Top game có ending bi hài bất ngờ trong giới game

Ai nói game developer tẩm ngẩm tầm ngầm, lầm lì ít nói, không biết pha trò? Sự hài hước của họ nhiều khi ngấm vào bên trong và thẩm thấu cho các trò chơi điện tử do họ sáng tạo ra hết rồi? Không tin, bạn có thể xem qua top endings hài hước nhất trong các game này. Toàn đỉnh cao của tấu hài.

Xem thêm:

1/ Death Trips
 

Death Trips


Death Trips,một tựa phim kinh dị indie có màn mở đầu khá hãi hùng, hợp với tên gọi có vẻ rất đe dọa của nó.

Vào chơi, bạn sẽ thấy ngay một màn hình text thông báo có một kẻ giết người hàng loạt đang ra tay trong khách sạn bạn đang ở. Thế là bạn đi xuống quầy lễ tân, vô thang máy và xuống một tầng đã được game định trước, bắt đầu làm nhiệm vụ giải đố của mình.

Khi tới cuối cùng, bạn sẽ tìm được kẻ sát nhân. Một bóng người hiện lên ở cuối hàng lang. Lúc này kẻ giết người bắn đầu chạy như bổ về phía bạn, bạn hoảng hốt chạy ra thang máy, thang máy không chịu mở. Ngay khi bạn đơ người chết trân chuẩn bị sẵn tinh thần bỏ mạng thì… oạch… tên giết người trợt chân, vấp ngã một phát dúi dụi trên sàn nhà. Nằm bất động trên sàn. Một tình huống bất ngờ có thể khiến bạn cười ha ha, không nghĩ tới được luôn. Làm biết bao nhiêu chuyện để rồi bị bắt một cách nhục nhã thế này. Một cái kết không thể nhọ hơn cho tên giết người.

2/ Portal 2
 

Portal 2


Valve đã làm ra Portal chắc để chuẩn bị cho siêu phẫn Half-Life sau đó. Hai game này đều có cùng bối cảnh trong cùng vũ trụ kinh điển, cốt truyện đều có chứa nhiều bí mật đen tối và rất nhiều ẩn ý sâu xa. Cả hai đều là những tựa game hành động kết hợp giải đố và rất có hồn.

Nhưng khác biệt lớn nhất có lẽ là tính hài hước. Trong khi Half-Life kịch tính, nghiêm túc bao nhiêu thì Portal lại hài hước một cách phi lý bấy nhiêu.

Lời thoại của Portal 2 thật sự xuất sắc, cảm tưởng như cứ tầm 3 câu thoại, bạn sẽ phải bật cười một lần. Cả cách nó end up và kết thúc mọi chuyện cũng là một đống hài hước ngổn ngang.

Cụ thể cuối cuộc trốn chạy khỏi phòng thí nghiệm, qua bao nhiêu thứ thì Chell ũng đã tìm đến được căn phòng nơi AI GLaDOS đang ở. Cô phải một mình tiêu diệt GLaDOS bằng cách tháo từng lõi nhân cách của GLaDOS ra và ném nó vào lò đốt. Kết cục là GLaDOS bị vỡ ra thành nhiều mảnh và bị hút lên trên mặt đất, kéo theo Chell.
 

Portal 2


Màn hình chuyển sang một màu trắng xóa, và khi lấy lại được tầm nhìn, Chell nhận ra mình đang nằm trên mặt đất, nhưng không thể di chuyển được. Ngay trước mặt cô là bộ khung bất động của GLaDOS. Chell bị một robot của Aperture kéo lại vào trung tâm thí nghiệm và Portal kết thúc với một bài hát, mà đến bây giờ vẫn là một trong những bài hát hay nhất trong một trò chơi điện tử: “Still Alive”. 

Đây không phải là một cái kết buồn. Phải gọi là vừa há hốc mồm, vừa hài, vừa thâm thúy lại vô cùng ám ảnh.

3/ Far Cry 4
 

Far Cry 4


Series Far Cry là loạt câu chuyện kinh dị của Ubisoft. Trong đó nổi bật nhất về sự khác lạ có lẽ là Far Cry 4. Phần 4 này đã đưa ra một cái kết được đánh giá là táo bạo nhất series, và người chơi có thể truy cập ngay vào ending này mà chỉ tốn có chừng 15 phút.

Cái kết nó như này. Ajay Ghale vì muốn làm theo ý nguyện rải tro sau khi mất của mẹ mình, nên đã bị thủ lĩnh độc tài Pagan Min bắt. Lúc này sẽ hiện ra một cửa sổ nhỏ đưa chỉ dẫn là bạn phải chạy trốn khỏi khu nhà của Pagan để thật sự bắt đầu câu chuyện. 
 

Series Far Cry là loạt câu chuyện kinh dị của Ubisoft


Nhưng nếu bạn éo nghe theo gợi ý này, cứ để Ajay ở không và đợi Pagan quay lại, thì gã độc tài này hóa ra lại giúp bạn hoàn thành di nguyện của mẹ mình. Ủa, alo, vậy ngay từ đầu đã có cách mồ yên mả đẹp, không phải đổ máu nhiều giờ rồi. Cớ chi lại phải xáo trộn mọi thứ lên rồi tự rước khổ vào thân.

Khi nhận ra chân lý này, có lẽ bạn đã bật lên một tràng cười tự khinh mình ngu muội luôn á.

Có thể bạn quan tâm

4/ The Stanley Parable
 

The Stanley Parable


Các game indie thường hay có kiểu nhiều ending. Không hẳn là tốt hay xấu, mà chỉ là có nhiều phân nhánh khác nhau, và vài con đường để nhân vật chính đi tới tương lai của mình. Nhưng có vài trường hợp, nó ngược đời tới mức game hỏi ngược lại người chơi tại sao lại đưa ra các lựa chọn abc trong suốt thời gian chơi. Tình huống bất ngờ này xảy ra trong The Stanley Parable.

Game này kể về Stanley, một chàng trai trẻ. Và Người kể chuyện, là một anh chàng khác nữa. Người kể chuyện đang cố gắng hướng Stanley đi ra khỏi văn phòng làm việc tẻ nhạt của mình. Và tùy vào lựa chọn của người chơi, Stanley có thể có các kết cục gây bối rối vô cùng. 
 

Game này kể về Stanley, một chàng trai trẻ


Một trong những ending hài nhất của The Stanley Parable có tên là The Zending. Trong ending này người chơi sẽ kéo Middle School Move và làm ngược lại hết với những gì họ được nghe kể bởi Người kể chuyện. Và kết thúc với cảnh Stanley nhảy khỏi một vách đá. Còn người kể chuyện thì thiếu điều như muốn quỳ lạy Stanley làm ơn suy nghĩ lại và nói cho ảnh biết lý do tại sao làm vậy đi. 

Ở đây có thể thấy rõ là bức tường thứ tư tan vỡ từng mảnh luôn. The Stanley Parable là một tựa game gây bức bối nhưng đồng thời, tự bạn, với những quyết định của mình, có thể sẽ mang lại cho chính mình những tràng cười khoái trá, hả hê vì bất tuân theo cái giọng người kể chuyện độc đoán của game. 

5/ Silent Hill 2

Xem thêm: Resident Evil & Silent Hill: Game định hình thể loại kinh dị

Silent Hill 2


Nhắc tới game kinh dị hành động thì không thể nào không nói tới series Silent Hill khủng khiếp của Konami.

Toàn bộ game chứa rất nhiều ẩn dụ, hình tượng, máu me và chất kinh dị có từ trong máu. Không chỉ vậy, một trong những lý do cho sự nổi tiếng của game này chính là về những cái kết của nó. Ngoài những cái kết nghiêm túc khiến bạn buồn bã, sầu thảm hay tặc lưỡi gật gù, SIlent Hill 2 có một cái kết khiến dân tình bất ngửa vì buồn cười: Dog Ending. 
 

Nhắc tới game kinh dị hành động thì không thể nào không nói tới series Silent Hill khủng khiếp của Konami.


James sau khi đã làm rất nhiều chuyện để có được một chiếc chìa khóa đặc biệt mở ra một cánh cửa bí mật. Cửa mở. Bạn ngỡ ngàng khi hiểu ra thứ đứng sau tất cả, dàn dựng công phu và tạo ra thành phố sương mù chết người mà bạn vừa trải qua kia… lại là một con chó. 

Chính xác hơn thì đó là một con cún nhỏ, đáng yêu, đeo tai nghe, đang mỉm cười khẩy dòm bạn như nhìn một tên ngốc bị nó điều khiển trên màn hình lớn trước mặt. Một cái kết không thể nào bựa và “vô lý thường kiệt” hơn. Kỳ lạ là sau thời gian dài sống với số phận nghiệt ngã và đầu óc bệnh hoạn của nhân vật, giây phút chứng kiến sự thật bi hài này, người chơi lại thấy vô cùng khoan khoái và nhẹ nhõm. 

6/ The Witcher 3

The Witcher 3

The Witcher 3: Wild Hunt là một phần chơi tuyệt phẩm của series The Witcher từ CD Projekt. Trò chơi này mang nhiều yếu tố khiến mọi người phải thán phục: lối chơi năng động, chiến đấu đa dạng, câu chuyện sâu sắc, diễn tiến ly kỳ, nhân vật cá tính hấp dẫn, mỗi người mỗi riêng. 

Tuy nhiên, The Witcher 3 không chỉ có nghiêm túc và nghiêm trọng. Nếu bạn mở khóa tất cả các ending thì một sự hài hước không hề nhẹ từ nhà phát triển sẽ lồ lộ ra. 
 

The Witcher 3 không chỉ có nghiêm túc và nghiêm trọng


Geralt có lẽ đã yêu cùng lượt hai cô gái: Yennefer và Triss. Nếu chọn một trong hai thì không sao. Nhưng nếu tham lam muốn có cả hai cô nàng thì bạn sẽ lãnh hậu quả ngay. Sau phút giây lãng mạn với 2 cô gái, bạn sẽ thấy mình kết thúc trong cảnh bị trói trên giường và bị lừa để lấy phần thưởng. Cái kết đúng kiểu tham thì thâm, dù cho bạn có là anh hùng quật cường đi nữa thì cứ đa tình là đều không có hậu.

7/ Undertale
 

Undertale


Undertale đã dạy cho chúng ta biết mọi hành động đều có nhân quả. Đây là một game khá phức tạp, và có số ending cũng phức tạp không kém.Trong đó cái kết hài nhất là khi một con chó lười biếng trở thành thủ lĩnh của Underground.

Chuyện là vì bạn đã chọn giết tất cả các quái vật tại Underground. Khiến cho Frisk bị Chara tác động. Và khi Frisk đến lâu đài Asgore thì Sans cũng đã cố gắng ngăn cản cậu nhưng cũng bị giết. Flowey giết chết Asgore nhằm mục đích đổi lấy sự thương hại nhưng Frisk cũng đã xuống tay với Flowey. Vào lúc này, Chara cũng chiếm lấy quyền kiểm soát và tiêu diệt vũ trụ, vì để có thể thay đổi được mọi thứ mà Frisk buộc phải đưa linh hồn của mình cho Chara để có thể khôi phục lại vũ trụ.
 

Undertale đã dạy cho chúng ta biết mọi hành động đều có nhân quả


Rõ ràng mọi nhân vật quan trọng hóa ra chết hết. Cho nên cuối cùng một con chó nhỏ đã lên ngôi trị vị Underground. Một bản nhạc Temmie vang lên khá ám ảnh. Cái giá của việc lựa chọn trở thành tên diệt chủng của người chơi hóa ra lại đổi lấy cảm giác quá là chill chill nhẹ nhàng thế này.


Có thể bạn quan tâm

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên