ông đã mang theo bảng mã của game và MECC ngay lập tức phát triển một phiên bản để phân phối cho các trường học đầu tiên ở Minnesota và sau đó là ở toàn nước Mỹ. Game được phổ biến rộng rãi kể từ đó, xuất hiện trên mọi nền tảng điện toán lớn, từ PC đến điện thoại thông minh.


Trong những năm 1970 và 1980, khi việc truy cập máy tính rất khó khăn, The Oregon Trail không chỉ hướng dẫn người chơi học Lịch sử nước Mỹ mà còn giới thiệu họ với máy vi tính. Hơn 65 triệu bản được bán ra, minh chứng cho cốt chuyện hấp dẫn và tính vui nhộn của trò chơi.


The Oregon Trail có lẽ là video game liên tục lâu đời nhất từng được tạo ra, nhưng quan trọng hơn, nó đã đi tiên phong trong sự pha trộn giữa học và chơi, giới thiệu các game có giá trị đóng góp cho ngành giáo dục.

6. The Sims (2000)

Image result for the sims 2000 box


Các mối quan hệ và thói quen của cuộc sống hàng ngày trở thành niềm vui bất tận với The Sims, đặt nền tảng cho dòng game mô phỏng.


Trong khi nhiều video game khám phá các chủ đề về tưởng tượng và phiêu lưu, The Sims lại nhìn thấy các khả năng chơi trong thế giới thu của cuộc sống gia đình thật. Nhà thiết kế Will Wright tiên phong phát triển SimCity mô phỏng quy hoạch thành phố vào năm 1989, nhưng trong The Sims, ra mắt năm 2000, anh cho phép người chơi khám phá các mối quan hệ thân mật của chính loài người



Game có khả năng chơi vô hạn. Wright mô tả nó giống như một món đồ chơi hơn là một video game đơn thuần, một ngôi nhà búp bê kỹ thuật số đóng vai trò là bối cảnh cho các bộ phim truyền hình bất tận. Khi đang làm việc với các đồng nghiệp tại Maxis, Electronic Arts ngay lập tức mua trò chơi, lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển, Wright đã khai thác kinh nghiệm cá nhân để xây dựng lại cuộc sống của mình sau một trận hỏa hoạn và nghiên cứu sâu về khoa học xã hội, tâm lý học và xã hội học của con người để tạo ra game.


Người chơi tìm thấy phần thưởng phong phú trong việc ra quyết định và hành động của các nhân vật bán tự trị (các Sims có thể tự hành động nếu người chơi không tác động), các cảm xúc như nổi điên, buồn, cô đơn, chán và yêu, giống y hệt trong đời thực. Hàng trăm triệu người chơi chìm đắm vào bản gốc, bản mở rộng và các phần tiếp theo cho đến ngày nay. Game có sức hấp dẫn toàn cầu, với người chơi nữ đông hơn nam giới và người lớn đam mê game không khác gì trẻ em.


Bằng cách biến máy vi tính thành một món đồ chơi để khám phá sự phức tạp dựa trên trải nghiệm của con người, The Sims đã mở rộng triệt để khái niệm về chuyện một trò chơi có thể mở rộng tới đâu.

Còn tiếp