Top game điện tử thùng Arcade Retro trên Nintendo Switch

Game Arcade là gì?

Nói nôm na là game thùng các bạn ạ. Tới đây chắc phải quay về thời cách đây ba bốn chục năm thời anh chị, bố mẹ. Bạn search trên mạng sẽ thấy còn lưu lại rất nhiều hình ảnh một đám con nít tụm năm tụm ba trước một cái thùng máy to oạch, gào rú, tranh nhau từng chút một để chơi. Con nít thời đó sẽ mua xu bằng tiền thật, rồi bỏ vào máy bắt đầu chiến game. 
 

Game Arcade là gì?


Âm thanh ồn ào, rộn rã, cảm giác nô nức khi chờ màn hình mở lên, mấy nút bấm giòn tay, to “tổ chảng” mập ú trên tay tha hồ spam không thương tiếc. Chỗ nào có thùng máy game (thường là công cộng không hà, như tiệm tạp hóa, khu giải trí, quán cà phê…) là chỗ đó nhanh chóng thành một chiến trường tả xung hữu đột của cả tiếng reo hò, tiếng đập phím và nhạc nền bật hết ga của mấy trò chơi hấp dẫn.
 

Game Arcade là gì?


Kể về thời này có kể cả ngày cũng không hết. Ngày xưa giải trí nào có gì, nên thùng máy arcade là thứ gì đó rất cao siêu và kỳ diệu. Trong đó có chưa biết bao trận chiến, những màn đi cảnh vui vẻ, cuộc đánh lộn tay đôi hoành tráng của các anh hùng, và nơi đó có cả tuổi thơ của nhiều thế hệ.
 

Game Arcade là gì?


Top game điện tử thùng trên Nintendo Switch

Thùng máy arcade đã qua thời hoàng kim, và không có bất kỳ sự hồi sinh nào từ những năm 90, khi các máy console gia đình ra đời. 

Top game điện tử thùng trên Nintendo Switch

Nhưng nếu bạn đã từng có một thời dành cả ngày đêm sáng tối để luyện chiêu, dành cả tuổi nhỏ giành giật thùng máy với đám bạn thì giờ vẫn có thể gặp lại những tựa game thùng danh tiếng một thời, trên chính máy chơi game Nintendo Switch của mình. Và chúng là:

1/ Contra - Huyền thoại bắn súng Contra trở lại với tên Contra Anniversary Collection
 

Contra - Huyền thoại bắn súng Contra trở lại với tên Contra Anniversary Collection


Đời này có ai mà không biết Contra. Trên Switch đang có cả một bộ sưu tập Contra qua các thời kỳ Contra Anniversary Collection. Ở đây mình sẽ nói tới Contra gốc, thứ đã đi vào huyền thoại nhân loại.

Contra là game đi cảnh được phát triển bởi Shigeharu Umezaki, có mặt trên máy điện tử thùng từ năm 1988. Contra gắn liền với nhiều câu chuyện và kỷ niệm. Từ “phá đảo” cũng từ cảnh cuối của game này mà ra. Bạn là một chiến binh đơn thương độc mã, với mỗi khẩu súng trên tay, tràn từ màn chơi này sang màn chơi khác để tiêu diệt hết bọn ác nhân. Chuyển động nhịp nhàng của nhân vật, dàn vũ khí tối tân (so với thời đó), cảnh vật liên tục chuyển đổi và cảm giác bắn súng đã tay đã khiến Contra nhanh chóng trở thành một hiện tượng. 

Qua thời máy chơi game ở nhà cũng có thể chơi Contra được, nhưng không gì có thể thay thế được cảm giác bấm nút kình kịch điều khiển chiến binh lướt qua những vùng đất hiểm trở trên các thùng máy cổ. 

2/ Tetris - Cụ tổ của game xếp gạch, nay là Tetris Effect: Connected và Tetris 99
 

2/ Tetris - Cụ tổ của game xếp gạch, nay là Tetris Effect: Connected và Tetris 99


Phù, lại là một cái tên không thể không lặp lại từ “huyền thoại”. Tetris phải nói cụ của cụ của các trò xếp gạch. Ở tuổi nào thì cũng biết tới Tetris. Game điện tử thùng này làm bởi Alexey Pajitnov phát hành từ năm 1984 (tới giờ đã gần 40 năm tuổi rồi đó các bạn). Cách chơi như sau: từ 7 loại khối gạch có hình dạng khác nhau: I J L O S T Z, bạn sẽ bấm nút điều khiển chúng xoay chuyển theo hướng này hướng nọ để khi rơi xuống màn hình, chúng sẽ cùng với các khối có sẵn tạo thành ít nhất một hàng ngang đầy đặn. Vậy là ghi điểm và hàng ngang đó biến mất. Tất cả những game xếp hình, xếp khối mà bây giờ bạn đang biết đều là từ ông tổ Tetris này biến tấu ra. 

Tetris hấp dẫn vì tính cạnh tranh ngầm của nó. Người cứng cựa chứng tỏ bản lĩnh và óc phán đoán, tính toán nhanh của mình qua các màn chơi. Nói thật với các bạn, đây là một trò điện tử duy nhất mà người viết được các cụ ở nhà hết lòng cổ vũ chơi hồi xưa, vì cho rằng đây là trò luyện trí óc lành mạnh. Nên lần nào mình ra tiệm lúc ba còn đứng đó soạn tiền, mình đều mở Tetris, kết thúc khi ba tới đón bằng Tetris, còn khúc giữa lúc ba về nhà thì… hên xui.

3/ Tank Battle Retro - Bắn tăng bắn tank Battle City ai còn nhớ không?
 

3/ Tank Battle Retro - Bắn tăng bắn tank Battle City ai còn nhớ không?


Đã chơi game arcade thì không thể bỏ qua trò bắn tăng xuất sắc Battle City. Cách chơi của Tank Battle Retro giống y như Battle City 4 nút hồi xưa nhưng màu sắc sặc sỡ hơn và các hình khối cũng được thay đổi diện mạo đôi chút. Chơi bắn tăng ngồi hoài niệm với bạn bè cũng rất hay ho.

4/ The Legend of Kage - Nhập vai đi cảnh hóa Ninja

4/ The Legend of Kage - Nhập vai đi cảnh hóa Ninja


Chơi trò này hồi xưa đã đứng ngần ngơ trước thùng máy một hồi đây. The Legend of Kage là game đầu tiên cho mình hiểu game cũng có thể mang tới những phút giây bồi hồi. Bạn sẽ là một Ninja trẻ tên Kage, lên đường phiêu lưu cứu công chúa Kiri (hồi xưa là cứu mẹ) ra khỏi tay lãnh chúa độc ác Yoshi và đám samurai hóa quỷ. Game có nhiều bối cảnh thậm chí còn phong phú hơn Contra bắn súng ở trên. Bạn đi rừng rậm, đường hầm bí mật, pháo đài cao vút, mỗi lần cứu công chúa là thời tiết lại thay đổi từ hạ sang đông hay ngược lại. Cuối game này hồi xưa chơi trên thùng máy là cảnh khá cảm động khi người mẹ mù được giái cứu khỏi tay lãnh chúa độc ác. Qua tới thời hiện đại thay bằng bối cảnh cứu công chúa thì nghe thuyết phục hơn nhưng ít rưng rưng hơn. Hơi tiếc. Nhưng dù sao thì The Legend of Kage vẫn được yêu thích vì khả năng linh hoạt trong di chuyển và phong cách chiến đấu đặc trưng của nhân vật ninja. Tạo hình cũng khá lạ mắt hơn so với game gốc thời đó.

5/ Popeye - Thủy thủ cơ bắp cứu người yêu
 

5/ Popeye - Thủy thủ cơ bắp cứu người yêu


Game arcade này do chính Nintendo phát hành năm 1982, dựa trên phim hoạt hình cùng tên rất nổi tiếng. Bạn sẽ là anh thủy thủ Popeye có cơ bắp và sức mạnh lên xuống khá thất thường tùy vào việc có ăn được đồ ăn ngon hay không. Nhiệm vụ của Popeye là cứu được cô người yêu Olive Oyl, cũng là người thả xuống hàng tấn đống đồ ăn tăng sức mạnh cho anh. Bạn vừa ăn, vừa tìm đường tới với Olive, vừa phải né sự cản phá của ông già khó tính Cha của Olive và tránh xa mấy cạm bẫy trên đường. Bạn muốn biết game này vì sao hút người chơi từ xưa tới vậy thì phải search YouTube coi một vòng vài tập phim hoạt hình này, người lớn con nít gì mê như điếu đổ hết.

6/ Donkey Kong trở lại với Switch bằng Donkey Kong Country: Tropical freeze
 

Donkey Kong trở lại với Switch bằng Donkey Kong Country: Tropical freeze


Chà nói tới Donkey Kong cũng là nói tới cả thế hệ các bạn ạ. Donkey Kong từ hồi Nintendo mới ra mắt trên các thùng máy điện tử đã nổi tiếng là một game khó chơi. Nó có rất nhiều biến thể khi qua tới máy game gia đình rồi Switch, nhưng nổi nhất trên Switch là Donkey Kong Country: Tropical freeze.

Trong game arcade này bạn sẽ gặp lại hết những gương mặt thân quen Donkey Kong, Diddy Kong, Dixie Kong và Cranky Kong. Có thêm cả chế độ chơi mới với nhân vật Funky Kong cho người mới bắt đầu. Funky Kong có thể nhảy 2 bước, lơ lửng trên không, lăn tròn hoặc lặn xoáy dưới nước. Hoặc bạn có thể chơi co-op với bạn bè của mình để cùng phá đảo phiêu lưu. 

7/ Ăn núm Arcade Archives Mario Bros, linh vật của Nintendo không thể thiếu trên các hệ máy
 

Ăn núm Arcade Archives Mario Bros, linh vật của Nintendo không thể thiếu trên các hệ máy


Game Super Mario Bros này có trên thùng máy vào năm 1985, nay có mặt lại trên Switch với tên gọi Arcade Archives Mario Bros. Game bổ sung Hi-Score Mode (càng ăn nhiều tiền, có nhiều điểm càng tốt, Caravan Mode (đo lường bằng số điểm đạt được trong 5 phút). Arcade Archives Mario Bros được xem là phiên bản làm lại hoàn hảo nhất của Super Mario Bros trên Switch. Có ngoại hình đẹp mắt hơn, bối cảnh đi ngang rộng hơn, kẻ thù sống động hơn và có phản ứng nhiều hơn khi bị Mario đè bẹp hoặc bắn trúng. Nhạc nền và hiệu ứng âm thanh cũng hấp dẫn hơn hồi xưa. Và tất nhiên, lối chơi cuốn hút của anh thợ sửa ống nước đáng yêu ngày nào được giữ nguyên cốt cách. Đây là một game arcade mà bạn không thể bỏ qua trong kho game Switch.

8/ Trò đặt bom Super Bomberman R, tái xuất của Bomberman năm xưa
 

Trò đặt bom Super Bomberman R, tái xuất của Bomberman năm xưa


Đồ họa hiện đại hơn nhiều so với hồi xưa, nhân vật nay đã rõ hình dạng, nhạc nền cũng hấp dẫn kịch tính hơn Vì vậy nên sức hút của Super Bomberman R là không thể chối từ. Nhân vật bạn (kệ nó đi đừng phân tích nó là người ngoài hành tinh hay phi hành gia hay đội đặc nhiệm, ai cũng được mà) sẽ đi đặt bom để tiêu diệt kẻ xấu trên các ma trận đường đi phức tạp ngoằn ngoèo. Cái khó của trò này là tìm cho ra lối đi tới cổng tiếp theo, để cứu người. Game hấp dẫn vì sự tài tình, đánh đố của các thử thách mỗi màn chơi, mê cung ngày càng mở rộng, việc tìm đường ngày càng khó, trong khi kẻ thù kéo tới mỗi lúc một nhiều hơn. 

9/ Lode Runner Legacy - Người hùng đào vàng năm nào
 

Lode Runner Legacy - Người hùng đào vàng năm nào


Bạn giờ sẽ là một thợ đào vàng, vượt qua dàn lính gác dữ dội trong mê cung đường đi để thu thập những kho báu vàng tươi óng ánh. Vũ khí của bạn là một cái bình xịt, có khả năng xịt ra một cái hố để cho mấy tên lính kia sụp hầm hoặc đào hố để tiếp cận tiền vàng, và tụi lính canh trước khi ra tay xử nó. 

Trở lại lên Switch, Lode Runner Legacy còn được thăng cấp độ khó với đồ họa đã mắt, mượt mà hơn. Và tất nhiên mê cung cũng rộng thênh thang và khó hơn xưa rất nhiều. Bạn sẽ rối như con mối khi đối diện với thiết kế màn chơi nổ não của Lode Runner Legacy đấy.

10/ Double Dragons (Song Long) quay lại  mới mẻ hơn trên Switch với tên Double Dragon Neon
 

Double Dragons (Song Long) quay lại  mới mẻ hơn trên Switch với tên Double Dragon Neon

Game combat này đưa người chơi tới mục tiêu đơn giản: chiến đấu chống lại thế lực hắc ám ngoài không gian đang hạ cánh xuống trái đất. Có rất nhiều nhân vật chính diện và phản diện trong Double Dragon Neon. Tất cả đều hấp dẫn vì mang vóc dáng hiện đại, khỏe khoắn, di chuyển gọn nhẹ, đấu tay đôi nhưng chiêu thức cực kỳ săn chắc và dứt khoát, tạo nên những màn combat điệu nghệ khó quên. So với series Street Fighter thì đây là một kiểu đánh lộn hoàn toàn khác, có phần nghệ và tung hứng hơn. 

11/ Song đấu Street Fighter ai-cũng-biết-cũng-chơi nay có bộ sưu tập hoành tráng Street Fighter 30th Anniversary Collection trên Switch
 

ong đấu Street Fighter ai-cũng-biết-cũng-chơi nay có bộ sưu tập hoành tráng


Series Street Fighter là bom tấn của bom tấn trên máy điện tử thùng hồi xưa. Nếu bạn vẫn chưa nhớ ra hết nó đã qua bao nhiêu thời và có bao nhiêu phần thì chỉ cần chơi  Street Fighter 30th Anniversary Collection trên Switch là gom đủ bộ. Cả thế giới Street Fighter bỗng chốc thu bé lại chỉ trong một tựa game này. Có tới 12 tựa game thùng (đã được cân bằng sức mạnh nhân vật hoàn hảo) gồm Street Fighter, Street Fighter II, Street Fighter II: Champion Edition, Street Fighter II: Hyper Fighting, Super Street Fighter II, Super Street Fighter II: Turbo, Street Fighter Alpha, Street Fighter Alpha 2, Street Fighter Alpha 3, Street Fighter III, Street Fighter III: 2nd Impact, và Street Fighter III: Third Strike.

Lần quay lại này Street Fighter còn có thêm Mode đấu Online trong các tựa Street Fighter II: Hyper Fighting, Super Street Fighter II: Turbo, Street Fighter Alpha 3, và Street Fighter III: Third Strike. Và rất nhiều ấn phẩm, hình ảnh tập hợp từ series xưa tới giờ cũng được gom vào đĩa game này. Ai đã từng chết mê chết mệt với mấy anh giai 6 múi, các chị gái đánh đá như thần từ xửa xưa thì vào đây có hết nha.

Và còn rất nhiều tựa game arcade đang được ấp ủ làm lại như Ninja rùa, Duck Hunt các thứ. Vấn đề còn lại là thời gian thôi. 
 

Game arcade đang được ấp ủ làm lại như Ninja rùa, Duck Hunt các thứ.


Để chơi game arcade vui thực thụ như trên thùng máy điện tử hồi xưa, cần  thêm gì?

