Review đánh giá game God of War Ragnarok: tưởng phần trước đã tới hạn nhưng giờ còn hoành tráng hơn

Series game God of War làm mưa làm gió, khuấy động lòng người hâm mộ với nhân vật chính Kratos đầy căm hận. Kratos bao phen thể hiện cường quyền, quyết chiến với những vị thần đỉnh Olympus, phá hoại các đền thờ Hy Lạp, đạp đổ, cười nhạo những thứ con người từng tin tưởng tôn thờ gọi là “thần linh”. 

Xem thêm: God of War Ragnarok điều cần biết về game

Series game God of War làm mưa làm gió


Tiếp nối câu chuyện dài về tình yêu và hận thù, God of War: Ragnarok, phần mới nhất của series mang đến những góc mới, khác lạ, đầy đủ và toàn diện hơn cho người chơi. 

Nó sẽ làm bạn nhớ tới cao trào cuộc chiến toàn giới rầm rộ đẫm máu mà những phần kết các phim Lord of the Rings: Return of the King hay Avengers: Endgame mang lại. Bạn sẽ phải đi qua rất nhiều sự kiện và nhân vật, vượt qua vô số cạm bẫy khó khăn, tích lũy, dồn nén cảm xúc để rồi bùng nổ trong phần mới nhất mang tên God of War Ragnarok.
 

dồn nén cảm xúc để rồi bùng nổ trong phần mới nhất mang tên God of War Ragnarok.


Về God of War Ragnarok

God of War: Ragnarok là phần tiếp theo trực tiếp của God of War. Trong phần này Kratos, cùng con trai Atreus, đang cố gắng thực hiện ước nguyện sau cùng của vợ mình. Trên hành trình gian nan đó, các vị thần Bắc Âu dĩ nhiên đã phát hiện ra tung tích của hai bố con. Kratos đã phải ra tay bảo vệ con trai và giết chết vị thần Baldur. 
 

God of War: Ragnarok là phần tiếp theo trực tiếp của God of War


Tuy nhiên Kratos lại muốn cứu mẹ của Baldur là Freya khỏi cái chết, nhưng trớ trêu thay, Freya đã quay ngược lại chống đối Kratos và Atreus và tạo ra Fimbulwinter. Một mùa đông kéo dài nhiều năm từ Fimbulwinter đã tạo nên Ragnarok. Đây chính là kết thúc báo trước cho toàn 9 cõi.
 

Tuy nhiên Kratos lại muốn cứu mẹ của Baldur là Freya khỏi cái chết


Chưa chơi các phần trước, liệu có chơi được God of War Ragnarok?

Thẳng thắn mà nói, về mặt cốt truyện, nếu ai đó bỏ lỡ hoặc chưa từng chơi God of War 2018, bạn sẽ khó lòng hiểu được God of War Ragnarok vì có nhiều tình tiết quan trọng ở phần này. Với những ai may mắn bắt kịp nhịp độ và cốt truyện, sẽ nhanh chóng cảm thấy thân thuộc với God of War Ragnarok. 
 

Thẳng thắn mà nói, về mặt cốt truyện, nếu ai đó bỏ lỡ hoặc chưa từng chơi God of War 2018


Còn nếu bạn là người chơi hệ hành động, không quan tâm mấy đến nhân vật phụ cũng như thăng trầm các mối quan hệ trong đó, thì chỉ riêng gameplay, God of War Ragnarok là game bạn phải chơi vì mức độ cầu kỳ, đã tay đã mắt của hàng loạt các trận chiến ác liệt.

God of War Ragnarok, vừa lạ vừa quen

Vừa vào game, bạn sẽ nhanh chóng nhận diễn các kẻ thù quan trọng. Mạnh nhất chính là Odin, thủ lĩnh các vị thần Bắc Âu. Hắn đã biết Ragnarok  sắp đến, nên muốn lợi dụng Atreus và Kratos để sống sót qua kiếp nạn. Nhưng Kratos không tin Odin, cũng không quan tâm tới mấy việc của thần thánh. Thứ duy nhất Kratos quan tâm lúc này là giúp con trai của mình được trưởng thành và lớn lên an toàn để chuẩn bị cho đại nạn khắc nghiệt mà họ sắp phải vượt qua.
 

God of War Ragnarok, vừa lạ vừa quen


Nhưng bằng cách này cách khác, cả hai bố con rồi cũng bị lôi kéo vào mưu đồ của các vị thần. Để rồi phải cùng nhau hành trình qua 9 cõi để tìm ra cách hủy diệt nguy cơ của đại thế giới. 

Dẫn dắt tình huống như vầy về mặt gameplay rất hợp với phong cách tạo ra các cuộc chiến hoành tráng mà người chơi từng thấy trong God of War 2018. Sang phần mới này, vũ khí chính của Kratos vẫn là Leviathan Axe và Blades of Chaos - Rìu Leviathan và Lưỡi kiếm Hỗn mang. Lần nữa cho thấy chúng là cặp đôi vũ khí đáng gờm và cực kỳ hữu ích cho các cuộc đại chiến sắp tới. 
 

Dẫn dắt tình huống như vầy về mặt gameplay rất hợp với phong cách


Khởi đầu trò chơi, bạn sẽ cùng nhân vật thực hiện một số các move cơ bản mạnh mẽ làm nóng bầu không khí. Sau đó bạn bắt đầu thêm vào các kho vũ khí của mình hàng loạt các hình thức nâng cấp vũ khí, từ đó tạo ra các đòn tấn công runic mạnh mẽ hơn cho từng loại vũ khí. Có cả chế tạo áo giáp, tìm vật phẩm phép thuật mới và mở khóa các kỹ năng mới trong một hệ thống nâng cấp khá phức tạp. 

God of War Ragnarok cũng có nhiều move di chuyển nhanh chóng mặt bạn có thể mở khóa dọc đường. Còn có cả kho áo giáp nữa. Tất cả những thay đổi này, dù nhỏ dù lớn đều ảnh hưởng tới các chỉ số của Kratos.
 

God of War Ragnarok cũng có nhiều move di chuyển nhanh chóng mặt


Nếu bạn cài đặt mức độ khó cao hơn, bạn có thể sẽ phải tốn nhiều thời gian cho các nhiệm vụ phụ để có được các tài nguyên cần thiết giúp tối đa hóa vũ khí này. Còn ở chế độ bình thường, bạn cũng có thể khá dễ dàng bắt gặp chúng trên đường.

Chiến đấu với vai Kratos cảm thấy thế nào?

Chỉ một từ “Hài lòng”.
 

Chiến đấu với vai Kratos cảm thấy thế nào?


Dù bạn đang chiến với chỉ một con quái vật khổng lồ hay cả đám đông kẻ thù thì Kratos vẫn phản ứng cực mạnh mẽ với mức độ linh hoạt đẳng cấp như một vị thần. Dĩ nhiên để Kratos mạnh tới mức mong muốn để có thể thoải mái chiến mọi kẻ thù, bạn sẽ cần kha khá thời gian nâng cấp này nọ. Rồi cả thời gian để tìm ra phong cách chơi hợp nhất với mỗi người nữa. Nhưng cảm giác chung vẫn là cực kỳ đã và sung sướng.

Kẻ thù trong game

Nhớ lại một chút về God of War 2018. Chiến đấu thì đã khỏi bàn, cốt truyện dẫn dắt quá ok. Nhưng kẻ thù lại thiếu đa dạng so với các phần trước đó, dù Santa Monica Studio đã cố gắng trộn lẫn rất nhiều chủng loại kẻ thù vào trò chơi nhưng dù sao thì chúng cũng chỉ thuộc một vài trường phái chung điển hình. 
 

Kẻ thù trong game


Nhưng sang God of War Ragnarok, khuyết điểm này đã được khắc phục. Đội quân kẻ thù giờ không chỉ đa dạng, đông mà lại còn sở hữu nhiều sức mạnh mới khiến Kratos vật vã sống còn. Như kẻ thù có thể tấn công Kratos bằng một cú đánh nổ trời bifrost huyền ảo ăn cả đống máu của bạn. Chưa kể giờ có thêm những kẻ thù mới, nhỏ thôi không quá khổng lồ nhưng di chuyển thì cực kỳ linh hoạt, chúng có khả năng tự hồi sinh và chữa lành cho lính của mình. Kiểu kẻ thù này bạn phải nhanh chóng xử lý vào đầu trận chiến để diệt trừ hậu hoạn trước khi chúng làm khó sau này.
 

God of War Ragnarok, khuyết điểm này đã được khắc phục


Trùm trong God of War Ragnarok cũng rất đa dạng. Trường phái của God of War nói chung là gồm 2 kiểu trận chiến: lớn và nhỏ vừa. Các trận lớn thường đấu với mấy con quỷ, yêu tinh và sinh vật lạ. Nhưng Ragnarok  hơi khác. Bạn sẽ có thể gặp phải một con rắn to khủng mỗi lần dịch chuyển kéo theo cả cuồng phong, bạn có thể bị tập kích bởi một con sói to đùng như tòa nhà đang hung hãn lao vút lên phía trước đón đầu. Đó là chưa kể rất nhiều các trận đánh sống mái giữa Kratos và các vị thần Bắc Âu, đặc sản không thể thiếu của toàn series này.
 

Trùm trong God of War Ragnarok cũng rất đa dạng

Đồ họa và các lựa chọn kỹ thuật

9 cõi rộng lớn mà Kratos và Atreus đi qua phải nói là quá đẹp. Ragnarok cũng giống một số trò PS5 gần đây, có cả chế độ “favor performance” và “favor visuals” cho người chơi chọn lựa.

Nếu bạn chơi với chế độ hiệu suất mặc định, hình ảnh sẽ được thể hiện với tốc độ 60 fps cố định và độ phân giải thì dao động từ 1440p đến 4K. Chế độ favor visuals sẽ khóa tốc độ khung hình 30 fps, đồ họa 4K nguyên bản. 

Ngoài ra còn rất nhiều lựa chọn setting khác nếu bạn chơi với TV HFR. Polygon đã rất đầu tư vào các lựa chọn kỹ thuật chi tiết này nhằm mang lại sự thoải mái tốt nhất về mặt hình ảnh cho người chơi.
 

Đồ họa và các lựa chọn kỹ thuật


Đáng nói, dù chơi ở chế độ nào, God of War Ragnarok đều đẹp xuất sắc. Khung cảnh đầy tuyết trắng xóa, hồ Midgard đóng băng làm cho bạn cảm thấy như mình đang thở ra khói. Khi đi qua khu đầm lầy tươi tốt của Vanaheim, bạn sẽ cảm nhận được mồ hôi nhễ nhại và cảm giác rít rít khó chịu vì ẩm ướt từ các hiệu ứng hình ảnh mang lại.

Điều gì tạo nên sự thành công của các nhân vật

Nói về các nhân vật, từ 2 người chính là Kratos và Atreus, cho tới dàn nhân vật phụ mà bạn chỉ mới gặp có một hoặc vài lần. Tất cả đều có tạo hình cực chi tiết, sắc nét và cá tính riêng biệt. Nhất la Kratos, xứng tầm nhân vật chính. Bạn thấy như mình có thể chạm vào từng sợi râu trên gương mặt chằng chịt vết sẹo, đôi khi cặp mắt phẫn nộ điên cuồng nhưng đã bạc màu vì thời gian cùng đôi bàn tay chai sạn qua các cuộc chiến của Kratos khiến bạn phải rùng mình nghĩ về những gì người này đã phải trải qua.
 

God of War Ragnarok đều đẹp xuất sắc. Khung cảnh đầy tuyết trắng xóa


Đã nói tới nhân vật thì làm sao có thể bỏ qua công lao lớn và tài nghệ của các nghệ sĩ lồng tiếng đã xả thân cho tựa game. Từ các diễn viên đã quen giọng ở phần trước như Christopher Judge (Kratos), Sunny Suljic (Atreus) và Alastair Duncan (Mimir), cho đến Danielle Bisutti lồng tiếng cho Freya đều xuất sắc. Freya hiện lên đầy ám ảnh, chìm trong đau buồn, bị lòng thù hận lôi kéo dẫn đến những hành động điên cuồng khó đoán. Rồi đến cả Richard Schiff trong vai người cha tội lỗi Odin. Từ giọng nói đã toát lên sự không tin cậy, nghe như có thể chứa cả trời mưu đồ phía trong. 
 

reya hiện lên đầy ám ảnh, chìm trong đau buồn


Mỗi người đã tạo nên mỗi mảng màu thú vị cho trò chơi này. Các diễn viên, kể cả người mới lẫn người cũ hình như có mối quan hệ cực kỳ tốt, đưa đẩy, đan xen, đốc thúc và thổ lộ tình cảm một cách tài tình giống như họ đang thực sự sống trong câu chuyện của mình.

Tuy nhiên vẫn có vài giọng lồng hơi bị quá lố. Như màn trình diễn của Ryan Hurst trong vai Thor vừa làm quá  dẫn đến cảm thấy hơi bị thừa, khiến nhân vật mất chất. 

Chiến đấu với 2 nhân vật, cảm giác thế nào?

Đầu tiên, có thể nhiều bạn sẽ thấy God of War Ragnarok hơi bị quen quen trong suốt 3-4 giờ chơi đầu tiên, như thể mình đang chơi một DLC chứ không phải là một game hoàn toàn mới trên PS5.

Có thể hiểu nhà phát triển giúp người chơi đề-ba để nhập cuộc tốt hơn về sau.
 

Lần đầu tiên, ngoài Kratos, chúng ta còn được chơi với một nhân vật mới


Cho nên, nếu bạn kiên nhẫn một chút xíu, vượt qua giai đoạn hơi quen quen na ná này, thì một cú hích sắp bắt đầu. Cuối nhiệm vụ mở rộng đầu tiên của game, God of War Ragnarok đã thực sự chuyển mình trở nên cực kỳ ấn tượng. Bạn sẽ bắt đầu thưởng thức một trường đoạn dài, hàng giờ liền, một máy quay duy nhất không kèm bất kỳ cutscene nào chen ngang (trừ phi bạn chết). 

Sau trường đoạn này, máy quay sẽ di dời khỏi Kratos từ từ, chuyển sang Atreus, các cutscene tiếp tục xuất hiện. Và khi bạn kịp định thần xong sau màn cutscene này, bạn sẽ bắt đầu chơi trong vai Atreus, đứa con ngỗ ngược của Kratos.
 

Sau trường đoạn này, máy quay sẽ di dời khỏi Kratos từ từ


Lúc bạn xả vai Kratos để chuyển sang Atreus cũng là lúc câu chuyện bắt đầu trở nên phức tạp, bớt tuyến tính hẳn so với các phần game trước. Atreus có phong cách chiến đấu khác hoàn toàn với cha mình. Cậu thanh niên này thích dùng cung để chiếm lợi thế từ xa hơn là chiến tay đôi. Theo đó, bạn ngay lập tức có một cách thức hoàn toàn mới, quá trình làm quen là có nhưng rất hứng thú, giống như ở nhà lâu ngày được du lịch đổi gió vậy.

Giá trị của nhân vật nhập vai thứ hai

Về lối chơi, ở phiên bản 2018, đóng vai một nhân vật thứ hai là Atreus là một đột phá, hẳn vẫn luôn là một trải nghiệm quá vui, vừa thú vị. Nhưng sang Ragnarok lối chơi này còn mở ra cho người chơi nhiều khả năng chiến đấu hơn và mang ý nghĩa sâu sắc hơn cho toàn cốt truyện.
 

Lúc bạn xả vai Kratos để chuyển sang Atreus cũng là lúc câu chuyện bắt đầu trở nên phức tạp


Cũng thông qua Atreus, với thân hình khác cỡ với ông bố sẽ cho bạn cái nhìn cận cảnh hơn trong các trận chiến. Thêm vào đó, bạn có dịp nhìn thẳng vào Kratos từ một góc nhìn khác, để cảm nhận rõ ràng hơn giá trị tinh thần của trò chơi, khi cả hai người yêu thương nhau, luôn muốn làm điều tốt nhất cho nhau nhưng đôi khi lại dẫn đến những sai lầm.
 

Cũng thông qua Atreus, với thân hình khác cỡ với ông bố


Mối quan hệ cha con cùng việc nhập vai cả hai người lần này cũng mở đường cho sự xuất hiện của nhiều cặp đôi nhân vật mới vì cả Kratos lẫn Atreus đều có những mối quan hệ riêng, với cả người quen lẫn người sắp gặp. Các cặp đôi bất đắc dĩ này cũng là phương tiện giúp câu chuyện được mở rộng ra khỏi phạm vi hai nhân vật chính. 
 

Mối quan hệ cha con cùng việc nhập vai cả hai người lần này cũng mở đường


Nó làm hằn lên những mối xung đột lớn, giữa cha mẹ và con cái. Ai cũng đều có vấn đề của mình, mỗi người đều phải đối diện với những chấn thương tâm lý, và sự va chạm thế hệ. Bằng cách cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn, theo xử lý của từng người chơi, bạn sẽ mở ra các ending khác nhau cho câu chuyện lớn.

Giá trị của dàn nhân vật phụ

Kẻ thù nhiều hơn trong God of War Ragnarok thì không nói rồi. Ta đang nói tới các nhân vật phụ. Nhờ có nhiều nhân vật mới hơn mà thế giới trong game giờ trở nên sống động, đông đúc với đường dây các mối quan hệ chằng chịt hơn hẳn. 
 

Nó làm hằn lên những mối xung đột lớn, giữa cha mẹ và con cái


Bạn đi qua vương quốc người lùn Svartalfheim, trải qua cuộc gặp gỡ với các đồng minh mới ở Vanaheim, vương quốc quê hương của Freya và các vị thần Vanir khác. Rồi bạn lại gặp các vị thần và cả con người ở Asgard, vùng đất Odin đang trị vì. 

Trong những ngày khốc liệt của tâm điểm chết chóc Fimbulwinter, bạn sẽ không gặp được quá nhiều nhân vật bình thường đâu, thay vào đó là các tính cách, xuất thân và cả cách phản ứng dị thường khó hiểu. Chính tập hợp này đã tạo nên rất nhiều màu sắc khác nhau trong trò chơi lần này.

Cảm thấy thế nào khi chơi God of War Ragnarok?

Kể cả bạn là người hâm mộ lâu năm của câu chuyện chung, thì xem ra God of War Ragnarok hình như có thời lượng hơi dài. Có thể nhà phát triển kỳ vọng nhiều, muốn mở thế giới, nhân vật và các sự kiện ra lớn hơn nên cần thêm thời gian để diễn giải, kết nối mọi thứ lại mạch lạc. Nhưng nếu bạn không thật sự yêu God of War thì hầu như rất khó để đu theo hết game.

 

 

Trailer God of War Ragnarok

Cụ thể, để chơi hết nhiệm vụ chính bạn sẽ mất khoảng tầm 28 giờ, đó là làm rất rất ít nhiệm vụ phụ nhé, cái nào né được thì né rồi.

Xem thêm: Thời lượng game ngắn hay dài phụ thuộc vào các yếu tố nào P1 

TUY NHIÊN

Câu chuyện của God of War Ragnarok lại rất chất lượng, đúng nghĩa đen. Đặc biệt là khoảng 3 tiếng đồng hồ cuối cùng khi mà nhân vật đã tập hợp đủ mọi thứ chuẩn bị cho cuộc chiến hoành tráng sau cùng để phá hủy Ragnarok.

Bạn có một trận chiến long trời lở đất, tỷ lệ sống chết ngang nhau, dàn dựng thì hoành tráng, không gian đồ sộ, âm thanh điên cuồng, và một cú twist để đời. Vừa thỏa mãn cảm xúc, vừa thỏa mãn tầm nhìn và thính giác. 3 giờ đó chỉ có thể nói là nghẹt thở với mọi người chơi game.

Và cả khi bạn đã hoàn tất cốt truyện chính thì vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá ở 9 cõi dị thường này. Trong đó gồm cả hàng đống nhiệm vụ phụ chỉ mở khóa khi bạn phá đảo trò chơi.

Xem thêm: 10 tựa game siêu khó gần như không thể phá đảo

LỜI KẾT

God of War Ragnarok hấp dẫn, kịch tính, rộng mở, táo bạo, nhiều kẻ thù, nhiều nhân vật hơn, chứa vô vàn giá trị cảm xúc giằng co đáng quý, độc đáo với lối chơi điều khiển một nhân vật thứ hai ngoài Kratos huyền thoại. 
 

God of War Ragnarok hấp dẫn, kịch tính, rộng mở, táo bạo


Nếu bạn đã dõi theo God of War từ ngày đầu, thì không có lý do gì mà không chơi một end game hoành tráng như God of War Ragnarok. Còn với ai lần đầu tiên nghe nói tới GoW thì thành thật khuyên là bạn nên chơi các phần trước đó đã, nhất là God of War 2018 trước khi bước chân vào thế giới God of War Ragnarok. 

Bạn vẫn đang phân vân không biết có nên mua God of War Ragnarok về chơi không à? 

PHẢI MUA. Đây sẽ là một câu chuyện thần thoại Bắc Âu tráng lệ, bạo liệt và điên cuồng nhất mà bạn từng chơi đấy. 


 

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên