10 tựa game siêu khó gần như không thể phá đảo

Bạn là gamer hardcore, nhưng game khó vẫn chưa đủ đô, thì có thể thử các game trong danh sách Top 10 game SIÊU KHÓ gần như không thể phá đảo sau đây

Xem thêm: Top game Indie kinh dị hay nhất mọi thời đại

Đây là những trò chơi cực kỳ khó. Nó có thể phá hủy hy vọng qua cảnh mong manh của bạn, và làm cho một ngày trở nên u ám hơn. Nhưng ở mặt khác, lại đặt ra một giới hạn mới, mà nếu vượt qua đó, bạn sẽ trở thành kỳ cựu.

Đáng nói, một vài trò trong danh sách này lại khiến người chơi ức chế muôn đời không phá đảo được, chỉ vì đã có một lỗi nhỏ trong phần mềm. Dù cho kiểu nào đi nữa thì chắc chắn top 10 game siêu khó sau đây sẽ khiến bạn sáng mắt và hiểu ra chân lý “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.

1/ Teenage Mutant Ninja Turtles (DOS) - anh hùng không thể nhảy

Teenage Mutant Ninja Turtles trên NES đã được xếp vào hàng Nintendo Hard. Nhưng so với bản DOS này thì không có tuổi đâu. Chúng ta đã có một bản port PC siêu tệ, đến nỗi chỉ việc bạn muốn cho nhân vật Ninja Rùa của mình nhảy lên thôi đã thấy bó tay rồi. 

 

 

Đây bạn xem rất nhiều tình huống bó chiếu vì không thể nhảy trong TMNT DOS đây

TMNT vốn đã nổi tiếng với những cú nhảy khó vô lý, nhưng trường bản DOS này phải gọi là cụ. Lỗi rành rành ra nhưng thời đó làm gì có bản vá lỗi. Thế là người chơi mãi mãi bị mắc kẹt trong một trò chơi hành động không-thể-nhảy, không được sửa chữa, và cũng chẳng thể làm gì ngoại trừ tức tưởi chấp nhận bỏ cuộc.


2/ Wizardry 4 - bó tay vì sự ngẫu nhiên

OKay game này là một kiểu khó khác. Về mặt kỹ thuật thì hoàn toàn có thể hoàn thành game này. Nhưng thực chất sự ngẫu nhiên đã làm cho nó trở nên quá khó, khó tới độ ám ảnh, tới trong mơ còn thấy. Hầu hết người chơi không ai thoát ra khỏi căn phòng đầu tiên.

Wizardry 4 là một game nhập vai kiểu cũ với đồ họa không thể căn bản hơn. Bạn sẽ bắt đầu với 1 HP và bị kẹt trong một căn phòng nhỏ không lối ra. Muốn ra khỏi căn phòng này, bạn sẽ cần đến được một vị trí đặc biệt của phòng giam và triệu hồi một quái vật hỗ trợ. Đây là chỗ có vấn đề. 
 

Wizardry 4 - bó tay vì sự ngẫu nhiên


Bạn có rất nhiều loại quái vật, chúng xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng chỉ một người chừa cho bạn đường để thoát khỏi nơi đây. Đó là một Mục sư - Priest, người có thể dùng phép thuật Ánh sáng để chiến đấu. Tình huống ở đây là nếu bạn gặp ngẫu nhiên bất kỳ một đối thủ nào khác, không phải Priest, trước khi triệu hồi quái vật, thì bạn cầm chắc 100% chết.

Nhưng đó cũng chưa phải là lý do chính khiến bạn chết lần này tới lần khác. Bạn có thể triệu hồi quái vật. Nhưng ác nghiệt thay lại không thể điều khiển chúng. Chúng muốn làm gì thì làm thôi. Cho nên bạn phải triệu hồi chính xác con quái vật phù hợp để chiến đấu. À không, bạn chỉ có thể chắp tay cầu nguyện mình có được con quái vật hợp cạ với trận chiến. 

Nếu làm được hai chuyện này, bạn sẽ tự động tìm thấy lối ra. Đó cũng là thách thức duy nhất của trò chơi này. Phần còn lại chỉ là những câu quote ghê rợn và vài câu slogan quái quái một chút. Nhưng sự thật là đa phần người chơi chẳng ai vượt qua được màn đầu tiên - và duy nhất này cả.

3/ Battletoads (Rare Replay) - trò chơi bất quy tắc, khó lường

Lại là một thách thức từ game NES. Trò chơi này có đầy yếu tố “nghiệp chướng” trá hình trong vẻ ngoài arcade thân thiện. 

Nhìn Battletoads có vẻ giống giống TMNT. Nó cũng bắt đầu với một màn beat-em-up vui vẻ ai cũng có thể chơi và qua cảnh dễ dàng.
 

Battletoads (Rare Replay) - trò chơi bất quy tắc, khó lường


Nhưng trò chơi bắt đầu lật mặt từ màn tiếp theo. Nó không đi theo quy tắc nào, cũng chẳng có nguyên tắc riêng. Tất cả các cảnh sau của trò chơi luôn thay đổi lối chơi tùy theo cấp độ. Từ cách bạn chơi, lối chiến đấu đến cả những thử thách bất khả thi liên tục xuất hiện. Dẫn đến người chơi cừ khôi nhất cũng khó lòng trở tay kịp. 

Chuyện không dừng tại đây.

Trong bản tái phát hành Rare Replay của Battletoads trên Xbox One. Do độ trễ đầu vào, màn chơi Psycho Orb stage của trò chơi này mãi mãi không bao giờ có thể phá đảo. Ở bản gốc, cấp độ này đã cực khó, yêu cầu thời gian và độ chính xác cao tới mức chỉ những ai có khả năng ghi nhớ từng chuyển động nhỏ mới có thể chật vật chiến thắng. Còn qua tới Rare Replay, độ trễ 1 phần giây đầu vào thì dù bạn có trí nhớ siêu phàm tới đây cũng phải bó tay thôi.

4/ Frogger: He’s Back - ít mạng, tầm nhìn hạn chế, nói chung quá khó

Bạn còn nhớ trò chơi Frogger, game thùng xưa ơi là xưa từ thời mình còn là một đứa con nít không? Trong đó bạn sẽ là một chú ếch nhỏ, tìm cách băng qua đường để không bị ô tô đâm sầm vào. Trò chơi nhỏ này dù có rất nhiều tình huống khó khăn nhưng vẫn còn chấp nhận được.

 

 

Một đoạn gameplay của Frogger: He’s Back PS1

 

Nhưng sang tới lần tái bản trên PS1, Frogger: He’s Back buộc bạn phải khám phá các cấp độ rộng lớn hơn, với đầy rẫy những cái bẫy chết người có thể chèn ép bạn trong tích tắc. Trong khi đó, bạn chỉ được phép di chuyển theo cùng một cách, nhảy từng bước một chậm chạp, vừa phải tìm lối ra chỉ với 3 mạng sống cỏn con. Góc nhìn lại còn ở rất cận Frogger nữa chứ, bạn hầu như không thấy rõ được mọi thứ xung quanh mình. 

Cảm giác giống như chơi Mario trong một cái hộp bé tí teo. Và rồi bạn sẽ chết mà chưa kịp hiểu lý do tại sao. Ừ, 3 mạng thôi, làm sao bạn xoay sở được trong một cấp độ lớn như vậy đây. Tất nhiên vẫn đã có một vài người may mắn phá đảo được trò chơi này, nhưng số đó chắc đếm trên đầu ngón tay.

5/ Tetris The Grandmaster 3 - Khó mà còn tàng hình
 

Tetris The Grandmaster 3 - Khó mà còn tàng hình


Đây là bản arcade khó nổi tiếng của series Tetris. Trong trò này, bạn không chỉ phải thắng mà còn phải có số điểm cao ngất ngưỡng thì mới được gọi là thắng trò chơi. Nếu không đủ điểm bạn cũng phải chơi lại từ đầu.

Nhưng có một thứ còn khiến người chơi nổi điên hơn: chính là chế độ Master Mode của trò Tetris The Grandmaster 3 này. Lý do như vầy. Bình thường Tetris là bạn chơi xếp hình ghép nối các hình lại với nhau để chúng tạo thành một khối rồi triệt tiêu. Các hình sẽ rơi từ đầu màn hình xuống. 

Còn trong Tetris TGM3, các hình ngẫu nhiên này xuất hiện ở cuối màn hình thay vì rơi từ trên đầu. Cách thức này buộc bạn phải hành động cực kỳ nhanh để chuẩn bị cho hình tiếp theo xuất hiện.

Và khi bạn đã vượt qua mọi cấp độ, tưởng chừng vô địch tới nơi. Thì không. Vẫn còn một thứ ác hơn lộ diện: Invisible Tetris - Tetris vô hình. Lúc này tất cả các khối sẽ biến mất. Bạn sẽ chơi hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Và bạn phải hoàn thành ⅗ lần vô hình kiểu như vầy thì mới gọi là clear được Master Mode.

Chỉ có một số hiếm hoi rất ít người đánh bại trò chơi này. Kết quả cũng không ngạc nhiên nhỉ?

6/ DonPachi (Hồng Kông) - Tốc độ điên cuồng

Nhà phát triển Cave là vua của các game bắn súng "Bullet Hell". Tất cả các trò chơi từ Cave đều dễ làm người chơi dù ở bất kỳ level nào nổi điên vì độ khó được sánh với từ “điên rồ”. Khó nhất trong số đó chính là DonPachi.

 

 

Xem một đoạn gameplay của DonPachi - Hongkong

 

Cave phát hành DonPachi gốc năm 1995, môt game bắn súng cuộc dọc Bullet Hell. Nhiều người thời đó cũng còn tranh cãi xem trò nào của series DonPachi là khó nhất. Nhưng ai cũng né nhắc tới DonPachi HongKong. Vì trò chơi không ai đã hoặc sẽ có thể phá đảo. Trừ phi bạn có trong tay một bản mod với nguồn cung vô hạn hoặc chơi ăn gian. 

Lý do đơn giản là vì các viên đạn bắn ra QUÁ NHANH. 

Lấp đầy màn hình của bạn ở mọi thời điểm là một địa ngục đầu đạn phức tạp, di chuyển với tốc độ siêu cao, kiểu như các video được tăng tốc lên x2 hài hước bây giờ. Trò này vì vậy, không chỉ đơn thuần là khó mà còn được xếp vô hàng bất khả thi.

7/ Winnie The Pooh: Home Run Derby

Đây là một trò chơi làm cho bạn cảm thấy trình độ gaming của mình bị sỉ nhục nghiêm trọng vì chơi game Flash của trẻ em còn không xong.

Disney đã phát hành ra bản chính thức của Winnie The Pooh và nhân vật chính đã nhanh chóng trở thành một meme vì độ khó vô lý của nó.
 

Winnie The Pooh: Home Run Derby


Cách chơi Winnie The Pooh: Home Run Derby như vầy: trong mỗi trận bóng chày, bạn chỉ cần đánh trúng các cú ném. Nghe thì có vẻ đơn giản như trò đùa. Nhưng thực tế các cú ném siêu thực trong tựa game này có thể gọi là bẻ cong  thực tế, bẻ cong thời gian, đến độ bạn chỉ kịp nhìn thấy quả bóng bay lên cái vèo, rồi mình kết thúc trong thảm hại khi còn chưa kịp nhận ra cái quái gì xảy ra.

Trò chơi này vốn được thiết kế cho trẻ em, đối tượng vốn có trí tưởng tượng và những hành động bất ngờ khó lường. Chính vì thế lối chơi của nó đòi hỏi “sự khó đoán”. Nếu bạn quá tỉnh táo, lý trí và ứng xử theo logic thông thường của một người trưởng thành, chắc chắn sẽ thua nối tiếp thua.

8/ Exile: Wicked Phenomenon
 

Exile: Wicked Phenomenon


Vic Ireland, cựu chủ tịch của nhà phát hành Working Design đã từng nói như vầy “Chúng tôi tự hào đã tạo ra một trong số những trò chơi khó nhất từ trước đến nay, một cách tình cờ”.

Exile: Wicked Phenomenon là một game nhập vai tầm trung của Nhật Bản, vì một lý do vô tình đã trở thành một trong các game khó nhằn của mọi thời. Trò chơi này được phát hành cho urbo Duo - 1992, theo kiểu nhập vai cuộn bên. Hầu như mọi chi tiết tạo nên tựa game này không mấy đặc biệt, nhưng bản thân người đảm nhận vai trò bản địa hóa của Working Design đã mắc phải một sai lầm khủng khiếp. 

Nguyên nhân: Ban đầu game này chơi dễ quá đi, cho nên người làm việc bản địa hóa của trò chơi đã muốn làm cho nó khó hơn bằng cách điều chỉnh lại các con quái vật. Họ gần như đã làm được chuyện này, tạo ra một game hoàn hảo, không quá dễ mà cũng không quá khó.