Nhiều, vẫn còn rất nhiều người dành trọn đam mê cho game thùng, nên không ngại lùng sục khắp nơi để có được cơ hội thưởng thức game arcade, theo cách hiện đại hơn: trên Switch, trên PC, trên di động. Nhưng để có được cảm giác “hồi xưa” nhiều hoài niệm cùng sự thoải mái cực đã tay khi bấm bùm bụp trên các nút máy thùng, thì bạn phải cần có thêm một thứ đạo cụ nữa là các Tay bấm (bàn điều khiển) Arcade Stick. 
 

game arcade vui thực thụ như trên thùng máy điện tử hồi xưa


Các tay bấm (bàn điều khiển) Arcade Stick này sẽ cho bạn trọn bộ các nút bấm to đùng, nổi bật vừa tay giống y như trên các thùng máy game xưa. Đặt nó trên bàn, bạn có thể chắc tay điều khiển và thoải mái giậm đì đùng sống lại cảm giác một thời bỏ bữa đập ống heo trốn đi chơi điện tử.
 

game arcade vui thực thụ như trên thùng máy điện tử hồi xưa


Một Tay game thùng Arcade Stick lý tưởng cần có các đặc điểm nào?

Để chơi game thùng, nhất là các thể loại song đấu, hành động, bạn cần trang bị một Tay game thùng (bàn điều khiển) Arcade Stick. Một Arcade Stick chuẩn chỉnh để dùng lâu dài sẽ có các đặc tính sau:

1/ Cảm giác gạt cần, nhấp nút liên tục hấp dẫn, nhẹ tay, nhưng độ nảy sần sật, giòn tay, không bị cảm giác bọng phía trong hoặc bập bênh khó chịu. Càng gần với cảm giác bấm nút trên thùng máy chơi game ở mấy trung tâm đồ chơi càng đã.
 

Một Tay game thùng Arcade Stick lý tưởng cần có các đặc điểm nào?


2/ Thiết kế nếu được theo phong cách retro tối giản đậm nét thì càng tốt, chơi game càng có cảm giác hoài cổ hơn.

3/ Tương thích tốt với các Switch, PC, Smartphone, máy tính bảng, Raspberry Pi,.., đảm bảo trải nghiệm mọi lúc, muôn nơi trên mọi thiết bị, chuyển đổi dễ dàng khi cần.
 

Một Tay game thùng Arcade Stick lý tưởng cần có các đặc điểm nào?


4/ Có thể thay đổi profile: đây chính là khả năng gán lại chức năng nút bấm và thiết lập các chuỗi nút dài

5/ Có Tubro, có Macro.

6/ Kết nối cần đa dạng để thoải mái dùng với nhiều thiết bị. Tốt nhất nên vừa có Bluetooth, vừa có 2.4G và cả có dây trong cùng một tay bấm.
 

Một Tay game thùng Arcade Stick lý tưởng cần có các đặc điểm nào?

Shop có bán tay game thùng Arcade Stick


7/ Thời lượng pin lâu sẽ tốt hơn: 30 tới 40 tiếng là lý tưởng.

8/ Kích thước: vừa tầm, đặt trên bàn cũng được mà cầm tay chơi cũng được (thường cỡ 20x30 trở lên, bề dày tùy loại, tùy hãng).

9/ Trọng lượng khoảng 2 - 2.5kg là vừa.

10/ Nên mua hàng chính hãng hoặc được qua nhà phân phối chính thức tại Việt Nam để đảm bảo chất lượng gốc và các chính sách bảo hành đi kèm.
 

Shop có bán tay game thùng Arcade Stick


Không có Switch vẫn chơi được game điện tử thùng?

Game điện tử thùng giờ quay lại phổ biến tới nỗi nó có trên Steam, không chỉ duy nhất trên Switch đâu. Nên nếu một ngày đam mê trỗi lên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy các tựa game vừa kể trên Steam. Mua về chơi và một bàn điều khiển như 8BitDo Arcade Stick vẫn tương thích PC thoải mái. Vừa có game vừa có “đạo cụ” trên tất cả các mặt trận PC lẫn Switch thì còn lý do gì mà không tận hưởng “ngày xưa” được nhỉ?

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên