8 điều có thể bạn chưa biết về Capcom Fighting Collection

Capcom Fighting Collection là bộ sưu tập các game chiến đấu cổ điển từ nhà phát hành và phát triển game Nhật Capcom. Từ series Darkstalkers, Hyper Street Fighter 2: The Anniversary Edition, tới Super Puzzle Fighter 2 Turbo, Super Gem Fighter Mini Mix, Cyberbots: Full Metal Madness và Red Earth. 

Cả bộ vừa có mặt trên các nền tảng Nintendo Switch, PlayStation 4, Xbox One, Microsoft Windows, hứa hẹn mang lại những kỷ niệm arcade khó quên với người chơi nhiều thế hệ.  

Xem thêm: Những con vật quật cường nhất trong các game fighting

Capcom Fighting Collection là bộ sưu tập các game chiến đấu cổ điển


Các game này khi đưa vào Capcom Fighting Collection đều bao gồm chế độ chơi online. Và còn nhiều điều thú vị có thể bạn vẫn chưa biết về bộ sưu tập này.

1/ Đây không phải bộ sưu tập Darkstalkers đầu tiên

1/ Đây không phải bộ sưu tập Darkstalkers đầu tiên


Capcom Fighting Collection có ghi rõ bên ngoài đây là lần đầu tiên cả 5 trò chơi trong series Darkstalkers có mặt trên cùng một bộ sưu tập game được phát hành ngoài Nhật Bản. Và sự thật đúng là vậy, vì những lần xuất hiện trước đó, bằng cách này cách khác đều không phải là “cả bộ 5” và “ngoài Nhật Bản”.

Trong Vampire: Darkstalkers Collection phát hành độc quyền cho PS2 vào năm 2005 đã từng có cả 5 bản arcade của series này, nhưng chỉ dành riêng cho thị trường Nhật Bản. 

Còn vào năm 2014, Darkstalkers Resurrection bản digital đã được phát hành quốc tế cho PS3 và Xbox 360 nhưng lúc đó chỉ có Night Warriors: Darkstalkers 'Revenge và Darkstalkers 3, vì Darkstalkers: The Night Warriors trước đó đã có trên PS3 năm 2011 qua PlayStation Network.

2/ Hyper Street Fighter 2 lần đầu được phát hành lại

2/ Hyper Street Fighter 2 lần đầu được phát hành lại


Hyper Street Fighter 2 là phiên bản đặc biệt của Street Fighter 2 nhân dịp kỷ niệm Street Fighter 15 tuổi tại Nhật và Bắc Mỹ (ra mắt lần đầu tiên lần lượt vào 2003 và 2004). Hyper Street Fighter 2 sau đó cũng có bản port trên PlayStation 2 và Xbox ở Nhật, Bắc Mỹ và Châu  âu. Tựa game này còn đi cùng với Street Fighter 3: 3rd Strike như một phần của sự kiện Kỷ niệm quan trọng này.

Hyper Street Fighter có tính năng Tùy chỉnh Tốc độ trò chơi và 5 version khác nhau của Street Fighter 2, tất cả đều dựa trên các phiên bản Street Fighter 2 trước đó. Bản console của Hyper Street Fighter 2 cũng có vài soundtrack để người chơi lựa chọn. 

3/ Super Gem Fighter Mini Mix bỏ một số phần lồng tiếng để hợp với thị trường quốc tế

3/ Super Gem Fighter Mini Mix bỏ một số phần lồng tiếng để hợp với thị trường quốc tế


Ở Nhật, Super Gem Fighter Mini Mix trước đây có tên là Pocket Fighter ở Nhật Bản. Trong game gốc có nhiều cutscene câu chuyện với lồng tiếng riêng cho từng nhân vật. Sang đến phiên bản quốc tế nằm trong Capcom Fighting Collection lần này, phần lồng tiếng đã bị bỏ ra khỏi cutscene nhưng vẫn giữ nguyên trong quá trình chơi chứ không phải được lồng tiếng lại bằng ngôn ngữ khác. 

Nhưng bạn không cần lo vì đã có sub đi kèm. Ai không quen nghe tiếng Nhật thì cũng không ảnh hưởng gì chỉ có điều thay đổi hơi nửa nửa này hơi lạ.

4/ Super Gem Fighter Mini Mix có luôn một số spin-off chỉ dành cho Nhật Bản

4/ Super Gem Fighter Mini Mix có luôn một số spin-off chỉ dành cho Nhật Bản


Super Gem Fighter Mini Mix  tại Nhật đã có 2 game spin-off dành cho di động là Poker Fighter và Solitaire Fighter, dựa trên game chơi bài Poker và Solitaire. Hai phần phụ này đều ra mắt vào năm 2003 và lần này cũng sẽ cùng có mặt trong Capcom Fighting Collection

5/ Cyberbots thật ra là spin-off của một trò chơi khác

5/ Cyberbots thật ra là spin-off của một trò chơi khác


Mới đầu nhìn, tưởng Cyberbots: Full Metal Madness là một bản game riêng. Nhưng thực ra trò chơi này là một spin-off của game mech beat 'em up Armored Warriors, một trò arcade ra mắt năm 1994, một năm trước khi Cyberbots có mặt. 

Armored Warriors này có hẳn một hệ thống nâng cấp để người chơi có thể tùy chỉnh mech của mình với bộ phận khác nhau để thêm nhiều sức mạnh tấn công. 

Armored Warriors cũng được đưa vào bộ sưu tập đa nền tảng Capcom Beat 'Em Up Bundle năm 2018. Đây cũng là thời điểm lần đầu tiên Armored Warriors (và Battle Circuit) được đưa lên console. 

6/ Đây là lần đầu tiên có bản port ngoài Nhật Bản của game Cyberbots 

6/ Đây là lần đầu tiên có bản port ngoài Nhật Bản của game Cyberbots


Cyberbots: Full Metal Madness gốc là game arcade chỉ phát hành tại Nhật, Bắc Mỹ và Châu Âu vào tháng 4 năm 1995. Hai năm sau thì được đưa lên PlayStation và Sega Saturn, nhưng chỉ ở Nhật. 

Xem thêm: Top game điện tử thùng Arcade Retro trên Nintendo Switch

Cyberbots có mặt trong Capcom Fighting Collection là lần đầu tiên phiên bản tiếng Anh của trò chơi này chính thức có mặt trên cả PC và các console. 

7/ Có một mối liên kết không nhẹ giữa Cyberbots và phim hoạt hình

7/ Có một mối liên kết không nhẹ giữa Cyberbots và phim hoạt hình


Tập thứ hai của series phim hoạt hình Street Fighter do North American sản xuất có tên là The Strongest Woman In The World. Trong đó có một số con robot nhìn giống như kiểu các con mech chơi được trong Cyberbots: Full Metal Madness như Blodia, Gaits, và Guldin.

Một robot gốc  xuất hiện trong cùng tập 2 hoạt hình này cũng là được dùng làm cảm hứng cho Hell 3000 trong Street Fighter 5. Hell 3000 cũng là tên đặt theo tên của máy tính AI - HAL 9000 trong bộ phim khoa học viễn tưởng năm 1968: 2001: A Space Odyssey.

8/ The Dragon's Dogma Connection

8/ The Dragon's Dogma Connection


So với các game khác trong bộ sưu tập Capcom Fighting Collection, Red Earth không nổi tiếng bằng. Nhưng nó luôn có một vị trí đáng nể trong các game sau này của Capcom. Bằng chứng là ở Dragon's Dogma, có một bộ áo giáp tên Cursed King's Belt với điểm nhấn là chiếc thắt lưng thuộc sở hữu của một vì vua bị nguyền rủa.

Chi tiết này lập tức làm nhiều người liên tưởng đến Leo của Red Earth. Đây cũng là một vị vua, nhưng đã bị nguyền rủa bởi thế lực xâm lược rồi sau đó bị biến thành nửa người nửa sư tử. 

Red Earth từ đầu đến giờ chỉ có mặt tại Nhật Bản và Bắc Mỹ vào năm 1996 khi phát hành. Giờ góp mặt trong Capcom Fighting Collection sẽ là lần đầu tiên người chơi quốc tế có thể chạm tay vào trò chơi thú vị này.


Red Earth từ đầu đến giờ chỉ có mặt tại Nhật Bản và Bắc Mỹ


Có thể bạn quan tâm