Toàn cảnh Thương vụ 69 tỉ Microsoft mua lại Blizzard: từ hậu trường tới kịch bản endings

Toàn bộ các thông tin sau đây dựa trên tài liệu SEC của Activision Blizzard và các nguồn tin trong giới

Trước thềm Tết nguyên đán, Microsoft đã gây chấn động giới công nghệ nói chung và thị trường game nói riêng với tuyên bố ngày 18 tháng 01/ 2022: công ty đã mua lại Activision Blizzard trong một thương vụ trị giá siêu khủng 68,7 tỉ đô. 
 

Microsoft mua lại Activision Blizzard thương vụ trị giá siêu khủng 68,7 tỉ đô

Sự kiện 70 tỉ đô làm nóng toàn thế giới trước Tết

Vì sao rúng động?

Cho tới nay, đây không chỉ là thương vụ lớn nhất của Xbox mà còn lớn nhất trong cả lĩnh vực game. Tin tức này gây chấn động vì 4 lý do:

#1: Độ chịu chơi của Microsoft dành cho sản phẩm Xbox của mình. Rõ ràng sự đầu tư khủng này là phát súng khởi đầu cho màn rót tiền, rót nhân lực vũ bão của Microsoft vào team Xbox trong tương lai gần (và cả xa).

#2: Vì người ta không biết liệu với cú gọi là này, Xbox có tham vọng nuốt trọn các bạn bè xung quanh, đặc biệt là hai anh lớn cứng cựa sát bên hay không.

Xem thêm Chủ quản Xbox luôn tin tưởng vào đối thủ truyền kiếp Nintendo và Sony
 

Vị thế của Xbox trên thị trường game chắc chắn sẽ khác nhiều sau thương vụ mua lại này

Vị thế của Xbox trên thị trường game chắc chắn sẽ khác nhiều sau thương vụ mua lại này


#3: Và vì vụ việc này kéo theo rất nhiều thay đổi phức tạp, trên các tựa game đã quá nổi tiếng với tất cả người chơi mọi nền tảng, lợi nhuận từ lúc này sẽ ra sao, các game này nếu phát triển tiếp sẽ có mặt trên nền tảng nào, rồi tương lai của người chơi hiện tại ra sao…

Xem thêm

#4: Bên lề còn là cách Microsoft xử lý những bê bối về nhân sự tồn đọng trong nội bộ Activision đến từ loạt kiện cáo dành cho CEO của hãng này (xoay quanh vấn đề “tạo ra văn hóa quấy rối tình dục không hồi kết” và các vụ phản đối chính sách lao động của công ty).
 

Bê bối cũng “đồ sộ” không kém danh tiếng của các game Activision

Bê bối cũng “đồ sộ” không kém danh tiếng của các game Activision


Nói riêng về hạng mục thứ tư trong danh sách trên, Phil Spencer, Giám đốc Xbox của Microsoft, được cho là đã chia sẻ “cảm giác xáo trộn và lo lắng trước các sự kiện tiêu cực tại Activision”. Và ngay sau đó, tự ông đã trấn an tinh thần mình và tuyên bố với nhân viên cùng truyền thông bên ngoài “Microsoft đang đánh giá tất cả các khía cạnh của Activision, chúng tôi đảm bảo sẽ đưa ra các chính sách điều chỉnh chủ động và có tác dụng thực tế cao”.


Spencer không ít lần bày tỏ lo lắng vì các vụ kiện tụng liên quan tới Activision

Spencer không ít lần bày tỏ lo lắng vì các vụ kiện tụng liên quan tới Activision


Và “chính sách điều chỉnh” tích cực mà Spencer đề cập từ đầu, theo tiến trình của việc mua lại Activision Blizzard mà các cổ đông của Xbox vừa nhận được, hình như là thông qua động thái Spencer đang thúc đẩy việc sáp nhập Activision càng sớm càng tốt.

Chuyện hậu trường ít ai biết

Theo các tài liệu gần đây thì Spencer cũng không phải là người duy nhất muốn chốt deal nhanh nhất có thể, mà còn là rất nhiều sự đồng lòng từ giới lãnh đạo cao cấp của Microsoft.
 

Lãnh đạo Microsoft đồng lòng cho thỏa thuận này

Lãnh đạo Microsoft đồng lòng cho thỏa thuận này


Rất rất nhiều người đang quan tâm tới sự kiện này, kể cả giờ, khi thông báo trên đã diễn ra hơn 1 tháng và ngày đóng deal theo tuyên bố lộ trình của Xbox cũng sắp tới. Trong số hàng trăm câu hỏi được đưa ra, thì thắc mắc lớn nhất vẫn là “Nội tình đã có vụ gì sau hậu trường dẫn tới quyết định to như khủng long này?”. Và dòng sự kiện nhỏ được tiết lộ dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn giải tỏa được phần nào thắc mắc của mình.
 

Còn rất nhiều điều hay ho đằng sau vụ mua bán tỷ đô này

Còn rất nhiều điều hay ho đằng sau vụ mua bán tỷ đô này


Lật lại lịch sử, ngày 19 tháng 11, cuộc đối thoại đầu tiên đã diễn ra chỉ 3 ngày sau báo cáo của WSJ về CEO Activision Blizzard, và là thời điểm 1 ngày sau khi Spencer nói với nhân viên Xbox rằng ông đang cảm thấy rất rối rắm. 

Trong cuộc trò chuyện về một chủ đề khác không liên quan giữa Spencer và Kotick (CEO Activision), Spencer đã thẳng thắn nói rằng: Microsoft đang rất muốn bàn chi tiết về cơ hội chiến lược giữa Activision Blizzard và Xbox. Và hỏi Kotick là có muốn nói nhiều hơn về vụ này với Nadella, Giám đốc điều hành Microsoft không? Đúng hôm sau (thứ Bảy), một cuộc điện thoại quan trọng đã diễn ra. Qua đó, cùng quan điểm trên, Nadella khẳng định luôn với Kotick là “Microsoft của tụi tui đang rất quan tâm tới Activision và muốn đi sâu vào kết hợp chiến lược với Activision Blizzard”.
 

Activision và muốn đi sâu vào kết hợp chiến lược với Activision Blizzard

Đằng sau đã có những cuộc điện thoại, điện đàm, thảo luận kín mà người ngoài mãi mãi không bao giờ biết hết


Sau màn điện thoại mớm mồi này, đã có một cuộc trò chuyện nghiêm túc chi tiết kéo dài gần 2 tháng giữa Microsoft và Activision Blizzard. Kết quả đã dẫn tới những gì chúng ta biết, thương vụ mua lại bạc tỉ rúng động được công bố ngày 18 tháng 01 năm 2022 vừa qua. 
 

gần 2 tháng giữa Microsoft và Activision Blizzard


Điều thú vị ít ai biết là đằng sau những gì chúng ta thấy, thực ra  Activision Blizzard đã liên lạc với bốn công ty khác và cả một nhân vật đặc biệt nữa để đặt lên bàn cân với thương vụ của Microsoft. Cũng không ai rõ các công ty đó là ai vì nguồn tin chỉ đề cập tới A, C, D và E, còn nhân vật bí mật nọ được gọi là “B”. Nhưng rốt cuộc không có bất kỳ thỏa thuận nào được hoàn thành vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ deal với công ty E nọ không thành vì họ không thể mua lại toàn bộ  Activision Blizzard. Trong hoàn cảnh đó, đối tượng sáng giá nhất có lẽ là Microsoft. Vừa nhanh tay lẹ  chân, lại vừa tích cực theo đuổi tới cùng, nói chung là có tầm và cả có tâm. Cho nên đã đi trước các công ty nọ một bước, và đạt tới thương lượng hiện tại.
 

Có nhiều lựa chọn nhưng cuối cùng Microsoft vẫn là người tiên hạ thủ vi cường

Có nhiều lựa chọn nhưng cuối cùng Microsoft vẫn là người tiên hạ thủ vi cường


Các điều khoản trong thỏa thuận sáp nhập: nếu không thành, một bên nào đó sẽ phải chịu phí hàng tỷ đô

Tài liệu SEC của Activision Blizzard cũng đã tiết lộ danh sách các điều khoản của thỏa thuận sáp nhập khổng lồ này. Nhiều người khi đọc xong các điều khoản đã rất lo ngại cho Microsoft. Ông trùm Xbox có thể sẽ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan nếu việc sáp nhập này không được chính quyền và chính phủ cho phép diễn ra như mong muốn.
 

Microsoft có thể lâm vào thế khó nếu thỏa thuận bị chặn giữa đường

Microsoft có thể lâm vào thế khó nếu thỏa thuận bị chặn giữa đường


Cụ thể họ sẽ phải trả cho Activision Blizzard một khoản phí chấm dứt hợp đồng từ 2 tỷ đô la đến 3 tỷ đô la. Nguy cơ lớn nhất bây giờ có thể đến từ “Injunction arising from Antitrust Laws” - Lệnh cấm xuất phát từ Luật chống độc quyền. Ngược lại,  trong trường hợp các cổ đông của Activision Blizzard đồng lòng bỏ phiếu không thông qua việc sáp nhập này thì Activision phải trả cho Microsoft một khoảng tiền là 2,27 tỷ đô.
 

Luật chống độc quyền đôi khi làm các ông lớn điêu đứng

Luật chống độc quyền đôi khi làm các ông lớn điêu đứng


Nếu đã từng tìm hiểu sơ qua về các điều luật sáp nhập và theo dõi các tin tức cáo thương mại lớn, chắc các bạn cũng biết. Quy định như thế trong hợp đồng thỏa thuận sáp nhập giữa đôi bên là chuyện hết sức bình thường. Nó đảm bảo cho quyền lợi của đôi bên và giảm thiểu các rủi ro “lật kèo” dọc đường. 
 

Tới giờ vẫn chưa có gì chắc chắn

Tới giờ vẫn chưa có gì chắc chắn


Gần đây nhất là bài học thất bại đau thương từ thương vụ trị giá 40 tỷ đô của hãng card màn hình lớn nhất nhì thế giới Nvidia khi mua lại Arm từ SoftBank. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC: Federal Trade Commission) đã khởi kiện và ngăn chặn việc mua bán này lại. FTC nhấn mạnh như phủ đầu các người chơi lớn của ngành công nghệ: mấy ông coi đây làm gương nhé, không phải vụ sáp nhập theo chiều dọc nào mấy ông muốn là được đâu. 
 

Nvidia thất bại mua lại Arm, là bài học đau thương cho cả giới công nghệ

Nvidia thất bại mua lại Arm, là bài học đau thương cho cả giới công nghệ


Chưa ai biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Tới giờ vẫn còn quá sớm để kết luận thương thảo này thành công hay nhiều nguy cơ. Vì hiện tại, Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã thẳng thắn trả lời các phóng viên truyền thông là Họ vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi chính thức nào từ FTC. CNN diễn dịch thêm chút nữa, tuyên bố này nghĩa là à ừ thì vẫn có khả năng FTC và các cơ quan quản lý chính quyền khác can thiệp bất kỳ lúc nào. Tất cả người trong cuộc từng ngày qua chắc tim đang treo lơ lửng trần nhà các bạn ạ.
 

Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã thẳng thắn trả lời các phóng viên truyền thông


Mọi thứ sẽ thay đổi ra sao nếu thỏa thuận thành công và được thông qua

Trong khi mọi chuyện còn đang trong “chờ đợi” thì mọi người đã ngầm lên danh sách hàng loạt các thay đổi diễn ra nếu thỏa thuận này được thông qua, nghĩa là thương vụ mua lại thành công. 

Đầu tiên chuyện mà ai cũng biết qua các bài báo trước đây là CEO tai tiến Kotick sẽ rời công ty. Dĩ nhiên với khối tài sản kếch xù để để khởi nghiệp lại và sống nhàn hạ cả đời: với 4.317.285 cổ phiếu trong Activision Blizzard, Kotick có thể kiếm được 410.142.075 USD dựa trên 95 USD cho mỗi cổ phiếu mà Microsoft dự kiến. 
 

Nếu chốt deal, cỡ nào CEO Kotick cũng ra đi rủng rỉnh tiền và cổ phiếu

Nếu chốt deal, cỡ nào CEO Kotick cũng ra đi rủng rỉnh tiền và cổ phiếu


Chưa kể Kotick còn có khả năng có được một “tấm vé vớt” trị giá 14.592.302 đô nếu ông quyết định ở lại (để rồi sau đó Microsoft vẫn đẩy ra mà thôi, kiểu làm vua bù nhìn một thời gian trước khi thiên hạ bình ổn). Mà đó là vẫn chưa tính tới khoản 2,2 triệu stock options, có thể trị giá hàng trăm triệu đô la tùy vào chi phí hiện thực hóa của chúng.

Trang trích từ tài liệu SEC của Activision

Trang trích từ tài liệu SEC của Activision


Ngoài chuyện này ra thì các thông tin lớn khác như về kho game nhượng quyền, các kênh phát hành, cộng đồng người chơi, hệ thống quản lý, tới giờ vẫn giữ nguyên như các tuyên bố từ đầu từ cả Microsoft lẫn Activision. Gồm các điểm chính sau:

1/ Khi mua lại hoàn tất, Microsoft sẽ nắm quyền sở hữu các  nhượng quyền thương mại lớn của Activision Blizzard như Call of Duty, Warcraft, Diablo và Overwatch và toàn bộ các dự án eSports của Activision Blizzard. 
 

Hàng loạt tựa game đình đám sẽ thuộc về Microsoft nếu thương vụ thành công

Hàng loạt tựa game đình đám sẽ thuộc về Microsoft nếu thương vụ thành công


2/ Tất cả các studio của hãng trò chơi này với tổng cộng gần 10.000 nhân viên cũng sẽ là một phần của Xbox trong tương lai. Sau thương vụ này, Microsoft sẽ có hơn 30 studio phát triển game nội bộ, cùng chuẩn bị cho những bước tiến lâu dài và đầy hoài bão sắp tới trong mảng gaming.
 

Microsoft sẽ có hơn 30 studio phát triển game nội bộ


3/ Các nhượng quyền thương mại quá lý tưởng đang có sẵn của Activision Blizzard cũng sẽ giúp Xbox đẩy nhanh nhiều kế hoạch và dự định trong mảng trò chơi đám mây. Điều này cho phép nhiều người ở khắp nơi trên thế giới tham gia vào cộng đồng Xbox bằng nhiều phương tiện khác nhau: điện thoại, máy tính bảng, laptop… mọi thiết bị mà họ đang có trong tay. Game Activision Blizzard đang có trên các nền tảng khác nhau và chúng tôi có rất nhiều kế hoạch tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng này trong tương lai.
 

Microsoft sẽ làm được thêm nhiều thứ hay ho sau vụ mua lại này

Microsoft sẽ làm được thêm nhiều thứ hay ho sau vụ mua lại này


4/ Thỏa thuận này cũng đã được thông qua bởi hội đồng quản trị Microsoft và Activision Blizzard. Từ đây, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, dự kiến mọi quy trình, thủ tục sẽ kết thúc vào năm tài chính 2023 (tháng 7 năm 2022-tháng 6 năm 2023).
 

Mọi chuyện sẽ có kết quả vào tháng 07 này. Mọi người đang nín thở chờ đợi

Mọi chuyện sẽ có kết quả vào tháng 07 này. Mọi người đang nín thở chờ đợi

Tất cả các thông tin trên được chúng tôi tổng hợp từ The Verge. nShop sẽ tiếp tục gửi đến các bạn cập nhật mới nhất về sự kiện quan trọng này. Mời các bạn theo dõi tin tức hàng ngày tại trang chúng tôi. Chân thành cảm ơn. 

Có thể bạn quan tâm đến các sản phẩm và phụ kiện Xbox