Chơi một game duy nhất từ năm này qua tháng nọ thì đã sao, miễn thích là được

Nếu bạn có lỡ bỏ qua quá nhiều tin tức game mới hoặc có nhiều game trong máy mà vẫn không chơi, chỉ chơi một trò duy nhất thời gian cũng khá lâu rồi, thì cũng đừng nghĩ mình hơi kỳ quái. Gamer chỉ chơi một trò từ ngày này qua tháng nọ thậm chí trong nhiều năm, như bạn, cũng nhiều lắm. Bạn không cô đơn đâu.
 

Chơi một game duy nhất từ năm này qua tháng nọ thì đã sao, miễn thích là được

Vì game là nền nghệ thuật khác người

Game là cả một nghệ thuật, nhưng đó là kiểu nghệ thuật khác với sách, với phim ảnh. Ít ai có thể xem liên tục duy nhất mỗi quyển sách trở đi trở lại nhiều lần, và cũng chẳng ai có thể xem hoài chỉ một bộ phim. Nghệ thuật trong thế giới trò chơi chính là mang lại Nội dung thông qua Trải nghiệm. Vì vậy mà nó khác biệt hoàn toàn.

Bạn có thể chơi Dark Souls 10 lần, ‘mỗi lần đều theo cách khác nhau. Lúc chiến đấu tay không, lúc kèm khiên phòng thủ, khi khác lại trang bị vũ khí đầy mình. Bạn cũng có thể chơi sáu bảy trăm giờ Overwatch không biết chán. Vì mỗi lập bước vào game là có ngay những đồng đội ngẫu nhiên mới, chiến lược theo đó cũng chẳng bao giờ lặp lại. 
 

Vì game là nền nghệ thuật khác người


Rõ ràng chúng ta có thể chơi hoài một trò chơi nào đó mình quá đỗi yêu thích. Và kể cả như vậy, vẫn không ai dám nói bạn là một game thủ nhàm. Trò chơi để đời này của mỗi người có thể là bất cứ tựa game nào: Liên minh huyền thoại, Super Smash Bros, Zelda, Candy Crush, The Witcher 3. Cái nào cũng được hết. Vài người tôi biết chìm đắm trong một trò chơi cả một thời thanh xuân của họ và chỉ thay đổi sang một trò chơi khác khi đã bước sang một giai đoạn trưởng thành mới của cuộc đời. Đâu phải tự nhiên mà Video game lại nghiễm nhiên trở thành ngành công nghiệp trị giá trăm tỷ đô nhỉ.

Có khi không phải là một tựa game mà là chơi một series trong nhiều năm, cũng có cái hay riêng

Còn có một thực tế khác. Trong nhiều thập kỷ qua, vì mục tiêu và lợi ích kinh doanh, các nhà phát hành game đã tận dụng nhiều chiêu thức tiếp thị, phương pháp mua hàng nối tiếp nhau để kích thích tiêu dùng từ người chơi. Chương trình ưu đãi đặt trước, các sự kiện công bố game hoành tráng, bộ sưu tập các bản remake, remastered của các game huyền thoại đời trước, DLC, ngoại truyện, tiền truyện, bản port game từ một nền tảng khác...

Tôi có người bạn dành cả thanh xuân cho World of Tanks

Tôi có người bạn dành cả thanh xuân cho World of Tanks

Tất cả động thái này hiển nhiên đã có tác động không nhỏ đến hành vi của chúng ta, những gamer thực thụ. 

Nếu bạn là người hâm mộ Final Fantasy thì dễ gì có thể không bắt lấy ngay thời cơ mua môt bộ sưu tập 6 bản remake game FF cổ điển hay một bản Final Fantasy VII remake? Phần lớn gamer đưa ra quyết định kiểu này đều là vì họ thật sự yêu trò chơi đó, không phải là một giây phút tò mò thiếu suy nghĩ. Hoặc nếu có thì chỉ có một tí hiệu ứng FOMO thôi, cho cảm giác “đủ đầy” với chúng bạn. 

Xem thêm: 35 năm nhìn lại 6 phần Final Fantasy cổ điển

Và thế là dù không phải cùng một tựa game, nhưng việc chơi một series game duy nhất từ ngày này sang tháng nọ lại càng xuất hiện nhiều hơn. Như vậy hoàn toàn tốt mà. Tôi ủng hộ hai tay. Tư duy đó giúp bạn đào sâu vào series trò chơi, hiểu sâu hiểu kỹ bề dày lịch sử, cũng như sự khác biệt, tiến triển, thăng hoa của từng phần khác nhau trong cùng series. 

nhưng việc chơi một series game duy nhất từ ngày này sang tháng nọ lại càng xuất hiện nhiều hơn


Như việc học ấy, có người học theo kiểu cái gì cũng biết, mỗi thứ một chút. Cũng hay. Nhưng lại có người học kiểu thích môn nào là cứ đi vào môn đó cho tới tận cùng, ít mà nhiều cũng có cái hay riêng của nó.

Bản thân một tựa game lớn luôn được đầu tư mạnh tay và luôn được đổi mới, cải tiến theo thời gian

Ví dụ điển hình nhất là Overwatch. 

Game này ra mắt từ năm 2016. Cho tới nay ta đã có Overwatch 2 với quá nhiều thay đổi cả về lối chơi lẫn cách tiếp cận trò chơi

Xem thêm: Chơi Overwatch 2 không biết bạn nhận ra 5 điều thú vị này?

Nhưng cả khi bạn quay nhìn lại Overwatch đầu tiên đi. Bản thân trò chơi này cũng thay đổi đáng kể so với ngày đầu. Có nhân vật, bản đồ, chế độ, trang phục mới. Cộng đồng người chơi cũng đã phình ra đáng kể. Thế là mỗi tháng chẳng hạn, khi bạn thăm lại trò chơi yêu dấu của mình, từng phần update nhỏ này lại hiện lên, đưa bạn vào một trải nghiệm không hẳn mới nhưng luôn có sự thú vị riêng đến từ các thay đổi nho nhỏ.

Vậy chơi chỉ một trò trong thời gian dài có gì bất cập?

Như mọi vấn đề, gì cũng có hai mặt.

Chơi một game hay một series duy nhất trong thời gian dài, bạn sẽ làm chủ được tinh thần và mọi chi tiết của trò chơi đó. Nói tới game này bạn sẽ như bắt trúng đài, không ai rành bằng bạn, không ai thưởng thức sâu sắc như bạn.

Vậy chơi chỉ một trò trong thời gian dài có gì bất cập?

Tuy nhiên để có thể tham gia vào các cuộc đàm đạo trà dư tửu hậu với anh em chơi game khác chiến tuyến - những người chơi hệ nhiều game - thì bạn đôi khi trở nên lạc lõng. Không tìm thấy mối đồng cảm với nhóm gamer đó, không tìm thấy tiếng nói chung với số đông. 

Nhưng đổi lại bạn sẽ là gương mặt nổi bật trong các group bàn chuyên sâu và trò chơi bạn đang chơi.

Permaplayer sự thật là ngày càng được trân trọng các bạn ạ

Permaplayer - permanent-player- là từ dùng để gọi những gamer như chúng ta - chơi hoài một tựa game không biết chán. Và hệ gamer này đang được các hãng game nâng như nâng trứng hứng hoa. 

Vài năm qua các hãng game lớn như Activision-Blizzard, EA, Ubisoft, Riot Games… có xu hướng muốn thu hút sự quan tâm của người chơi vào các Trò chơi dịch vụ. Bằng chứng là hàng loạt các trò lớn DoTA 2, Fortnite, GTA, Fallout, .. Liên tục được làm mới với nhân vật, skin, vũ khí, chế độ, bản đồ mới. Và mỗi lần ra mới đáng kể thì luôn đi kèm với kế hoạch quảng báo khá là hoành tráng để đảm bảo không fan hâm mộ nào bỏ sót thông tin. Nhiều công ty đã thẳng thừng công bố họ rất quan tâm đến các permaplayer.
 

Permaplayer sự thật là ngày càng được trân trọng các bạn ạ


Vì sao? Permaplayer chính là người có sức ảnh hưởng cực lớn, là nguồn “khuyên nhủ” đáng tin cậy đưa các tấm chiếu mới đến với trò chơi. Họ là những người gián tiếp giúp cộng đồng trò chơi luôn mở rộng kể cả khi phát hành một thời gian đã lâu. Nói ngắn gọn là vầy. Nếu bạn có bạn thân là một permaplayer, chuyên trị Hearthstone chẳng hạn, bạn sẽ đi từ rủ rê chơi trò khác, tới tò mò, rồi thắc mắc không dằn được phải chơi theo cho biết. Thế là tự bạn đã biến thành một thành viên mới của cộng đồng mà chẳng có tí tác động nào từ nhà phát hành.

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên