MỘT TỰA GAME ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA THẾ NÀO / QUY TRÌNH LÀM RA TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ?

Bạn và tôi, chúng ta đã chơi qua rất nhiều trò chơi điện tử lớn bé, đơn giản tới phức tạp, bình dân tới bom tấn. Nhưng có lẽ ít khi nào chúng ta lại biết rằng để làm ra một tựa game như thế, là cả một quá trình dài, “đau đớn”, ngốn rất nhiều thời gian công sức, tiền bạc của nhiều bên có liên quan. 
 

MỘT TỰA GAME ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA THẾ NÀO / QUY TRÌNH LÀM RA TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ?


Hôm nay mời bạn cùng nShop tìm hiểu về quy trình làm ra một trò chơi điện tử. Hiểu để trân quý hơn công sức của người làm game, đồng thời có cái nhìn thoáng đãng, khách quan hơn về mỗi tựa game mình trải nghiệm, nhé. 

Một tựa game đã được làm ra như thế nào/ Quy trình làm ra một trò chơi điện tử

Dù là một tựa game hạng A với ngân sách phát triển và quảng bá khổng lồ hay chỉ là một game indie thuộc sở hữu nhóm nhỏ vài cá nhân, thì quy trình phát triển một tựa game luôn gồm rất nhiều khâu. Vì một trò chơi hoàn thiện sẽ cần đến nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hình ảnh, phong cách nghệ thuật, video, câu chuyện, lập trình, kịch bản, tiếp thị… 

Nhưng nhìn chung, nói ngắn gọn, thì làm ra một trò chơi sẽ bao gồm các quy trình sau:

1/ Ý tưởng hoặc Khái niệm cốt lõi cho trò chơi

Ý tưởng hoặc Khái niệm cốt lõi cho trò chơi


Thông thường, tầm nhìn của một tựa game sẽ được thành hình trong giai đoạn ý tưởng này. Các nhà phát triển khởi đầu sẽ xác định các yếu tố cơ bản của tựa game bao gồm:

  • Thể loại trò chơi
  • Tưởng tượng ra cốt truyện chính 
  • Các anh hùng và nhân vật chính
  • Thiết lập nguyên tắc căn bản cho trò chơi
  • Phát triển chủ đề và môi trường then chốt

Nhưng tất cả đôi khi chỉ nằm trong suy nghĩ hoặc trên giấy


Nhưng tất cả đôi khi chỉ nằm trong suy nghĩ hoặc trên giấy. Để biến các ý tưởng vừa kể trên thành hiện thực sẽ đòi hỏi có các khái niệm rõ ràng hơn. Khâu này liên quan tới quá trình thu thập ý tưởng từ các bên, các cá nhân chính có liên quan tới việc phát triển trò chơi. 

Sau khi thu thập các ý tưởng xong, cả nhóm làm việc sẽ cùng ngồi lại để thảo luận về tính khả thi của trò chơi. Ở giai đoạn này, nhóm phát triển sẽ cần có luôn hướng giải quyết các vấn đề chi phí, gọi đầu tư, tiến trình, kỳ vọng và khả năng kỹ thuật cho trò chơi, để chuẩn bị tiến sang bước tiếp theo.

2/ Phân tích thị trường

Phân tích thị trường

Lấy ví dụ nhé. 

Có một game FPS tên là Duke Nukem Forever, đã mất 15 năm phát triển, nhưng cuối cùng tất cả thời gian và công sức đó lại không đi cùng với thành công, nói trắng ra là không thu được nhiều lợi nhuận do người chơi không mấy hào hứng.

Thực tế là đa phần các tựa game không mất quá nhiều thời gian như vậy, nhưng việc phát triển ra một trò chơi luôn tốn rất nhiều tài nguyên, đôi khi đắt đỏ. Chưa kể liên quan tới rất nhiều bên, công sức, tiền bạc, thời gian đổ ra không ít. 

Cho nên để mọi đầu tư được bù đắp xứng đáng (hoặc hơn thế), các nhóm phát triển nhất thiết phải tiến hành phân tích thị trường. Phần việc này sẽ giúp xác định xem game sắp làm ra có bán được hay không. Và thực chất đâu là mong muốn, hay kỳ vọng thật của người chơi. 

Trong giai đoạn này, các nhà phát triển game cần kiểm tra lại mọi xu hướng chơi game, liên tục theo dõi các trang web fan game nổi tiếng. Hoặc có thể tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu qua bảng câu hỏi hoặc thăm dò ý kiến người chơi. Tùy vào mô hình hoạt động và mức độ đầu tư, bước phân tích thị trường có thể được nhóm phát triển tự tiến hành hoặc thông qua một bên thứ ba (thường là các công ty điều tra, nghiên cứu thị trường trong ngoài nước).

3/ Giai đoạn trước khi bước vào sản xuất

Phân tích thị trường sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các tính năng người chơi muốn có. Các thông tin này sẽ tạo cơ sở cho quá trình tiền sản xuất.

Giai đoạn trước khi sản xuất, các thiết kế, nhà phát triển, nhà phát hành, người viết kịch bản, lập trình viên sẽ làm việc cùng nhau để phác thảo ra cơ chế cơ bản của trò chơi. Tiếp theo là tạo nên các nguyên mẫu (prototype). Rồi cùng thảo luận để đặt ra các thời hạn của dự án. Sau đó sẽ thu thập, sàng lọc các tài liệu cần thiết và có kế hoạch phát triển thử nghiệm cho trò chơi. 

Giai đoạn trước khi bước vào sản xuất

Lúc này, nhóm phát triển sẽ lên ý tưởng về câu chuyện cụ thể và nhân vật trong trò chơi, đồng thời xác định ra các yếu tố chính tạo nên điểm hấp dẫn cho tựa game của mình.

4/ Giai đoạn chính thức phát triển

Vì sẽ có rất nhiều phần, nhiều bên liên quan tới quá trình phát triển ra một tựa game, nên đôi khi sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. 
 

Giai đoạn chính thức phát triển


Trong giai đoạn phát triển chính thức, nhóm phát triển sẽ thực hiện hóa các yếu tố đã được thiết lập ra ở đoạn tiền sản xuất. Gồm:

  • Giao diện người dùng
  • Hệ thống nhân vật
  • Âm thanh
  • Cốt truyện
  • Lập trình

nhóm phát triển sẽ thực hiện hóa các yếu tố đã được thiết lập ra ở đoạn tiền sản xuất


Sau nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm làm việc, một số hay nhiều yếu tố kể trên có thể bị thay đổi (bao gồm thêm thắt, bổ sung, chỉnh sửa hoặc loại bỏ) vì nhiều lý do khác nhau. Như chi phí quá hạn mức, thiết kế thay đổi, tài nguyên hạn chế, đổi ngày phát hành, hoặc các bản demo không được đón nhận như mong đợi…  Nói chung đây là giai đoạn căng thẳng, áp lực và dễ diễn ra nhiều thay đổi nhất với một tựa game.

5/ Giai đoạn kiểm tra

Giai đoạn kiểm tra


Sau khi game đã được phát triển khá ổn, chuẩn bị đưa ra phát hành, các nhà phát triển phải làm việc căng thẳng thêm một giai đoạn nữa để đảm bảo trò chơi hoạt động chuẩn xác như mong muốn. Người kiểm tra  chất lượng game gọi chung là các chuyên gia QA sẽ tiến hành chơi thử, so sánh, đối chiếu, tìm lỗi, dò ra lỗ hổng và tính năng chưa đúng để báo lại cho các nhà phát triển và có sự điều chỉnh kịp thời. Ví dụ lỗi một nhân vật người thường lại có thể đi xuyên tường.
 

Sau khi game đã được phát triển khá ổn, chuẩn bị đưa ra phát hành


Giai đoạn thử nghiệm cũng cho biết luôn rằng liệu tiến trình của game có hoạt động đúng như kỳ vọng không, thuật ngữ gọi là flow analysis. Như việc câu chuyện có phù hợp với hành trình người chơi không, diễn tiến trước sau có logic, hợp lý nhất quán với nhau chưa… Bước này giúp trò chơi lần nữa được cải thiện, mượt mà, khéo léo và logic hơn. 

Nhiều nhà phát triển cũng dùng cách phát hành game phiên bản Alpha cho một số hạn chế các đối tượng người chơi, sau đó mở rộng dần nhóm người chơi để nhờ họ chơi thử và báo cáo lỗi về cho mình. Từ đó đề ra các phương án cải tiến khả thi trong thời gian nhanh nhất.

6/ Phát hành game

Phát hành game


Sau khi kiểm tra, nhận phản hồi và sửa lỗi trò chơi, các nhà phát triển sẽ đi sang bước tiếp theo: phát hành bản Beta chính thức, một phần của việc phát hành game sau đó. 

Giai đoạn Beta này mở game cho nhiều đối tượng người chơi hơn. Một phần để bổ sung tác dụng quảng bá trò chơi, phần nữa là để thu hút những người chơi có sức ảnh hưởng, tạo tiếng vang trong cộng đồng cũng như thu về nhiều ý kiến, phản hồi có giá trị.

Sau Beta, nhà phát triển kết hợp các thay đổi cuối cùng của trò chơi, giải quyết cho xong các lỗi còn tồn đọng và chuẩn bị hoàn thiện cho phiên bản ra mắt chính thức. 
 

Giai đoạn Beta này mở game cho nhiều đối tượng người chơi hơn


Bản game hoàn thiện sẽ được gửi đến các nhà sản xuất đĩa vật lý hoặc các kênh phát hành trực tuyến. 

Cuối cùng, nhưng đôi khi lại rất quan trọng, chính là khâu Tiếp thị cho trò chơi. Bao gồm quảng cáo, các hoạt động khuyến mại, hoạt động tiếp thị bên lề hoặc liên kết với một sự kiện đồng thời diễn ra nào đó. Tùy vào chính sách và chiêu trò Tiếp thị, một tựa game có thể từ vô danh trở thành cái tên triển vọng hoặc ngược lại. Tất nhiên, Tiếp thị tốt có thể thu hút được nhiều người chơi ban đầu. Nhưng sau đó vẫn là về chất lượng. Chất lượng trò chơi sẽ quyết định bao nhiêu người chơi còn ở lại trung thành sau khi hiệu ứng tiếp thị nóng bỏng qua đi.

7/ Các hoạt động sau ngày phát hành game

Các hoạt động sau ngày phát hành game


Như có lần đã kể cùng các bạn trong bài “Những lầm tưởng thường thấy về công nghiệp trò chơi điện tử”, một trò chơi sau khi phát hành không phải là hết việc.

Sau ngày ra mắt, game vẫn còn tiếp tục được duy trì, phát triển, cải tiến hoặc mở rộng tùy định hướng ban đầu của nhà phát triển. 
 

Sau ngày ra mắt, game vẫn còn tiếp tục được duy trì, phát triển

Các hoạt động sau ngày phát hành game bao gồm:

  • Đánh giá thành công của lần ra mắt
  • Liệt kê lỗi, phản hồi, các điểm cần cải tiến
  • Lên lịch trình cho các bản cập nhật, thông báo đến cộng đồng nếu cần thiết
  • Có kế hoạch ra mắt thêm các bản mở rộng DLC, nội dung mới, bổ sung tính năng mới hoặc kế hoạch lớn hơn cho phần tiếp theo của trò chơi

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tóm tắt được một số khâu quan trọng trong quá trình phát triển ra một tựa game hoàn thiện. Phức tạp hơn ta vẫn nghĩ nhiều phải không các bạn. 

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên