Vì sao Nintendo vẫn chưa phát hành Switch Pro?

Nhiều bạn đã đợi chờ sự xuất hiện của Nintendo Switch Pro một thời gian khá lâu. Và cho tới nay vẫn chưa biết tới khi nào chuyện này mới trở thành sự thật. Với nhiều lời đồn đại xung quanh cấu hình khủng của thế hệ máy chơi game mới này (như độ phân giải 4K chẳng hạn). Switch Pro đã trở thành một khái niệm vừa xa vừa gần với người hâm mộ Nintendo. Trong khi sự trông ngóng gần như đã lên tới đỉnh điểm, Nintendo xem ra vẫn bình chân như vại. 
 

Switch Pro đã trở thành một khái niệm vừa xa vừa gần


Có thể ở thời điểm này, Nintendo đang có nhiều dự định quan trọng hơn là cứ chăm chăm nhất quyết cho ra một đời máy Switch mới. Và có lẽ còn vài lý do khác nữa cũng đưa ra lời giải hợp lý không kém. Mà chắc xem qua rồi có khi bạn sẽ quyết định mua một chiếc Nintendo Switch OLED ngay bây giờ vì Switch Pro hẳn sẽ vẫn còn rất lâu nữa mới tới. (hoặc thậm chí là không bao giờ).
 

Switch Pro hẳn sẽ vẫn còn rất lâu nữa mới tới.


Lý do #1: Joy-Con drift  - Trôi analog là một trong chuyện chưa được giải quyết rốt ráo

Một số ít người dùng Switch có gặp một vấn đề tới giờ chưa giải quyết được: Joy-Con drift - trôi analog. Các cần analog của Joy-Con tự động tự xử ngay cả khi người chơi không gạt cần. Nói cách khác, Joy-Con drift là khi bạn di chuyển nhân vật của mình trên màn hình theo một hướng, nhưng nhân vật lại di chuyển cách khác. 
 

Joy-Con drift  - Trôi analog là một trong chuyện chưa được giải quyết rốt ráo


Nói không ngoa thì tình trạng này khá hiếm như với bất kỳ máy móc tối tân nào cũng có % rủi ro. Trong nhiều năm qua hãng đã luôn nỗ lực để làm mọi thứ có thể nhằm tăng tuổi thọ cho Joy-Con, cải thiện chất lượng các thiết bị, bộ phận lớn nhỏ trong cỗ máy chơi game Switch của mình. Nhưng dẫu sao nó cũng là vấn đề mà Nintendo vẫn chưa giải quyết được triệt để. 
 

Joy-Con drift  - Trôi analog là một trong chuyện chưa được giải quyết rốt ráo


Người viết mạn phép  nói qua một tí nữa về vụ trôi analog này. Thật ra trước khi mua Switch, bản thân cũng đã từng nghe tới hiện tượng trên từ một vài kênh Youtuber được cho là khá nổi tiếng trên mạng. Nhưng sau một thời gian ngắn tìm hiểu thì đã nhanh chóng nhận ra phần lớn trong số đó chỉ là chiêu trò câu view. Chỉ một số rất ít là thật sự gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do hao mòn sau thời gian dài dùng với cường độ nhiều, hoặc do bụi bẩn rơi vào trong analog làm đè phần cảm ứng dẫn tới trôi analog.
 

Joy-Con drift  - Trôi analog là một trong chuyện chưa được giải quyết rốt ráo


Nghĩ là có bị trôi analog hay không còn tùy một phần hên xui (một tỉ lệ % rủi ro luôn có trong máy móc), một phần là do thời gian dùng đã quá lâu, hoặc trong quá trình dùng đã bị lọt bụi vào analog. 

Cũng có nghĩa là, như bất kỳ cỗ máy chơi game nào, PC cũng vậy, nếu bạn không che chắn, bảo vệ kỹ, chống bụi tốt, vệ sinh đúng cách, thì kiểu nào cũng có hiện tượng này nọ. Và trong trường hợp của Switch là “trôi analog”. Thậm chí nếu dùng thời gian lâu, analog bị trôi thì bạn vẫn có thể thay linh kiện khá dễ dàng. 

Nên trôi analog theo suy đoán của người viết thì khá khó xảy ra. Và nếu có cũng có cách thay thế được, trừ phi bản thân bạn muốn có một cái cớ để đổi máy. 

Trong một cuộc phỏng vấn về Switch OLED, Ko Shiota, Giám đốc điều hành Nintendo kiêm Tổng giám đốc bộ phận Phát triển công nghệ của Nintendo, cũng đã có đề cập tới vấn đề này “Giống như lúc bạn chạy xe nhiều thì lốp xe sẽ bị mòn, analog của Joy-Con có sự ma sát khi người dùng điều khiển, cũng sẽ bị mòn và dẫn tới tình trạng Joy-Con drift mà chúng ta đang nói tới. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục mỗi ngày để cải thiện độ bền, nâng cao khả năng hoạt động và giảm thiểu các ma sát không cần thiết. Các bạn phải hiểu là Nintendo đang nỗ lực giải quyết chuyện này. Và tất nhiên cũng chỉ là giảm thiểu mà thôi. Về nguyên tắc Switch vẫn cần được bảo quản tốt và cũng là một cỗ máy bị hao mòn theo thời gian”.
 

Nên trôi analog theo suy đoán của người viết thì khá khó xảy ra.


Và cần nhiều thời gian hơn, theo phát biểu trên cũng có nghĩa là Nintendo sẽ cần đi thêm một đoạn nữa để giải quyết “hầu như triệt để” hiện tượng trôi analog của các Joy-Con.

Lý do #2: Nintendo hiện đang tập trung nhiều hơn cho “phần mềm”

Linh hồn của các hệ máy chơi game luôn được chia làm đôi. Một là cho phần cứng, tự bản thân sức mạnh, khả năng xử lý và thể hiện game thành hình ảnh cụ thể để trải nghiệm và điều khiển. Một nửa còn lại là “phần mềm”, là toàn bộ kho game các thể loại cùng các gói dịch vụ chia ra cho từng nhóm người dùng. Nói riêng về Switch, ít nhất tới thời điểm hiện tại. Nintendo vẫn đang kiên trì tập trung vào “phần mềm” cho Switch thay vì đầu tư nguồn lực để làm ra một console mới hoàn toàn. 
 

Nintendo hiện đang tập trung nhiều hơn cho “phần mềm”


So với Sony và Microsoft, hướng đi của Nintendo chưa bao giờ đi theo cùng thông lệ. Họ không định hướng phát hành cùng lúc nhiều phiên bản của cùng một console với các mức dung lượng hay hiệu suất khác nhau. Lịch sử nhiều năm đã cho thấy, Nintendo không tham gia vào cuộc chạy đua phần cứng, họ tập trung nhiều hơn vào các nhượng quyền của bên thứ nhất. Họ luôn chuyên tâm tạo ra các trò chơi khiến người hâm mộ hiện tại luôn hài lòng, để duy trì mức độ trung thành. Đồng thời thu hút sự tò mò của người chơi mới để nhân rộng tầm ảnh hưởng của Switch.
 

Nintendo hiện đang tập trung nhiều hơn cho “phần mềm”


Đơn cử như phần game mới nhất của series Metroid trên Nintendo Switch là Metroid Dread. Game này đã nhận được rất nhiều lời có cánh của giới phê bình. Và đây cũng là minh chứng điển hình cho nỗ lực kết nối người chơi mọi thế hệ lại với nhau, bằng cách trải dài dòng thời gian của một series kinh điển có tiếng từ thời Sega Genesis và N64, tới bây giờ là trên Switch. 
 

Sega Genesis và N64, tới bây giờ là trên Switch.


Chưa kể một số tựa game lớn sắp ra mắt trên Switch như phần tiếp theo của The Legend of Zelda: Breath of the Wild. Không chỉ dừng lại ở các game chính chủ, Nintendo còn cho thấy rõ nỗ lực lớn trong việc mang lại nhiều tựa game của bên thứ ba và hỗ trợ các phiên bản đám mây của những trò chơi có tiếng hiện tại như Dying Light 2. 
 

những trò chơi có tiếng hiện tại như Dying Light 2.


Hai ví dụ đó cũng đủ để thấy Nintendo đã, đang và sẽ đầu tư toàn bộ nguồn lực của mình, cả con người lẫn tài chính, để cung cấp các “phần mềm” chất lượng cao cho người chơi. Một khi đã quyết định dồn hết sức cho phần mềm, phần cứng chắc chắn sẽ còn phải đợi.

Lý do #3: Nếu ra Switch Pro, nó có thể khiến người chơi “chia rẽ nội bộ”

Theo nhiều người, đây có thể là một trong các nguyên nhân chính khiến Nintendo không mặn mà với ý tưởng làm ra một console Switch Pro như người ta vẫn cứ đồn thổi. Nintendo muốn mọi người đang dùng Switch đều công bằng, bình đẳng và được hưởng các quyền lợi giống nhau, không muốn người chơi của mình bị chia rẽ nội bộ vì phần cứng
 

Nếu ra Switch Pro, nó có thể khiến người chơi “chia rẽ nội bộ”


Quá khứ đã có khá nhiều bài học đau thương từ chuyện cố gắng đa dạng hóa sản phẩm của cùng một dòng máy. Mà không chỉ quá khứ, các bạn cũng có thể thấy rõ chuyện “phân hóa” này ở các console PlayStation và Xbox. 
 

chuyện cố gắng đa dạng hóa sản phẩm của cùng một dòng máy.


Khi các tựa game được phát triển cho nhiều nền tảng với sức mạnh khác nhau, sẽ có chuyện kẻ thắng người thua rõ ràng trong hiệu suất. Cùng một game, có người nhận xét dở tệ, có kẻ lại không ngớt lời tung hô. Dẫn tới chuyện trải nghiệm game trở nên phức tạp, thất thường. Cả người dùng tương lai cũng không biết nên tin vào review nào, và liệu có nên mua game đó để chơi hay không.
 

à liệu có nên mua game đó để chơi hay không.


Chắc bạn còn nhớ cú flop ồn ào nhất năm mang tên Cyberpunk 2077 và Control. Cyberpunk 2077 thì lúc phát hành không thể chơi được trên các console thế hệ cuối, game phát hành cuối năm 2020 nhưng giờ 2022 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và sửa lỗi. Với Control thì tốc độ khung hình bị giảm khi chơi trên PS4 và Xbox One. 
 

Cyberpunk 2077 và Control


Và câu chuyện tương tự và những tranh cãi không đáng có kể trên sẽ có thể xảy ra với Nintendo, nếu họ có một dòng console mới mạnh hơn cái hiện tại. Còn hiện tại, yên bình và ổn định là cảm giác mà Nintendo luôn mang lại cho người dùng của mình. Không có bất kỳ phân tranh cao thấp, được mất, mạnh yếu dù bạn đang chơi bất kỳ trò chơi nào trên eShop khi dùng Switch.

Lý do #4: Nintendo không muốn đi vào vết xe đổ của Wii U

Lật lại quá khứ, một trong những case study được xem là điển hình thất bại của Nintendo là dòng máy Wii U, được mệnh danh là kẻ thừa kế yểu mệnh của Wii nổi tiếng một thời. 
 

Nintendo không muốn đi vào vết xe đổ của Wii U


Nguyên nhân của thất bại lớn đó được cho là: Wii U, thay vì dùng motion controller, nó lại dùng một cái tablet để điều khiển. Tuy có cập nhật kỹ thuật, tăng sức mạnh đồ họa và có màn hình HD khá ấn tượng, nhưng các ý tưởng này hình như chẳng có gì ăn nhập với nhau. 
 

Nintendo không muốn đi vào vết xe đổ của Wii U


Như Chris Kohler có nói “Wii U đã làm ra một nền tảng kỳ lạ theo kiểu hông có ai muốn bước chân lên. Nó bị lửng lơ ở giữa. Nó không cao không thấp và không theo bất kỳ tiêu chuẩn tiện lợi nào. Nếu có nhiều tiền hơn người ta sẽ chọn các máy console đắt đỏ hơn. Nếu chọn tiện lợi người ta sẽ tìm tới hẳn một là tablet, hai là smartphone. Wii U ở giữa, những tưởng gom được tất cả các ưu điểm vào một chỗ nhưng hóa ra lại thành dở dang, chỉ toàn ôm vào những nhược điểm. Nhiều người có thể đã chọn Wii U vì họ hâm một phần mềm của Nintendo chứ không phải vì bản thân hệ máy náy”.
 

Nintendo không muốn đi vào vết xe đổ của Wii U


Cân nhắc trong trường hợp hiện tại của Switch. Để tạo ra được một cỗ máy Switch ấn tượng hơn, tốt hơn và hoàn thiện hơn cả về mặt kỹ thuật, giải quyết được toàn bộ các vấn đề còn tồn lại về mặt phần cứng xem ra không phải bất khả thi, nhưng Nintendo có thể sẽ lặp lại những sai lầm của mình với Wii U khi cố gắng tạo ra một cỗ máy “không tì vết”. Sự hoàn hảo trên lý thuyết có thể dẫn tới xa vời với người dùng. 

Các chuyên gia nói gì về Nintendo console mới?

Hầu như các chuyên gia và nhà phân tích hàng đầu trong ngành công nghiệp game đều cho rằng Nintendo Switch mới sẽ sẵn sàng vào năm 2024. Theo dự đoán game hàng năm của Gameindustry.biz, nhà phân tích Piers Harding-Rolls của Amphere cho biết “Tôi không nghĩ Switch Pro sẽ ra năm 2022 đâu. Chúng tôi hiện đang có một dự đoán về console mới của Nintendo vào cuối năm 2024. Nên năm nay có thể bạn sẽ không có được những gì mình đang nghĩ”.
 

Các chuyên gia nói gì về Nintendo console mới?


Xem thêm Chuyên gia dự đoán Nintendo Switch thế hệ tiếp theo sẽ ra năm 2024

Ông cũng nhấn mạnh Nintendo dường như đang chỉ ở giữa vòng đời của Switch, nơi mọi chuyển mình sẽ chỉ mới bắt đầu và chúng ta sẽ cần kiên nhẫn chờ đợi thêm. 

Để nối tiếp luận chứng này, Business Insider có nhấn mạnh thêm một thông tin logic khá quan trọng: Năm 2024, cũng là lúc Switch tròn 7 tuổi. Con số này mới thật sự là một khoảng thời gian trung bình khớp với khoảng cách trung bình giữa các lần ra mắt console mới trước đây của Nintendo. Xét cả lịch sử ra máy trước đây, lẫn sự thành công vượt bậc của Switch so với các dòng máy khác thì theo Harding-Rolls cho rằng ít nhất người chơi phải đợi thêm vài năm nữa trước khi Nintendo thật sự công bố một điều lớn lao hơn.
 

Các chuyên gia nói gì về Nintendo console mới?


Chờ đợi không có nghĩa là mỏi mòn hay trống vắng. Chờ đợi ở đây là hạnh phúc. Và để niềm hạnh phúc đó kéo dài mỹ mãn, trước khi thứ gì đó mới hơn ra đời, chúng ta hãy cứ vui vầy với hiện tại, và mua một trong hai dòng Switch đang có để tận hưởng hết kho game được đầu tư chỉn chu tận răng của Switch. Một là Nintendo Switch truyền thống, hai là Nintendo Switch OLED với cải tiến màn hình và âm thanh chất lượng hơn. 

Cuối ngày, game chất cùng trải nghiệm mượt mà là đích đến của tất cả mọi game thủ, đúng không mọi người?