35 năm nhìn lại 6 phần Final Fantasy cổ điển: FF xứng đáng là con tắc kè hoa của làng nhập vai mọi thời đại

Final Fantasy được xem là tượng đài của các game nhập vai cả nhiều năm trước, hiện tại và tương lai. Series game 35 năm tuổi này tuy không phải là game nhập vai đầu tiên do Nhật phát triển, cũng không phải là game khai sinh trên máy chơi game gia đình, nhưng đã nói tới thể loại nhập vai JRPG, đây chắc chắn là tên tuổi huyền thoại.

Xem thêm: Bảng xếp hạng toàn bộ nhân vật và game Final Fantasy 2020

Final Fantasy được xem là tượng đài của các game nhập vai cả nhiều năm trước

Vì nhiều lý do.

Lý do lớn nhất có lẽ là vì nó luôn mới. Luôn được phát minh lại, sống lại theo nhiều cách khác nhau và kỳ lạ là hầu như chưa bao giờ để người chơi phải thất vọng trong bất kỳ cuộc đại tu nào.

Sức sáng tạo không biên giới đó từ đâu mà có? Và làm sao để nhà phát triển trong ngần ấy năm giữ nguyên phong độ đỉnh cao của mình?

Final Fantasy, luôn quay lại, luôn trở về và luôn đổi mới

Final Fantasy, luôn quay lại, luôn trở về và luôn đổi mới

Quay trở lại phiên bản đầu tiên -  Final Fantasy gốc trên Famicom năm 1987. Nhà sáng tạo series lúc bấy giờ là Hironobu Sakaguchi kể lại: trước đó ông đã ấp ủ muốn làm một game nhập vai cho Square Enix nhưng vẫn chưa có cơ hội. Một thời điểm vàng đã đến khi tựa game Dragon Quest đạt thành công vang dội năm 1986. Ông biết đó là lúc cần phải bắt đầu, biến ý tưởng Final Fantasy thành hiện thực. 

Final Fantasy gốc trên Famicom năm 1987

Và tất cả sự sáng tạo này bắt đầu từ đâu? Bản gốc Final Fantasy trên Famicom năm 1987. Hironobu Sakaguchi, nhà sáng tạo series huyền thoại hiện nay, từ lâu đã muốn làm một game nhập vai cho Square, nhưng sau thành công vang dội của Dragon Quest vào năm 1986, ông đã nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn để biến Final Fantasy thành hiện thực. 

Nhân cột mốc 35 năm quan trọng của huyền thoại game Final Fantasy

Nhân cột mốc 35 năm quan trọng của huyền thoại game Final Fantasy, cùng với sự kiện ra mắt bộ sưu tập trò chơi cổ điển Pixel Remaster trên Nintendo Switch mới diễn ra, mời bạn, chúng ta cùng nhìn lại 6 tựa game Final Fantasy đã làm nên lịch sự, để cùng xem cách các tên tuổi này đã đổi mới, kế thừa, tiếp nối và phát minh mới như thế nào, cả cách Final Fantasy đã mở đường cho các game nhập vai nổi tiếng thời nay.

Final Fantasy I - Nghệ thuật sáng tạo Class nhân vật

Final Fantasy I - Nghệ thuật sáng tạo Class nhân vật

Nhà thiết kế kiêm chỉ đạo chiến đấu Akitoshi Kawazu đã từng chia sẻ với Jeremy Parish vào năm 2012 “Với tôi, niềm vui trong một game nhập vai bắt đầu từ khi bạn tạo ra một class nhân vật”. Bạn nghĩ xem lời chia sẻ này có đúng với trải nghiệm nhập vai của mình không? Với tôi, nó hơn cả đúng 200%.

Nhìn lại Final Fantasy I. Lấy cảm hứng từ Ultima, Wizardry và Dungeons & Dragons, trò chơi gốc đầu tiên vốn được tạo nên từ nhóm 7 con người tài năng tại  Squaresoft, đứng đầu là Sakaguchi, đã tạo nên một sự khác biệt lớn với cả thành công Dragon Quest trước đó. Mấu chốt của sự khác biệt chính là HỆ THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC NHÂN VẬT trong trò chơi, thứ mà ngày nay chúng ta hay gọi là CLASS NHÂN VẬT.
 

