7 thể loại game kỳ lạ nhất của thời đại

Trò chơi điện tử là cả một thế giới rộng lớn. Mỗi trò chơi đều có quy luật riêng. Các quy luật tương tự nhau đã gộp thành một thể loại video game. 

Xem thêm: Nhà phát triển game là gì? Phân loại nhà phát triển game? 

Trò chơi điện tử là cả một thế giới rộng lớn


Tương lai không ai biết trước sẽ còn hình thức nào xuất hiện. Nhưng hiện tại sau đây là 8 thể loại game kỳ lạ nhất của thế giới trò chơi điện tử. Hơi tiếc chúng chưa có một tên gọi cụ thể ngắn gọn (như platformer, adventure, Metroidvania…) và hiện tại chúng ta chỉ có thể dùng một dòng mô tả hơi bị dài để nói về các nhánh thể loại này. Nhưng ai biết được, có khi sau này chúng thật sự lớn mạnh và có hẳn một cái tên riêng thì sao? 

1/ Các trò chơi mô phỏng động vật kỳ cục có chủ đích

Bạn đã từng chơi Goat Simulator, nhiều người nổi tiếng khác cũng từng chơi trò chơi này. Lý do bắt đầu của mọi người khá giống nhau: “Trò này kỳ lạ, lập dị và hoàn toàn khác biệt. Tôi thực sự muốn thử”.
 

Các trò chơi mô phỏng động vật kỳ cục có chủ đích


Từ Goat Simulator nhiều game mô phỏng động vật khác cùng cách thức đã ra đời tạo nên một trào lưu mới. Chúng mang lại sự vui vẻ vì cố tình làm bạn trở thành “ahihi đồ ngốc” với đủ kiểu di chuyển dặt dẹo, ngoại hình khó hiểu và các tình huống kỳ cục. Đây chính thức trở thành một nhánh mới mẻ trong thể loại game mô phỏng.

2/ Game kinh dị nhưng vừa đáng sợ lại vừa ngớ ngẩn tầm phào

Bạn đã từng biết tới các trò kinh dị như Granny và Spongebob? Kinh dị là một thể loại nhắc tới là đã thấy nhất định phải nghiêm túc, phải đáng sợ và rùng rợn. Nhưng ở một khía cạnh khác, mới mẻ hơn, chúng ta đã có những trò chơi vừa kinh dị lại vừa buồn cười một cách ngớ ngẩn. 
 

Game kinh dị nhưng vừa đáng sợ lại vừa ngớ ngẩn tầm phào


Không thể nói làm ra một game như vầy là “lạc đề”. Vì đích đến cuối cùng của mọi trò chơi giải trí, bất kể thể loại nào, vẫn là mang lại sự thoải mái, vui vẻ đôi khi là những tràng cười. Ở mảng này, các game kinh dị hơi xàm xí kể trên đã làm rất tốt.

3/ Game phiêu lưu mà chỉ toàn chữ là chữ
 

Game phiêu lưu mà chỉ toàn chữ là chữ


Có thể bạn đã biết trước khi chúng ta có những dàn máy  tính xịn sò như bây giờ, mọi trò chơi đều diễn ra với những dòng chữ. 

Và các trò chơi kiểu này hiện đã quay lại bằng cách hay cách khác, làm cho nhiều người nhớ lại thời xa xưa đã qua. 

Điểm chung của chúng là bạn cần nhập các lệnh để đưa ra quyết định. Tuy nhiên không có bất kỳ manh mối nào về việc viết lệnh sau cho đúng. Bản thân thể loại game này đã kỳ lạ, người chơi được nó còn kỳ lạ hơn.

4/ Trò chơi giáo dục nhưng hình ảnh lại rất phi lý buồn cười
 

Trò chơi giáo dục nhưng hình ảnh lại rất phi lý buồn cười


Theo Google, trò chơi điện tử đầu tiên ra mắt vào năm 1958 và trò chơi giáo dục đầu tiên được phát hành vào năm 1967, nên tính ra các trò chơi giáo dục cũng được là hàng cụ. Tác dụng chính của các trò chơi này là giúp cho quá trình quan sát, học hỏi và khơi gợi sức sáng tạo của trẻ con diễn ra hấp dẫn hơn, ít nhất là hơn hẳn việc ngồi một chỗ nhìn vào trang sách. 

Xem thêm: Top 10 game giáo dục trên Nintendo Switch - Càng chơi càng giỏi

Tuy nhiên một vài trong số thể loại này không phải lúc nào cũng đẹp mắt. Kết quả là chúng trở thành các tựa game vừa học vừa chơi với hình ảnh rất buồn cười. Thậm chí có những khi trở nên phi lý vì phần chữ đứa trẻ được yêu cầu gõ vào chẳng liên quan gì đến hành động nhân vật đang làm. 

Các trò này rõ ràng thiên về giải trí nhiều hơn học.

Đây là yêu cầu khá khắc nghiệt với nhiều người chơi. Cho nên nhiều nhà phát triển đã đưa vào một tính năng mới cho phép người chơi an toàn hơn trong quá trình lén lút. Ví dụ ai đó nhìn thấy Batman đang ẩn mình trong bóng tối và có ý định tấn công đều bị “vả” vào mặt một phát th thật đau. Cách thức này rõ ràng làm trò chơi dễ thở hơn nhưng với người chơi nghiêm túc thì không phải là thứ đáng tự hào gì.

5/ Trò chơi visual novel có thể tương tác ngược

Điển hình nhất là trường hợp game Doki Doki. Các trò chơi visual novel luôn có đặc điểm là muốn người chơi dõi theo câu chuyện bằng hình ảnh, văn bản dẫn truyện và câu thoại. Thường chỉ là tương tác từ phía bạn đến trò chơi qua việc đưa ra các quyết định trong nhiều tình huống để hướng nhân vật đến các kết cục khác nhau.
 

Trò chơi visual novel có thể tương tác ngược


Nhưng một số ít trong đó, như trường hợp điển hình nhất là game Doki Doki, một hoặc một vài nhân vật trong trò chơi lại có khả năng tương tác ngược với người chơi. Các hình thức này gắn liền với một khái niệm không mới nhưng khá lạ tai “phá vỡ bức tường thứ tư”. Đây là một nghệ thuật có cả trong phim ảnh, sách báo lẫn trò chơi điện tử. Và nếu được sử dụng đúng, nó có thể biến một tác phẩm bình thường thành tuyệt tác.

Xem thêm: Doki Doki Literature Club và khái niệm “Bức tường thứ tư”

6/ Trò chơi chỉ một nhân vật nhưng lại có thể gắn với nhiều cốt truyện

Cách dễ hiểu hơn để nói về thể loại này là: Choose Your Own Adventure Games - Tự chọn cuộc phiêu lưu của riêng mình. 
 

Trò chơi chỉ một nhân vật nhưng lại có thể gắn với nhiều cốt truyện


Trường hợp cụ thể nhất là từ game của nhà phát triển Telltale Games. Trong các game của nhà phát triển kỳ lạ này, người chơi sẽ có quyền lựa chọn cấu trúc tiếp theo của câu chuyện. Sau Telltale Games, cũng đã có vài nhà phát triển đi theo hướng này, như Supermassive Games (Until Dawn) và Dontnod Entertainment (Life is Strange)

until-dawn-rush-of-blood-playstation-vr life-is-strange-true-colors-cho-nintendo-switch

Lý do khiến yếu tố này trở nên nổi bật và kỳ lạ là thường người ta chỉ đặt ra một cốt truyện duy nhất để kiểm soát hành vi, động cơ của nhân vật dễ dàng hơn. Còn với các trò chơi tự lựa chọn cuộc phiêu lưu như vầy, bạn sẽ có một nhân vật nhưng đi kèm là một vài cốt truyện khác nhau. Vài người có thể thấy gượng ép, nhưng số đông đều cho rằng cách thức này đã tạo nên một phong cach game rất khác và đáng được ủng hộ.

7/ Các trò chơi lãng mạn trá hình

Các trò chơi lãng mạn có mặt trong rất nhiều thể loại. Nhưng với các game trá hình thì đằng sau sự lãng mạn lầm tưởng, là rất nhiều yếu tố thô lỗ kiểu NSFW (Not Safe For Work - game nhạy cảm tránh chơi nơi làm việc).
 

Các trò chơi lãng mạn trá hình


Ví dụ điển hình như trò TakeHuniepop hay House Party, nhìn ngoài không có gì, trông chỉ như một trò chơi dễ thương, đáng yêu hoặc tiệc tùng vui nhộn. Nhưng bên trong lại có rất nhiều “vấn đề”, kể cả các chủ đề nhạy cảm nhất đều có thể xuất hiện. Đây là thể loại trò chơi gây nhiều tranh cãi, và bất cứ ai dù đủ tuổi khi bắt đầu chơi đều phải nên cân nhắc.


Có thể bạn quan tâm