Tuy nhiên, sau đó, cả nhóm đã quyết định thêm giá trị +1 cho tất cả quái vật. Thay vì tăng dần sức mạnh của chúng, chỉ một thêm thắt nhỏ xíu này đã làm các con quái vật trong game vượt qua một ngưỡng vô hình, và khiến độ khó của chúng tăng lên theo cấp số nhân. Và đó là phiên bản cuối cùng rồi cho nên muốn làm lại cũng không trở tay được. 

Nếu ai đó muốn chiến thắng trò chơi chỉ có một cách duy nhất: vào game, chỉnh lại hex để nhân vật của mình vô hạn sức khỏe. Ngoại trừ điểm lỗi huyền thoại này ra thì các yếu tố khác của trò chơi cũng chỉ có thế, không có gì đặc biệt.

9/ King’s Quest

Chúng ta lại có thêm một thể loại khó kiểu khác hoàn toàn. King’s Quest là một game phiêu lưu thập niên 80 không khoan nhượng và phi logic tới mức làm người ta đổ quạu và ức chế cùng cực. 

 

 

Trích đoạn gameplay King’s Quest

Thời đó Internet vẫn chưa mạnh, và bạn hầu như không có gì trong tay để tra cứu thắc mắc của mình. Vì vậy các trò phiêu lưu kỳ lạ, khó nhằn thậm chí xàm xí đã liên tục xuất hiện. Điển hình khó nhất trong số đó chính là King’s Quest. 

Chơi trò này, bạn phải đoán tên thật của Rumpelstiltskin bằng cách nhập tên đó bằng bàn phím. Phỏng đoán đầu tiên: It’s Rumpelstiltskin đánh vần ngược. Đó thực sự là câu trả lời chính xác, nhưng là trong bản game được phát hành lại. 

Còn trường hợp bạn đang chơi trò chơi gốc, cái tên đúng sẽ là “Ifnkovhgroghprm”. Đó là tên Rumpelstiltskin đánh vần ngược trong bảng chữ cái đảo ngược (A = Z, B = Y). Điên cái là không hề có một manh mối nào được được đưa ra. 

Và kể cả khi bạn tìm ra được chìa khóa của vấn đề thì bạn cũng sẽ vẫn mãi mãi thua luôn. Đơn giản vì tên của Rumpelstiltskin cũng bị sai chính tả trong King’s Quest (“Rumplestiltskin” thay vì phải là “Rumpelstiltskin”). Nổi điên không.

10/ Nyet 3

Đây là trò chơi khó nhất trong lịch sử video game mà bạn có thể chưa hề nghe tới tên. Nyet 3 là một bản sao Tetris, tưởng đơn giản hơn nhưng lại chứa đựng các thay đổi khó chịu. 

Trong trò chơi này có hàng chục vòng xoắn quỷ quái. Mỗi cấp độ đều có mánh lới đánh lừa riêng. Đôi khi các khối phụ sẽ bất ngờ xuất hiện lúc bạn mất đề phòng nhất. Hoặc nhiều lúc một bức tường tạm sẽ được dựng lên, cản chân bạn. Hoặc độc chiêu hơn, có lúc toàn bộ màn hình chơi sẽ bị thu hẹp lại khiến mọi thứ trở nên ọp ẹp bực bội.

 

 

Cách chơi Nyet 3

Chưa hết, các cấp độ nhất định đòi hỏi bạn phải clear được một số khối tường kim loại nhất định. Mà bạn chỉ có thể làm việc này bằng các quả bom tăng sức mạnh. Và hầu như không có cách nào để có đủ bom trước khi các bức tường này xuất hiện. 

Và nếu lỡ thua hả? Bạn sẽ phải chơi lại từ đầu. Gru Gru…

Về lý thuyết, vẫn có cách để phá đảo trò này, nếu bạn đủ kiên nhẫn một cách siêu phàm và ý chí không phải của con người chơi đi chơi lại các cấp độ giống nhau không biết chán. 

Điểm chung của các trò chơi trong danh sách Top 10 game siêu khó hầu như không phá đảo này là đều là game cũ. Hiện tại không biết có trò chơi này hiện đại khó được như vầy không. Nếu vẫn chưa có thì chắc chắn các tên tuổi này là truyền kỳ của mọi thời đại rồi.


Có thể bạn quan tâm