Nhìn lại Final Fantasy I. Lấy cảm hứng từ Ultima, Wizardry và Dungeons & Dragons


Về mặt phong cách, Final Fantasy vốn đã có sự khác biệt với các game nhập vai khác cùng thời điểm. Không hẳn là Trung Cổ, nhưng cũng không hẳn là giả tưởng hoàn toàn. Nó ở giữa và mang dấu ấn tưởng tượng đậm nét dựa trên bối cảnh ngỡ quen thuộc thời Trung Cổ. 

Nhưng không dừng ở đó. Final Fantasy I với sự xuất hiện của các Viên pha lê, 4 Nguyên tố, các Class nhân vật trong trò chơi cùng thiết kế nghề nghiệp rõ ràng mới thật sự tạo nên một làn sóng đột phá. 

Wizardry là thành viên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế ra các class nhân vật và job tương ứng trong vài trò trước đây của hãng. Nhưng Final Fantasy nâng tầm hẳn. Mọi thứ khi hiện diện trong trò chơi này đã được ĐƠN GIẢN HÓA hơn nhiều. Tất cả 4 class bạn chọn đều có thể được nâng cấp. Tính chất này được nối kết hẳn vào trong diễn tiến của câu chuyện tạo nên các khoảnh khắc đáng nhớ mỗi lần nâng cấp. Spotlight hẳn bạn còn nhớ, là khi gặp Bahamut, Vua của loài rồng.
 

Final Fantasy I với sự xuất hiện của các Viên pha lê, 4 Nguyên tố


Bốn class căn bản trong Final Fantasy I gồm: Warrior, Thief, Monk và Mage (gồm White Mage, Black Mage và Red Mage). Chi tiết hơn đó chính là 6 nghề nghiệp chính của nhân vật trong trò chơi này. 

Điều này nghĩa là gì? Bạn không đóng vai một anh hùng chiến binh cứng nhắc như trong Dragon Quest, cũng không phải là một Adol từ đầu tới cuối như nhau trong Ys.  Giờ với cách phân chia class và nghề nghiệp này trong Final Fantasy, bạn có thể là bất cứ ai mình muốn.
 

Kể từ sự thành công đó của Final Fantasy I


Kể từ sự thành công đó của Final Fantasy I, hệ thống nghề nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố tạo nên tính biểu tượng của bất kỳ game nhập vai nào.

Sau đó một thời gian, Final Fantasy III đã tiếp tục cải thiện thiết kế hệ thống Class và Nghề nghiệp này lên tỉ mỉ gấp cả chục lần bằng cách thêm vào nhiều nghề nghiệp hơn, như Summoner, Ranger, Dark Knight và Dragoon.
 

Final Fantasy III đã tiếp tục cải thiện thiết kế hệ thống Class và Nghề nghiệp


Sang tới Final Fantasy V còn có thêm cả các nghề nghiệp quan trọng, cũng tạo nên biểu tượng cho series nói riêng và thể loại nhập vai nói chung: Blue Mage và Samurai. Cả hai trò ra đời sau này đều có nhiều cải tiến trong hệ thống và lối chơi, tuy nhiên bổ sung làm giàu có thêm các class và nghề nghiệp chính là cốt lõi của mọi thay đổi.

Xem thêm: Final Fantasy & 10 nhân vật nữ vừa xinh vừa nhất game

Final Fantasy II – Không phải sự thay đổi nào cũng tốt, nhưng ít nhất dám thử, dám mộng mơ là tinh thần chung của Final Fantasy

Final Fantasy II – Không phải sự thay đổi nào cũng tốt

Final Fantasy IV được xem là phần game nặng nhất về cốt truyện của cả series. Nhưng Final Fantasy II mới thực sự là nơi khơi mào cho tất cả.

Ở nhiều game nhập vai trước đó, câu chuyện hay còn gọi là cốt truyện, đơn thuần chỉ là một nhân vật anh hùng vô danh tự đi lên qua nhiều cuộc chiến, được nâng cấp theo cách kinh điển rồi đi đến cái kết cuối cùng. Không có gì thay đổi trong các năm trước đó. 

Nhưng trong Final Fantasy II, mọi thứ chuyển biến theo hướng khác đi.

Final Fantasy IV được xem là phần game nặng nhất về cốt truyện của cả series

Bạn bắt đầu với 4 nhân vật, bạn có thể đặt tên lại theo ý mình, nhưng mặc định mấy người này có tên là Firion, Maria, Guy và Leon. Và ngay khi bạn còn chưa kịp định thần hay hiểu chuyện gì đang xảy ra thì một trận chiến không cân sức đã diện ra, bạn tất nhiên thua cuộc và ngậm ngùi nhìn đồng đội chết trước mắt mình.

Một cái chết ngay từ đầu câu chuyện đã mở đầu cho tất cả mọi đường dây phía sau: một đội quân nổi dậy, chiến đấu chống lại một Hoàng Đế ác độc cùng đế chế độc tài xấu xa. Nghề nghiệp của các nhân vật từ đầu đã được định sẵn. Mỗi nhân vật đều có ngoại hình, tính cách và động cơ tham chiến riêng. Tuy nhiên trong Final Fantasy II, một điểm quan trọng đã được đưa ra: đây là game duy nhất của cả series KHÔNG CÓ ĐIỂM KINH NGHIỆM EXP. 
 

Nhưng trong Final Fantasy II, mọi thứ chuyển biến theo hướng khác đi.


Kawazu, chuyên gia đảm nhận phần hệ thống chiến đấu, lúc đó, đã thay thế EXP bằng một Kiểu LÊN CẤP PHẢN ỨNG. Nghĩa là nếu một nhân vật dùng kiếm nhiều hơn thì họ sẽ dần quen với nó. Nếu nhân vật nhận nhiều đòn thì HP sẽ tăng lên theo thời gian. 

Cơ chế này khá cầu kỳ, nhưng đã tạo nên một cột mốc quan trọng cho series Final Fantasy vào thời kỳ đầu mới.

Dĩ nhiên không phải sự đổi mới nào cũng đều tốt và nhất quán. Chắc đó cũng là lý do Final Fantasy từ phần II này đã không còn dùng lại hình thức lên cấp này thêm lần nào nữa. Cả hệ thống keyword cũng bị loại bỏ. 
 

Kawazu, chuyên gia đảm nhận phần hệ thống chiến đấu


Tuy nhiên điểm nhấn của Final Fantasy II mà nhiều thế hệ sau thừa hưởng lại là chocobo, Cid, câu thần chú Ultima, áo giáp Genji, vũ khí Blood Sword, Leviathan và chủ đề về các đế chế ác quỷ. 

Final Fantasy II có thể chưa phải là thành tựu lớn trong series Final Fantasy, nhưng bản thân phần chơi này là một minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần dám thử nghiệm, dám mộng mơ và đổi mới của tựa game lớn này. Nếu có trò chơi nào khiến bạn tìm thấy mọi tinh hoa sáng tạo của thế giới video game, thì đó hẳn là Final Fantasy và Final Fantasy II sẽ là cái tên nổi bật trong khía cạnh sáng tạo ấy.

Final Fantasy III - LẦN ĐẦU TIÊN MANG ĐẾN KHÁI NIỆM “TRIỆU HỒI” - SUMMON 

Final Fantasy III - LẦN ĐẦU TIÊN MANG ĐẾN KHÁI NIỆM “TRIỆU HỒI” - SUMMON


Final Fantasy III có rất nhiều điều kỳ lạ đáng nói. 

Đầu tiên chính là dũng khí mở rộng ồ ạt hệ thống nghề nghiệp vốn đã có ở mức căn bản từ FFI. Trong phần III này, người chơi sẽ có được 20 job thay vì chỉ 6 như hồi đầu. Bạn còn có thể hoán đổi giữa các nghề nghiệp này bên ngoài trận chiến. 

Final Fantasy III là kế thừa hoàn hảo của Final Fantasy I. Và vì FFI bị ảnh hưởng bởi Dragon Quest gốc nên phần FF III cũng có thể nói là phần nào ảnh hưởng bởi Dragon Quest III. Nhưng bạn biết không, phần FF III thậm chí làm còn tốt hơn Dragon Quest III nhiều. 
 

Final Fantasy III là kế thừa hoàn hảo của Final Fantasy I


Điểm sáng chói của phần game này nằm ở 2 nghề nghiệp khác biệt, hoàn toàn độc nhất đó giờ chưa có trong lịch sử game thời điểm ấy - Dragoon và Summoner. 

Dragoon về lý thuyết đã có xuất hiện trong FF II, với vai trò là một đồng minh của người chơi tên là Ricard Highwind. Sang phần FF III, vai trò này mới thật sự tỏa sáng. Các class nhân vật có thể dùng được món vũ khí cây giáo cũng đã có trong vài trò nhập vai khác cùng thời. 
 

Dragoon về lý thuyết đã có xuất hiện trong FF II


Tuy nhiên Dragoon lại là một class cụ thể, có khả năng vận dụng cây giáo trên tay như một món vũ khí tối thượng cực kỳ lợi hại. Lại còn có thể kết hợp với các kỹ năng tấn công từ trên không và có thể phòng thủ an toàn trước mọi tấn công của kẻ thù. Dragoon là một class quan trọng trong phần III Final Fantasy.

Thế nhưng spotlight lại đổ dồn vào nghề nghiệp mới lần đầu xuất hiện: Summoner. Summoner như Summons, Aeons, Espers, Eidolons, Astrals, Eikons là người có khả năng triệu hồi các sinh vật to lớn, dũng mãnh với sức mạnh điên cuồng để vào hỗ trợ mình chiến đấu. 
 

ummoner. Summoner như Summons, Aeons, Espers, Eidolons, Astrals, Eikons


Tuy trước đó một vài game nhập vai khác như series Tales của Namco hoặc một số game nhập vai phương Tây cũng đã có hình thức người triệu hồi hoặc linh hồn triệu hồi nhưng sang tới FF III mọi thứ đã trở nên đặc biệt hơn nhiều. 

Các sinh vật được triệu hồi trong trò chơi cũng là một phần quan trọng của cốt truyện và đó không phải chỉ là một loài quái vật thông thường. Đó có thể là một ông già gầy gò nhưng có khả năng hô mưa gọi gió trên chiến trường, cũng có thể là một con chim khổng lồ, hay một chiến binh mặc áo giáp có thể nhảy thật cao trên không và dùng giáo như thần. Chính sự linh hoạt này đã mang lại rất nhiều yếu tố khó lường cho trò chơi.
 

Các sinh vật được triệu hồi trong trò chơi cũng là một phần quan trọng của cốt truyện


FF III cũng rất khuyến khích việc người chơi thường xuyên hoán đổi qua lại giữa các nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số gợi ý chỉ rõ bạn nên dùng một số nghề nhất định vào thời điểm nhất định. Có người cho rằng đây là hạn chế nhưng với đa phần người chơi FF III đều rất cảm kích hệ thống gợi ý này. Vì nhờ có nó mà họ không cần tốn quá nhiều thời gian xác định nghề nghiệp muốn chuyển.

Final Fantasy IV - ATB lần đầu có mặt

Final Fantasy IV - ATB lần đầu có mặt


Final Fantasy IV (bản SNES 16-bit đầu tiên) là trò chơi đã thực sự đưa Final Fantasy lên bản đồ thế giới. Cloud Strife tùy có phiền phức thật nhưng đã góp phần đưa series Final Fantasy vượt ra khỏi phạm vi Nhật Bản đã lan rộng sang các nước châu  u châu Mỹ.

Nhớ lại một chút, thời điểm đó, FF IV đã có một hệ thống nhân vật hơi bị đẹp. Nhất là Cecil, anh hùng chính của câu chuyện, một hiệp sĩ bóng đêm được Đế chế xấu xa thuê về làm tay sai.
 

FF IV đã có một hệ thống nhân vật hơi bị đẹp


Cho nên phần lớn thời gian đầu của câu chuyện, bạn sẽ chứng kiến nhân vật của mình trải qua rất nhiều tình huống khó xử về đạo đức và nhiệm vụ. Để cuối cùng Cecil nhận ra mình đang giúp mộtt tên vua độc ác điên cuồng tàn sát rất nhiều người vô tội. Rồi từ đó giây phút giác ngộ xuất hiện, giai đoạn sau Cecil bước vào hành trình thử thách, chuộc lỗi và chiến đấu bản thân hình ảnh phản chiếu của chính mình để có thể trở thành một Paladin đích thực.

Cốt truyện của FF IV đã quá biểu tượng, quá nổi tiếng rồi. Nhưng đó vẫn chưa phải là tinh hoa độc đáo của phần game này. Thứ chúng ta muốn bóc tách đằng sau sức hút kỳ lạ của FF IV chính là một hệ thống hoàn toàn mới mang tên ACTIVE TIME BATTLE (ATB).
 

Cốt truyện của FF IV đã quá biểu tượng, quá nổi tiếng rồi


Hệ thống ATB này được sáng tạo ra bởi Hiroyuki Ito, người sau này sẽ chỉ đạo Final Fantasy VI, IX và XIII. Ông đã nghĩ ra cách đưa sự mới lạ này vào FF IV khi xem Formula One. 

Các game nhập vai theo lượt trước đây sẽ luôn nhập lần lượt tất cả các hành động của nhân vật của bạn trước khi hành động diễn ra. Tuy nhiên, trong FFIV, mỗi nhân vật và kẻ thù đều có một thanh (vô hình) sẽ đầy lên theo thời gian. Khi nó đạt tối đa, người chơi có thể ra lệnh cho nhân vật đó phải thực hiện hành động nào theo ý của chính người chơi.

Tốc độ của thanh ATB được xác định bởi chỉ số tốc độ của nhân vật và bạn có thể tác động đến nó bằng các phép thuật dựa trên thời gian như Haste.
 

Hệ thống ATB này được sáng tạo ra bởi Hiroyuki Ito


Cơ chế này đã tạo nền tảng cho nhiều loạt game về sau. Tuy không phải phần game FF nào cũng có ATB (như trường hợp Final Fantasy X, XV và XVI) nhưng rõ ràng đây là một cơ chế quan trọng trong game nhập vai. 

Vì nó sẽ giúp tăng tốc hành động mà vẫn giữ nguyên cách chiến đấu theo lượt đặc trưng của thể loại này. Nhờ có ATB, bạn cũng có thể lên kế hoạch chiến đấu chính xác, chủ động hơn, đồng thời điều khiển được tốc độ nhân vật để tạo thêm nhiều lợi thế trên chiến trường.

Rõ ràng có nhiều cách áp dụng, biến hóa khác nhau dựa trên ATB. Nhưng Final Fantasy IV chính là phần game đặt nền móng cho hệ thống hỗ trợ chiến đấu theo lượt mạnh mẽ mang tên ATB.

Final Fantasy V - Thành toàn hệ thống nghề nghiệp, tập trung vào Phiêu lưu và Trải nghiệm

Final Fantasy V - Thành toàn hệ thống nghề nghiệp


Nhiều người cho cho rằng phần V là phần FF kém sáng tạo nhất. Nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của phần game này.

Final Fantasy V là phần game có tính lặp lại nhiều nhất trong series. Quay lại với hệ thống nghề nghiệp của FF I  và III, nhưng cho phép bạn chơi với một nhóm các nhân vật đã được thiết kế và đặt tên sẵn. FF V cũng là phần game có câu chuyện khiêm nhường nhất trong cả series. Bản thân Bartz, nhân vật chính của FF V cũng không phải là một anh hùng vĩ đại nào hết mà chỉ là một nhà thám hiểm vô tư luôn cười đùa với người bạn thân của mình Boco the Chocobo.
 

Final Fantasy V là phần game có tính lặp lại nhiều nhất trong series


Tuy nhiên khi nói tới hệ thống nghề nghiệp. FF V đóng vai hơi bị đặc biệt. FF I thiết lập nên mọi thứ, III cải thiện nhiều thêm thì V chính nơi thành toàn tất cả vì đã tạo ra một màn chốt hạ hệ thống nghề nghiệp quá tuyệt vời. 

Cả khi đứng ở thời điểm này nhìn lại nhiều năm về trước, Final Fantasy V vẫn có được chỗ đứng vững vàng hoành tráng khi nói tới Hệ thống nghề nghiệp. Mức độ tùy biến và sự tự do hiếm thấy trong FF I cho phép người chơi không chỉ chuyển đổi qua lại linh hoạt  giữa các class bất cứ khi nào bạn thích mà còn giúp bạn trang bị chéo các kỹ năng quan trọng giữa các class khi bạn lên cấp. Sẽ có tình huống kiểu bạn có thể chơi trò chơi với 4 Geomancer. Đây vốn là điều không thể trước đó.
 

FF V đóng vai hơi bị đặc biệt. FF I thiết lập nên mọi thứ


Khác với hệ thống nghề nghiệp sâu sắc này, FF V xây dựng nên một câu chuyện khá là thoải mái. Không có cảm giác đen tối như II và IV, trong V phần lớn bạn sẽ thỏa sức đắm chìm trong trải nghiệm khám phá và phiêu lưu chân thành nguyên bản. Tính chiến đấu không có quá nhiều kịch tính nhưng cảm giác được tự do đi, lựa chọn, làm mọi thứ theo ý mình đã khiến người chơi FF V lưu luyến nó trong nhiều năm.

Final Fantasy VI - Cú lật mặt vàng khiến người chơi choáng váng toàn tập

Final Fantasy VI - Cú lật mặt vàng khiến người chơi choáng váng toàn tập


Cho tới nay vẫn chưa có trò chơi nào thật sự giống hay làm được thứ Final Fantasy VI đã từng làm. 

Phần VI này là một game nhập vai thật sự, với dàn dàn nhân vật khổng lồ có thể chơi được. Mỗi người trong đó đều có cho mình một cốt truyện riêng, sâu sắc, đáng nhớ. Người chơi cũng có thể đưa ra các lựa chọn có thể thay đổi vĩnh viễn. Câu chuyện toàn bộ là về tinh thần chiến thắng nghịch cảnh và tìm thấy hy vọng le lói giữa muôn trùng tuyệt vọng.
 

Final Fantasy VI được người đời rỉ tai nhau rằng là một trong những phần game hay nhất


Chính vì các yếu tố này, Final Fantasy VI được người đời rỉ tai nhau rằng là một trong những phần game hay nhất của cả series. 

Tuy nhiên bạn phải coi chừng.

Thế giới mà bạn nghĩ là mình đã hiểu rõ từ đầu trò chơi sẽ “lật mặt” 180 độ. Cả những người bạn nghĩ là mình đã biết, đã thấu tường tận thì giờ đây trong phút chốc thay đổi hết. Chỉ mỗi bạn là còn nguyên như vậy.

Nửa sau của Final Fantasy VI là một bất ngờ toàn tập khiến nhiều người chơi choáng váng. 
 

Final Fantasy VI là một bất ngờ toàn tập khiến nhiều người chơi choáng váng.


Và từ giây phút bị sốc nặng đó, bạn bắt đầu quay ngược lại tự chiêm nghiệm và hiểu ra nhiều  thứ ngỡ đã xảy ra như một điều đương nhiên ở nửa phần game trước.

Đó chính là điều kỳ diệu, là phép lạ về nghệ thuật xây dựng câu chuyện mà bất cứ game thủ nào cũng muốn một lần được trải qua. Final Fantasy VI đã làm được kỳ tích này. Chính nhờ sự tự do và lựa chọn của mình. 
 

Final Fantasy VI đã làm được kỳ tích này


Nửa đầu trò chơi chia bạn thành 3 phe khác nhau, cho tới một thời điểm cả 3 hội tụ làm một trong The Returners, một nhóm nổi dậy đang tìm cách đánh bại Đế chế.

Nhưng khi bạn điều khiển Celes trong World of Ruin, bạn chỉ còn gặp hai thành viên khác trong nhóm. Và nếu muốn, bạn có thể đối đầu với trùm cuối chỉ với Celes, Edgar hoặc Setzer. Nhưng nếu lựa chọn cách này, bạn sẽ bỏ lỡ những sự kiện kỳ lạ xảy ra với Terra. Hoặc bạn sẽ chẳng thể nào hiểu được lý do tại sao Locke muốn cứu tất cả mọi người. Cũng có thể bỏ qua luôn đại tiết về cha của con quái thú Gau vẫn còn sống.
 

Nửa đầu trò chơi chia bạn thành 3 phe khác nhau


Rõ ràng trong suốt câu chuyện, với nhiều góc nhìn khác nhau, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa, mỗi nhân vật đều có sức nặng. Bỏ qua điều nào cũng khiến bạn tiếc tới nỗi ăn ngủ không ngon. 

Có bao nhiêu trò làm được điều vi diệu này đâu chứ.

FF VI còn có hệ thống Magicite giúp bạn có thể tùy chỉnh các nhân vật linh hoạt hơn bao giờ hết. Edgar có thể là một Proto-Macinist chuyên dùng nỏ, cưa máy và máy khoan. Nhưng anh chàng phút sau lại có thể trở thành một Mage chuyên  giáng xuống kẻ thù những đòn tầm xa khó đoán. Locke, siêu trộm tốc độ của câu chuyện đôi khi lại trở thành một kẻ chuyên chữa lành vết thương cho đồng đội. 
 

FF VI còn có hệ thống Magicite giúp bạn


Bất cứ ai có thể trở thành bất cứ gì, bất chấp vai trò theo cốt truyện đã được xác định từ trước. 

FF VI cũng là  lần đầu tiên trong series, bạn có thể chọn nhóm cho riêng mình chứ không chỉ dựa vào các nhân vật mà bạn được giao. Bạn có thể tự hình thành đội riêng của mình sao cho hợp với sở thích nhất. 

Thứ mà  Final Fantasy VI mang đến cho người chơi không chỉ là một trò chơi ý nghĩa về hy vọng, lựa chọn, đổi thay mà còn là một trải nghiệm phong phú, tinh tế chưa từng có trước đó. Đây chính là thành công vang dội nhất nhì của cả series  Final Fantasy.

LỜI KẾT

Mỗi phần game cổ điển Final Fantasy đều có sức sống riêng. Bằng cách này hay cách khác, 6 phần game đầu tiên kinh điển này đã góp phần xây dựng nên thương hiệu  Final Fantasy mạnh mẽ, có sức sống dạt dào đến cả hôm nay và nhiều năm sau nữa. Góp phần lan tỏa, tạo nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tựa game nhập vai về sau trong tương lai.
 

LỜI KẾT


Nhiều chuyên gia dự đoán, trong khi Dragon Quest đang ổn định lối chơi của mình theo một hướng nhất định, thì  Final Fantasy vẫn luôn là một ẩn số. Series này luôn phân nhánh mạnh mẽ, và là series trò chơi bạn luôn tìm thấy phần phù hợp để chơi với nhiều tâm trạng biến đổi khác nhau. 

Kể cả khi phần này kế thừa phần kia thì luôn có đi kèm với một hoặc rất nhiều đổi mới then chốt nào đó, khiến người chơi hoàn toàn quên mất mình đang được trải nghiệm một phần đã cũ.  

Mỗi phần game cổ điển  Final Fantasy

Và mới đây nhất với sự xuất hiện của bộ sưu tập Pixel Remaster trên Nintendo Switch, lần nữa, người hâm mộ khắp nơi trên thế giới sẽ có dịp được thưởng thức một phần các phiên bản xuất sắc của series  Final Fantasy. 

Final Fantasy - Một con tắc kè hoa thực thụ trong làng game nhập vai. Dù ở bất kỳ thời điểm nào của thế giới trò chơi.