Nên chơi mô hình động hay mô hình tĩnh?

Figure mô phỏng theo các nhân vật trò chơi, hoạt hình, truyện tranh nổi tiếng với tỉ lệ đặc trưng. Với khả năng tái hiện bám sát nguyên bản, chỉn chu từng chi tiết, các figure vì vậy tạo nên sợi dây kết nối sâu sắc giữa người hâm mộ và nhân vật yêu thích của mình. 
 

Nên chơi mô hình động hay mô hình tĩnh?


Nhiều người chơi figure không chỉ vì muốn sưu tầm mà còn là vì muốn sống lại thế giới câu chuyện đặc sắc. Thú vui tao nhã này, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Chỉ cần thích, có niềm đam mê và một ngân sách khá ổn, bạn đã có thể thửa ngay một bộ sưu tập mô hình đẹp mắt cho riêng mình.

Xem thêm: Phân loại cấp độ nghiện Figure, bạn đang ở đâu trên thang đo

Figure có nhiều kiểu phân loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là phân thành 2 nhóm: nhóm mô hình động và nhóm mô hình tĩnh. Hai nhóm này khác nhau thế nào? Mới bắt đầu thì nên chơi mô hình động hay mô hình tĩnh? Mời bạn xem qua bài chia sẻ dưới đây và tự câu trả lời cho mình.

MÔ HÌNH TĨNH - SCALE FIGURE LÀ GÌ?

Scale figure hay còn gọi Mô hình tĩnh, đúng nghĩa đen là các mô hình ở yên một chỗ, không có khả năng động đậy, thay đổi ở các bộ phận. Chúng thường được làm mô phỏng theo một tỉ lệ chuẩn xác nhất định so với thiết kế gốc của các nhân vật nổi tiếng.
 

MÔ HÌNH TĨNH - SCALE FIGURE LÀ GÌ?


Tùy hãng và tùy dòng mô hình, tỉ lệ của mô hình tĩnh so với bản gốc có thể là 1/10, 1/8, 1/7, 1/6, 1/5  hoặc 1/4…, cách hiểu tương tự như tỉ lệ bản đồ. Mô hình tĩnh chính hãng (như Bandai, Good Smile Company, Banpresto…) luôn được điêu khắc tinh xảo. Số chi tiết có thể nhiều ít theo nhân vật nhưng đều có màu sắc sinh động, thẩm mỹ nổi trội. 

Điểm chung của các scale figure/ mô hình tĩnh là có các chi tiết trên mô hình không thể cử động, xoay trở hoặc dù có thì cũng rất ít. Vì số lượng khớp hầu như không có hoặc rất rất ít. Số lượng khuôn mặt để thay đổi cũng vậy. Tổng kết là scale figure đa phần chỉ có một tư thế và nét mặt, không thể đổi thế, đổi mặt quá trình chơi.
 

Điểm chung của các scale figure/ mô hình tĩnh

Được mất gì khi chơi mô hình tĩnh?

Điểm có thể thấy rõ nhất với mô hình tĩnh là vì nó “tĩnh”. Việc không có cũng như không chuyển động được các bộ phận khiến tư thế và sắc thái của nhân vật chỉ duy nhất một. Bạn khó có thể dùng mô hình tĩnh để tạo dáng phong phú hay biểu diễn các sắc thái, mô phỏng lại trận chiến hay nhiều tình huống trong câu chuyện gốc.
 

Độ tinh xảo này có làm bạn phấn khích?

Độ tinh xảo này có làm bạn phấn khích?

Mô hình tĩnh được chế tạo công phu, cầu kỳ, có thể gọi là đạt tới độ hoàn hảo chất lượng cao, cho nên để sưu tầm hoặc trưng bày, ngắm nghía thì quả thật là tuyệt vời. Đây sẽ là hướng chơi mô hình tốt nhất cho các bạn kỳ vọng vào một ngoại hình toàn mỹ, trọn vẹn của nhân vật. Còn nếu để chơi tạo dáng, mô phỏng tái hiện thì sẽ có khá nhiều hạn chế. 

MÔ HÌNH ĐỘNG - ACTION FIGURE LÀ GÌ?

Khác với khái niệm “tĩnh” của scale figure, action figure là các mô hình động. Nghĩa là các khớp của từng mô hình có thể tháo ra vào, thay đổi vị trí, xoay trở, nói chung là tạo ra cử động được. Thường rơi vào khớp cổ, vai, tay, cùi chỏ, cổ tay, hông, đầu gối, cổ chân… 

Hãy xem một người bạn mô hình động “biểu diễn”

Hãy xem một người bạn mô hình động “biểu diễn”

Hãy xem một người bạn mô hình động “biểu diễn”

Nhờ đó người chơi action figure có thể tự do tạo nên nhiều dáng đứng, tư thế khác nhau. Vô số các bối cảnh chiến đấu, dàn trận, sắp xếp đội hình hoặc tạo dáng chụp ảnh phong phú được tạo nên từ đây. Như nhảy, ngồi, đứng, xuất chiêu, kiểu gì cũng làm được. 

Action figure cũng được chia thành nhiều phân loại nhỏ, tùy theo độ năng động của các khớp và số lượng khớp động. Mỗi hãng có cách gọi tên riêng. Một số mô hình động còn có cả nhiều gương mặt để thay đổi biểu cảm, khớp tóc để thay đổi kiểu tóc. 

Action figure cũng được chia thành nhiều phân loại nhỏ

Action figure cũng được chia thành nhiều phân loại nhỏ

Điểm đáng trân trọng của dòng mô hình động là khả năng custom và hoán đổi các bộ phận cho nhau trong cùng dòng. Ví dụ trong cùng một dòng mô hình Dragon Ball của Bandai, một số nhân vật có thể đổi vũ khí, chiêu thức cho nhau. Phần thân, tóc, hay phụ kiện cũng có thể thay đổi tùy ý. Dĩ nhiên không phải lúc nào đổi chỗ cũng hợp. Nêu ra dẫn chứng như vậy chỉ để thấy độ linh hoạt của các dòng mô hình động/ action figure là rất cao.

Được mất gì khi chơi mô hình động?

Ưu điểm cũng lại chính là nhược điểm cố hữu của dòng mô hình động: các khớp. Đã gọi là có khớp, không phải đúc nguyên khối, dĩ nhiên nó sẽ lộ ra ngoài, mắt thường nhìn thấy liền. Và nhiều người chơi hệ cầu toàn không thích điều này. Hơn nữa mỗi lần vệ sinh kỹ, việc tháo các khớp rời ra để làm sạch từng phần nhỏ cũng tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi công phu hơn mô hình tĩnh.

Ưu điểm cũng lại chính là nhược điểm cố hữu của dòng mô hình động

Người chơi action figure có thể có nhiều đất sáng tạo hơn. Ngoài việc thay đổi, tạo dáng thì còn có thể kết hợp với các nhân vật khác để tạo nên nhiều bối cảnh táo bạo, tự mở rộng trải nghiệm chơi mô hình của mình theo vô số cách khác nhau.

Chơi một thời gian dài, nếu thường xuyên thay đổi khớp, có thể dẫn tới tình trạng lỏng khớp, khiến tư thế tạo ra không còn chắc nịch như ban đầu. Lúc này bạn cần phải dùng tới một số biện pháp custom nhỏ để chấn chỉnh lại mô hình của mình.

Chơi một thời gian dài, nếu thường xuyên thay đổi khớp

Thêm nữa, nếu đã xác định chơi action figure, bạn sẽ cần dành thời gian tìm hiểu nhiều hơn. Vốn dĩ mô hình động có nhiều loại, dòng nhỏ, mỗi dòng lại có đặc điểm riêng xoay quanh số lượng và khả năng cử động của các khớp. 

Sao bạn không thử chơi cả hai, phối một vài mô hình tĩnh và vài mô hình động. Cách chơi này hiện được rất nhiều người ủng hộ và đi theo. Pha phối giữa những hoàn hảo và những sống động, chẳng phải trở thành một tổ hợp hay ho sao. 

Trên đây là một số ưu nhược điểm cũng như khái niệm chung về mô hình tĩnh và mô hình động. Hy vọng đã mang đến một số thông tin ban đầu giúp bạn dễ dàng lựa chọn hướng đi cho mình khi bắt đầu việc chơi mô hình. 

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên