Doki Doki Literature Club và khái niệm “Bức tường thứ tư”

Lần đầu tiên chơi một trò thể loại visual novel cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất cuộc đời và bắt đầu cuộc trầm tư về Bức tường thứ tư.

Bạn có từng trải qua cảm giác “lần đầu tiên kinh khủng”? Chuyện này tới với người viết cách đây 2 năm. Đó là lần thứ nhất, sau thời gian bắn chéo ì đùng, quyết định ngồi xuống tĩnh lại, định là sẽ có vài ba phút giây nhẹ nhàng với một tựa game visual novel lãng mạn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Cũng tại bộp chộp chỉ tìm game kiểu thể loại ba chấm hay nhất ba chấm, mà không coi thèm coi kỹ khuyến cáo của nhân loại. Rồi cũng tại ghét spoil nên mấy review dài dòng quyết bỏ qua hết. 
 

Doki Doki Literature Club và khái niệm “Bức tường thứ tư”


Thế là mình bắt tay vào chơi Doki Doki (DKDK – tên nguyên là Doki Doki Literature Club!). 

Và đây là một trải nghiệm kinh hoàng.

Doki Doki Literature Club cho tới giờ vẫn giữ nguyên ngôi vị Bà hoàng của nỗi ám ảnh trong mình (và tin cũng là với rất nhiều bạn khác). Game kinh dị trá hình, đội lốt lãng mạn tình nhân này đủ sức để khiến bất kỳ cái đầu lạnh băng nào tan chảy vì bị sốc toàn tập. Không phải troll hay lắt léo gì cho lắm, nhưng diễn tiến bẻ lái bất ngờ của nó kèm theo loạt hình ảnh, nội dung, bài thơ đầy tính bạo lực tinh thần, đã làm cho DKDK được liệt vào dạng game tâm lý kinh dị nặng đô nhất mọi thời đại.
 


Trái hẳn với sự hồng hào ngọt lịm từ trailer, mô tả chung của nhà phát hành tới hình poster xinh lung linh, đằng sau Doki Doki là một sự kinh dị đầy man trá, nhất quyết không dành cho trẻ em và người nhạy cảm


Đại khái cốt truyện của Doki Doki như sau. Bạn là một nam chính trong game. Qua lời giới thiệu của cô bạn thời thơ ấu Sayori, bạn quyết định tham gia vào một Câu lạc bộ văn học của trường. CLB này chỉ có 4 thành viên, toàn nữ: Sayori, Natsuki, Yuri và đội trưởng là Monika. Lúc đầu khi cả 4 cô gái đều chú ý tới bạn, thì bạn vẫn còn thơ thẩn nghĩ đây là game hẹn hò tiểu thuyết đơn giản thường tình. Tới đây, bạn vẫn vô tư với các lựa chọn của mình: dạo chơi, trò chuyện, sáng tác thơ, lấy cảm tình của các cô gái.
 

Doki Doki Literature Club và khái niệm “Bức tường thứ tư”


Cho tới kỳ lễ hội của trường, cũng là lúc câu lạc bộ văn học ráo riết chuẩn bị cho sự kiện. Giữa lúc rối rắm đó, Sayori bất ngờ tiết lộ với bạn cô ấy bị trầm cảm nặng, luôn nghĩ tới cái chết và thấy đời vô nghĩa. Sayori chốt bằng lời tỏ tình và bạn buộc phải chọn lựa.

Dù bạn có chọn thế nào thì qua hôm sau, khi chạy tới nhà cô, bạn cũng sẽ vẫn chứng kiến Sayori treo cổ tự tự trong phòng kèm theo nhiều bức thư nguệch ngoạc với nội dung cực kỳ tiêu cực.
 

Doki Doki Literature Club và khái niệm “Bức tường thứ tư”

Sayori treo cổ tự tự trong phòng

Sayori treo cổ tự tự trong phòng


Màn hình liên tục giật lắc ngoài ý muốn, phần đối thoại của các cô gái luôn kèm theo tranh cãi và mọi người đều đang trở nên điên loạn một cách kỳ lạ. Yuri không còn dịu dàng nữa, cô tự hành hạ cắt xé và làm đau cơ thể mình, nói mấy câu đầy máu me chết chóc. Natsuki thì nói về người cha bạo hành của mình và căn bệnh tâm lý phức cảm nặng nề vốn có từ nhỏ. 
 

Natsuki thì nói về người cha bạo hành của mình và căn bệnh tâm lý phức cảm nặng nề vốn có từ nhỏ.

Natsuki thì nói về người cha bạo hành của mình và căn bệnh tâm lý phức cảm nặng nề vốn có từ nhỏ.

Natsuki thì nói về người cha bạo hành của mình và căn bệnh tâm lý phức cảm nặng nề vốn có từ nhỏ.


Doki Doki từ game hẹn hò tưởng lãng mạn, giờ đây đã chính thức trở thành một cơn ác mộng. Rất nhiều sự kiện diễn ra tiếp theo. Nhưng đại khái nguyên nhân là vì Monika. Cô chính là hiện thân của phần mềm trò chơi Doki Doki này, là người đứng sau toàn bộ mọi chuyện kỳ quái, ám ảnh ở trên. Vì yêu và muốn chiếm hữu bạn (người chơi) toàn bộ, nên cô đã bày ra tất cả, rồi cũng chính chính mình gây ảnh hưởng lên tất cả, “xử” lần lượt từng nhân vật một, xóa người đó khỏi game, để cuối cùng: bạn là của cô ta.
 

Cô chính là hiện thân của phần mềm trò chơi Doki Doki này


Đây, bạn cần chú ý chỗ này…

Có một chỗ mình muốn tua lại, và kể rõ hơn chút, để nói tới một chủ đề đã khiến mình ăn ngủ không yên suốt thời gian dài.

Khi tất cả 3 nhân vật nữ đã bị xóa khỏi game, Monika là người duy nhất còn lại, và cô đưa bạn vào thế giới riêng của hai người, trực tiếp ngồi đó, trầm tư thành thật trò chuyện với bạn (người chơi) như giữa hai con người đang ngồi đối diện nhau. 
 

Cô chính là hiện thân của phần mềm trò chơi Doki Doki này


Lúc này Monika đã thành thật kể hết mọi chuyện. Rằng cô đã buồn chán như thế nào khi là một phần mềm trò chơi. Rằng cô đã tâm huyết tạo ra Câu lạc bộ văn học và hạnh phúc thế nào khi tạo ra và có ba người bạn tâm giao là Sayori, Natsuki và Yuri. Nhưng cuối cùng cô vẫn cảm thấy trống vắng, luôn có một nỗi cô đơn không thể lấp đầy trong lòng. Cho tới ngày bạn xuất hiện (không phải nhân vật trong game đâu, mà là chính bạn người đang điều khiển game á), và quyết định tham gia vào Câu lạc bộ. Ngày đó trái tim Monika đã nở hoa. 
 

Ngày đó trái tim Monika đã nở hoa.


Từ đó cô quyết định sắp xếp mọi thứ, bày ra trò hẹn hò, chỉ để bạn cuối cùng ở lại đây mãi mãi với một mình Monika. 

Khi bạn tìm ra cách xóa Monika ra khỏi file game, cô ấy hối lỗi, kêu khóc và hứa chuộc lại lỗi lầm. 
 

Khi bạn tìm ra cách xóa Monika ra khỏi file game


Bạn khởi động lại game, mọi thứ bắt đầu lại - không có Monika. Lúc này Chủ tịch câu lạc bộ là Sayori. Nhưng rồi Sayori cũng biến thành một Monika thứ hai, cuồng vọng chiếm hữu trong tình yêu biến thái của mình. Lúc này Monika (chỉ còn là giọng nói) sẽ xuất hiện, can thiệp và xóa Sayori. Monika thổ lộ đây không phải là kết cục mà cô mong muốn, chào tạm biệt và tặng người chơi một bài nhạc tự sáng tác. 
 

Sayori trở lại thì cũng rồi lại là Monika thứ hai, tiếp tục màn độc chiếm người chơi

Sayori trở lại thì cũng rồi lại là Monika thứ hai, tiếp tục màn độc chiếm người chơi

Monika ra tay kết thúc, tặng người chơi một bài hát

Monika ra tay kết thúc, tặng người chơi một bài hát


Ngoài kết cục này ra thì game còn có 2 endings khác bạn có thể từ từ chơi và khám phá tiếp. Ở mỗi ending, Monika đều can thiệp và phản ứng bằng cách này hay cách khác, nhưng đều theo hướng khá rùng rợn. Ngoài ra trong nhiều gameplay tiết lộ cho thấy Monika có thể biết được tên máy tính, chương trình người chơi đang sử dụng (Steam) hoặc bạn có đang quay/livestream gameplay hay không để xử lý theo các tình huống khác nhau.
 

hương trình người chơi đang sử dụng (Steam)


Doki Doki và “Bức tường thứ tư”

Chung quy lại, qua hết tất cả sự kinh dị, khủng bố tâm lý, tinh thần người chơi tới mức cực điểm thì Doki Doki là câu chuyện về một phần mềm máy tính muốn thoát khỏi hiện thực được lập trình sẵn của mình để vươn tới một thế giới riêng. Nơi đó chỉ có cô và người chơi.
 

Nơi đó chỉ có cô và người chơi.


Monika hầu như nhận thức, biết được mọi chuyện xảy ra trong cả hai thế giới, thế giới game do cô ấy hoàn toàn chủ động tạo ra vả cả thế giới nơi người chơi đang hiện diện. Bằng chứng là Monika đã có lúc lộ diện, trò chuyện với chính bạn ở ngoài đời như trong đoạn “tâm sự loài chim biển” mình vừa kể trên. 

Người chơi Doki Doki sợ hãi vì những thứ tưởng chừng rất nhỏ và tự nhiên trong game: yếu tố kinh dị xuất hiện mỗi lúc một nhiều, hình ảnh lỗi glitch, đỉnh điểm là game tự động đi theo hướng nó muốn, bạn méo có quyền lựa chọn nữa. Tới một lúc, bạn sẽ thấy mình đang “bị chơi” chứ không phải là người chơi. 
 

Bạn đang chơi game hay bị game “chơi?

Bạn đang chơi game hay bị game “chơi?


Nói một cách văn vẻ hơn, Doki Doki đã tận dụng khái niệm “Bức tường thứ tư” một cách điệu nghệ và uyển chuyển tới mức khiến bất cứ ai chơi trò chơi này cũng phải nổi da gà, ốc ác. Monika đã phá vỡ bức tường thứ tư theo cách rùng rợn khó khó quên nhất.

Phá vỡ Bức tường thứ tư là gì?

Mình bắt đầu tìm hiểu về “Bức tường thứ tư” sau một đêm mất ngủ vì Doki Doki. Lược trích khái niệm từ wikipedia để các bạn cùng hiểu rõ hơn về khái niệm này:

“Bức tường thứ 4 là một bức tường tưởng tượng phân tách câu chuyện với thế giới thật. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ nghệ thuật sân khấu. Trong đó, sân khấu được bao quanh bởi ba bức tường (phía sau và hai bên cánh), còn một “bức tường thứ 4” vô hình được để lộ trước mặt khán giả. Bức tường thứ 4 chính là màn ảnh mà chúng ta vẫn thường xem. Chúng ta coi bức tường này như một tấm gương một chiều. Khán giả có thể thấy và hiểu được câu chuyện, nhưng câu chuyện không thể biết gì về sự tồn tại của khán giả.”
 

ức tường thứ 4 chính là màn ảnh mà chúng ta vẫn thường xem


Phá vỡ bức tường thứ tư chính là câu chuyện, tác phẩm, nhân vật nghệ thuật trong đó tự có ý thức về bản thân nó. Nó có thể biết chuyện gì đang xảy ra, có sự tồn tại của một thế giới ngoài kia, và có khả năng giao tiếp với khán giả/ người chơi bằng ánh nhìn, lời nói, hành động, mệnh lệnh… Phá vỡ bức tường thứ tư có thể gọi là một nghệ thuật thượng đẳng trong việc thiết kế tất cả các tác phẩm nghệ thuật. Nếu làm tốt, có thể đi sâu vào nội tâm, đánh động linh cảm vả khơi gợi xúc cảm sâu sắc nơi người xem/ người chơi. 
 

ức tường thứ 4 chính là màn ảnh mà chúng ta vẫn thường xem


Điển hình cho khả năng “Phá vỡ bức tường thứ tư” trong điện ảnh là nhân vật Deadpool (2016), nhân vật Jack trong Fight Club (1999), Patrick Bateman trong American Psycho (2000), Yuri Orlov trong Lord of War (2005), Alvy trong Annie Hall (1997). Đặc sắc nói về năng lực Phá vỡ bức tường thứ tư, phân tích và nói hẳn chuyện này một cách thẳng thừng thì ta có siêu phẩm truyền hình WestWood coi tới cuối mỗi phần rợn cả người. Hay webtoon Two Worlds nổi tiếng của Hàn Quốc. Game thì có SCP Containment Breach, Black & White 2, Lifeline của Three Minute Games. Và điển hình cho sự trụy-tim-đẹp-đẽ mà chúng ta đang nói tới Doki Doki.
 

Và điển hình cho sự trụy-tim-đẹp-đẽ mà chúng ta đang nói tới Doki Doki.


“Phá vỡ bức tường thứ tư” là một loại năng lực, có khả năng duy trì và nâng cao

Năng lực “Phá vỡ bức tường thứ tư” có thể được chia làm hai cấp độ:

  • Cấp độ #1: tuy chỉ là gián tiếp, không trực tiếp làm thay đổi hiện tại của người chơi/ khán giả, nhưng nhân vật “phá vỡ bức tường thứ tư” ở cấp độ thứ nhất, luôn nhận thức được mình là một nhân vật giả tưởng, và biết họ đang bị theo dõi bởi một thực tại cao hơn. Biết rõ luôn chuyện thế giới họ đang hiện diện là được tạo ra và có rất nhiều thứ “sai sai”. Nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở đây không làm gì hơn.

nhân vật “phá vỡ bức tường thứ tư” ở cấp độ thứ nhất
 

  • Cấp độ #2: là khi có nhận thức thực tại khác cao hơn và có nhiều phản ứng được đưa ra để thách thức thực tại đó: van nài, yêu cầu, ra lệnh, trò chuyện, tâm sự, hoặc chủ động khủng bố tinh thần khán giả/ người chơi. 
     

van nài, yêu cầu, ra lệnh, trò chuyện, tâm sự, hoặc chủ động khủng bố tinh thần khán giả/ người chơi.


Nhân vật Monika của Doki Doki là một ví dụ điển hình cho cấp độ thứ hai, hạng nặng của năng lực “Phá vỡ bức tường thứ tư”. Trông có vẻ hiền lành, chỉnh chu, vô hại, nhưng cuối lần chơi thứ nhất, khi Monika hiện lên im im mà đầy đe dọa và bắt đầu tương tác với chính người chơi. Thì bạn sẽ phải lên cơn hoảng loạn, máu dồn lên não, tay chân bủn rủn vì cảm giác rợn người, kinh dị Nhật mà nó mang lại. 
 

tay chân bủn rủn vì cảm giác rợn người, kinh dị Nhật mà nó mang lại.


Không chỉ vậy Monika còn có năng lực tự thay đổi trò chơi (điển hình là xóa các nhân vật khác đi, chèn tên mình vào các cuộc đối thoại, muốn cho ai chết thì chết, muốn sửa ending sao là sửa). Cao tay hơn các game từng vận dụng nghệ thuật này, Monika còn giật luôn quyền kiểm soát của của người chơi, gián tiếp mượn tay người chơi để mang tới những ending khác nhau theo ý cổ. 
 

Monika còn giật luôn quyền kiểm soát của của người chơi


Dẫn tới cuối cùng bạn chỉ còn cách duy nhất là vào file game xóa tất tần tật dữ liệu về Monika, một cách thủ công (Mà ngay cả làm chuyện này bạn cũng không được yên ổn về mặt tinh thần đầu, cứ thử xóa file từ lúc mới vào game đi, bạn sẽ thấy Monika  trả thù ghê rợn cỡ nào hix).
 

file game xóa tất tần tật dữ liệu về Monika


Là nghệ thuật hay phản nghệ thuật?

Bạn nghĩ sao về một cuốn tiểu thuyết đang yêu cầu người đọc phải chạy đi tìm thêm các nguồn tham khảo bên ngoài để hiểu thêm về các tầng nghĩa của nó?

Bạn nghĩ sao về một tựa game nói rằng nó muốn bạn làm việc A.B.C nằm ngoài nhiệm vụ hệ thống ban đầu của nó? 
 

Bạn nghĩ sao về một tựa game nói rằng nó muốn bạn làm việc A.B.C nằm ngoài nhiệm vụ hệ thống ban đầu của nó?


Nhìn nhận các tình huống trên là nghệ thuật hay phản nghệ thuật còn rất tùy vào mỗi người. Nhưng bạn sẽ không thể phủ nhận độ hấp dẫn, đi sâu vào lòng người, đào khoét ngóc ngách tâm hồn và càn quét cảm xúc dữ dội của tất cả các tác phẩm nghệ thuật vừa kể ở trên. Kể cả tựa game Doki Doki “quái vật” này.
 

Kể cả tựa game Doki Doki “quái vật” này.


“Không có gì là vĩnh viễn ngoại trừ sự thay đổi” – Heraclitus. Thế giới (chúng ta cho rằng) thực mà ta đang sống, thế giới của những trò chơi, của những quyển tiểu thuyết, áng văn, tác phẩm hội họa, điện ảnh đều vận động không ngừng. Không lý do gì có thể ngăn cản được sự “với tay” của một vài cá nhân hòng chạm vào một thế giới khác, cao, xa hơn. Và nếu bạn không chấp nhận một trường phái nghệ thuật mới, như “Phá vỡ bức tường thứ tư” chẳng hạn, nghĩa là bạn vô tình chối bỏ luôn sự đổi thay vốn phải có của chính mình.
 

Mỗi thế giới đều không có giới hạn, không vĩnh viễn và luôn có thể thay đổi.

Mỗi thế giới đều không có giới hạn, không vĩnh viễn và luôn có thể thay đổi. Nhân vật nữ này trong Westwood đã luôn nhận ra thế giới mình quá sai và luôn muốn tìm ra sự thật ở thế giới bên kia, nơi những kẻ kiến tạo đang làm ra những cốt truyện điên rồ


Vì biết đâu, suy nghĩ về “the 4th wall” nhiều như vậy là chính bạn cũng đang tự phá vỡ bức tường thứ tư với một thế giới nào đó khác rồi đấy.

Lời kết

Mọi trò chơi đều chỉ là trò chơi. Không có phép màu nào xảy ra sau khi bạn trải nghiệm một tựa game dù hay hay dở. Nhưng chính khái niệm “Bức tường thứ tư” và khả năng “Phá vỡ bức tường thứ tư” được cài cắm tinh vi điệu nghệ trong game, sẽ khiến bạn mở rộng thế giới quan của mình. Chiêm nghiệm cuộc sống nhiều hơn, thận trọng hơn trong mỗi lựa chọn ở đời thực, trân trọng từng nhân vật game đi qua đời mình. Ấy chính là tất cả những gì mà nghệ thuật đỉnh cao này mang lại. 
 

Ấy chính là tất cả những gì mà nghệ thuật đỉnh cao này mang lại.

Believe it or not. Khái niệm “Bức tường thứ tư” vẫn ở đó xung quanh ta, và sẽ còn được nâng lên những tầm cao mới, mang lại trải nghiệm thấu cảm vô biên cho mọi người.

Mà trước tiên thì bạn phải chơi  Doki Doki Literature Club! đi thôi. Tựa game có quá nhiều thứ quái đản, thử thách cao độ sức khỏe tâm thần người chơi với rất nhiều tình tiết nhạy cảm này chắc chắn sẽ đưa bạn tới cảnh giới chiêm nghiệm cuộc đời cao nhất đấy.

Xem thêm: Doki Doki Literature Club Plus! Game kinh dị tâm lý trên nhiều hệ máy

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên