Gặp game không như ý, nên cố chịu đấm ăn xôi đi tiếp hay dừng lại?

Một câu hỏi khá trớ trêu bạn nhỉ?

Đôi khi vì chủ quan hay khách quan, chúng ta chơi trúng những trò chơi mình không thích. Vì mua game hàng loạt, mua từ đợt khuyến mãi to, mua để thử thể loại mới ai ngờ không hợp… Nhiều lý do lắm. Nhưng kết quả cuối cùng giống nhau.

Vậy khi gặp tình huống đó, chúng ta nên dừng hay tiếp tục chơi? 

Xem thêm: Rủ bạn chơi co-op chung, cần chuẩn bị gì?

Gặp game không như ý, nên cố chịu đấm ăn xôi đi tiếp hay dừng lại?


Đi một vòng qua các trang về game nổi tiếng, thấy rõ đây cũng là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đa phần đều bày tỏ thái độ đắn đo, không biết có nên cố tiếp tục chơi một trò mình không thích hay dừng ngay khi mình phát hiện không hợp gu?

Có vô số ý kiến cũng như cách giải quyết được đưa ra, sau đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc có nên dừng cuộc chơi hay không:

1/ Dừng hay đi tiếp, còn tùy vào điểm rơi của sự không thích

1/ Dừng hay đi tiếp, còn tùy vào điểm rơi của sự không thích


Điểm rơi ở đây chính là thời điểm cụ thể của một trò chơi khiến bạn trở nên không còn hứng thú với việc trải nghiệm nó nữa. 

Chơi một game, và chỉ trong vài giờ đầu tiên đã cảm thấy thật sự không thích thú nữa, bạn có thể cân nhắc việc dừng lại hoàn toàn. Nhưng nếu đã đi đến nửa chặng đường, đột nhiên nhận ra ngày càng chán, thì đôi khi bạn vẫn nên tiếp tục. Động lực đi tiếp còn tùy vào mỗi người. Có khi là vì muốn chứng kiến ending của trò chơi, có khi là vì uổng công mình đã khám phá tới đây. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của bản thân mình, và xem qua một số ý kiến trên các trang bàn luận về game, khá nhiều game thủ cũng đồng tình với cách giải quyết này. 

Cũng có vài trường hợp ngoại lệ, đó là khi bạn đã biết trước trò chơi đó thật sự hay, câu chuyện có ý nghĩa. Nhưng theo vài review trước đó, câu chuyện của game khá lề mề, mọi thứ chỉ thật sự chuyển biến nhanh, tích cực và có nhiều pha bẻ lái ngoạn mục khi đã qua hết hơn nửa thời lượng trò chơi. Trong trường hợp này có thể gạt đi ý nghĩa muốn bỏ cuộc trong giai đoạn đầu, mà gắng gượng đi tiếp tới phân nửa game, lúc này mới biết chính xác bạn có thật sự muốn đi tiếp hay không.

2/ Tự hỏi bản thân: dừng chơi quá sớm liệu có hối hận sau này?

1/ Dừng hay đi tiếp, còn tùy vào điểm rơi của sự không thích


Con cá sổng luôn là con cá to nhất, tâm lý này luôn đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả trò chơi điện tử. Bàn về việc gặp game không thích nên chơi tiếp hay dừng lại, nhiều người lại nghĩ thế này: nếu bỏ dở một tựa game từ quá sớm có thể đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ bỏ lỡ một trải nghiệm tuyệt vời, thứ trải nghiệm mà chỉ có những ai đủ kiên nhẫn đi sâu, đi lâu vào trò chơi mới cảm nhận được.

Tình huống này thường xảy ra hơn khi bạn chọn cách tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ trước khi mua một tưa game. Nghĩa là ít nhất trong đầu bạn đã biết mình mua con game này vì yếu tố nào. Bất kể đó là lối chơi, câu chuyện, hình ảnh hay trải nghiệm kỳ lạ hiếm thấy của nó. Thì một khi đã xác nhận rõ ý định của mình, thiết nghĩ bạn nên theo đuổi đến cùng để cảm nhận cái hay của trò chơi.

Và thực tế cũng đã chứng minh là có không ít trò chơi ban đầu thường chậm rãi, nhưng càng về sau trải nghiệm (đôi khi là lẫn câu chuyện) càng trở nên bùng nổ. Trong các trường hợp này nếu bạn nóng vội bó đi từ vài giờ đầu tiên, chắc chắn bạn đã bỏ qua một trò chơi đáng nhớ của đời mình.

3/ Không thích game, bỏ đi hay dừng lại còn tùy vào giá của game đó

không thích game, bỏ đi hay dừng lại còn tùy vào giá của game đó


Xu hướng tất yếu là game mua càng rẻ, khả năng bỏ dở trò chơi càng cao. 

Trò chơi dù là hạng trung hay bom tấn, nếu được mua với giá rẻ, tự nhiên sẽ khiến ta ít trân trọng nó hơn, kiểu bỏ đi cũng không tiếc ấy. Với các trò miễn phí thì càng dễ dẫn tới bỏ cuộc giữa chừng hơn.

Nhưng ngược lại, nếu bạn bỏ ra một đống tiền, trang trọng rước một tựa game về, hiển nhiên bạn sẽ thấy nó rất quý giá, coi trọng từng giờ chơi và nhất quyết không bỏ cuộc dù có bị ăn hành hay cảm thấy chán chán ra sao.

4/ Bỏ hay đi tiếp cũng còn tùy vào mức độ khó của trò chơi

Bỏ hay đi tiếp cũng còn tùy vào mức độ khó của trò chơi

Chuyện này có thật. 

Khi gặp khó khăn lúc chơi, qua ải, quyết định kết thúc một tựa game cũng bắt đầu nhen nhóm và mọi thứ trở thành giọt nước tràn ly khi bạn gặp phải một màn chơi hầu như bất khả thi, không thể vượt qua dù đã cố gắng hàng chục lần. 

Trong khi nhiều người có thói quen bị hành xác, thích các trò hardcore với độ khó siêu phàm thì môt số người chỉ chơi game vì vui, vì muốn được giải trí. Cho nên nhóm thứ nhất, gặp khó, ngọn lửa chinh phục nơi họ càng bùng cháy. Riêng với nhóm thứ hai, họ dễ dàng chọn cách bỏ qua vì không muốn nặng đầu suy nghĩ. 

LỜI KẾT

Ngành công nghiệp game vẫn đang phát triển từng ngày. Cuộc tranh luận về việc nên làm thế nào khi gặp game không thích có lẽ sẽ tiếp tục. Tuy nhiên quan trọng nhất là bạn, tự bản thân vẫn phải đưa ra quyết định riêng, phù hợp nhất dựa trên kinh nghiệm gaming cũng như những điều thật sự có ý nghĩa với mình,


 

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên