Máy Switch cũ mua cần kiểm tra gì? 3 lỗi thường gặp ở Nintendo Switch

Mua máy Nintendo Switch mới thì không phải ai cũng đủ tiền để "chơi tới bến", do đó có một số khách hàng tìm đến sản phẩm máy Switch cũ. Câu hỏi đặt ra là giữa "muôn trùng hiểm ác" trên mạng Internet, khi mua máy Switch cũ chúng ta cần kiểm tra gì để tránh "tiền mất tật mang".

Máy Switch cũ

Tại nShop nhận sửa chữa máy game Nintendo Switch cho khách hàng từng chứng kiến nhiều trường hợp sau khi mua máy cũ về cộng các chi phí sửa chữa đã dội hơn giá máy mới. Cuối cùng tính rẻ hóa ra lại đắt so với mua máy Switch mới 100% rồi. Sau đây nShop xin chia sẻ một số kinh nghiệm kiểm tra máy Switch cũ cơ bản dành cho ai có nhu cầu mua lại máy cũ.


Xác định nguồn gốc rõ ràng khi mua máy Switch cũ

Trước hết khi mua máy bạn cần xác định nguồn gốc của máy: Máy này mua ở đâu? Nên ưu tiên mua máy mà người bán lại trước đó mua từ các cửa hàng game có uy tín. Vì sao? Đơn giản đa số các shop game bán máy Switch ra đều dán tem bảo hành. Bạn chỉ kiểm tra xem tem có bị rách không để xác định máy Switch này đã từng mở ra, sửa chữa chưa.

Máy Switch cũ qua sửa chữa

Còn đối với nguồn gốc máy người bán Switch chỉ nói vu vơ là "máy xách tay từ nước ngoài", "hàng tuồng từ nhà máy sản xuất". Nghe mấy chữ "xách tay nước ngoài" hay "hàng tuồng" có vẻ rất mát tai và muốn mua ngay nhưng cẩn thận. Điều này đồng nghĩa với việc máy đã bị mở ra sửa chữa hay chưa bạn đều không biết được.


Mua máy Nintendo Switch đã qua sử dụng cần kiểm tra ngay gì?

Đối với mua máy Nintendo Switch mới thì gần như bạn không phải lo lắng nhiều bởi tính hoàn thiện sản phẩm của Nintendo khá tốt. Nhưng đối với máy Switch đã qua sử dụng thì câu chuyện lại khác. Như bạn cũng biết, đồ điện tử luôn có thời hạn sử dụng chứ không phải "nồi đồng cối đá".

Máy Switch cũ bị hư

Do đó khi mua máy Switch đã qua sử dụng, hàng cũ thì đồng nghĩa với việc bạn phải "hứng chịu" những hao mòn sản phẩm mà người trước đã sử dụng. Muốn tiết kiệm tiền, mua máy Nintendo Switch giá rẻ nhất thì cũng phải chấp nhận chứ làm sao bạn có thể đòi hỏi được mua rẻ mà mới 99,99% được. Kiểm tra những yếu tố cơ bản giúp bạn hạn chế "hố" giá khi mua về phải sửa chữa rồi cộng lại hơn cả tiền máy mới


Các lỗi cơ bản thường xảy ra với máy Switch cũ

Trôi analog Joy-con

Analog của Joycon là thứ đầu tiên bạn cần kiểm tra ngay khi mua máy Switch cũ. Do điều khiển chính trên Switch khi di chuyển và xoay camera, người dùng sẽ dùng hai analog này rất nhiều. Lớp cảm ứng than trên analog lâu ngày sẽ mòn đi và dẫn đến hiện tượng trôi analog - khi vào game nhân vật sẽ tự di chuyển hoặc camera sẽ tự xoay.

Kiểm tra analog joycon máy Switch cũ

Bạn có thể vào System Settings -> Controllers and Sensors -> Calibrate Control Stick và nhấn lần lượt analog Joycon trái kiểm tra sau đó ra nhấn tiếp analog Joycon phải kiểm tra tiếp. Nếu dấu + trong hình đứng yên không tự chạy là ổn. Còn nếu nó cứ rung rung giật giật hoặc nó tự di chuyển về một phía có nghĩa là Analog này có thể đã mòn và trôi rồi.

> Tham khảo thêm Trôi analog Switch phải làm sao

Cũng trong phần System Settings -> Controllers and Sensors bạn có thể vào Test Input Devices để kiểm tra các nút bấm xem có hoạt động tốt không - dù rằng các nút bấm rất hiếm khi hư nhưng cẩn thận check kỹ 2 nút SL - SR ở cả 2 Joycon trái và phải đây là hai nút có tỷ lệ hư hỏng cao nhất trên máy Switch.

Joycon SL SR bị hưHai phím SL và SR của Joycon là thành phần nút dễ hư nhất do dây nối vào mạch khá mỏng dễ đứt


Kiểm tra màn hình máy Switch cũ - deadpixel

Deadpixel là điều khó chịu nhất đối với máy game cầm tay. Định nghĩa đơn giản thì nó là điểm chết trên màn hình ví như một chấm, nặng hơn một bệt ngay màn hình, khiến cho quá trình chơi game bạn sẽ cứ bị "vướng vướng" khó chịu.

Nintendo Switch bị dead pixel

Đây là một trong những nguyên nhân chính mà người dùng muốn bán ngay máy cũ của họ cho người sau và mua máy mới. Theo nhà sản xuất, khi máy bị 1-3 deadpixels trên màn hình thì lỗi này chấp nhận được và không bảo hành.

Do đó khi mua máy cũ thì bạn nên nhớ "căng mắt" ra và nhìn từng điểm ảnh trên màn hình xem có bị deadpixcels không nhé!


Kiểm tra loa Switch

Loa máy Switch rất hiếm khi hư, tuy nhiên cũng nên phòng ngừa. Nên test máy Switch cũ ở môi trường xung quanh yên tĩnh, nếu người bán đang mở nhạc nên đề nghị họ tắt nhạc đi để bạn vào game và nghe thử xem âm thanh có bị rè không.

Lưu ý: Loa của Nintendo Switch khá nhỏ, đó là vấn đề chung của máy chứ không phải lỗi. Bạn không cần so sánh âm lượng với các thiết bị như iPhone hay iPad nhé!


Kiểm tra sạc và dock xuất hình lên tivi

Sau khi mọi thứ hoàn chỉnh rồi, nhiều khách hàng quên điều cơ bản nhất chính là sạc: Phải đảm bảo máy sạc Pin vô điện bình thường nhé. Quan trọng tiếp theo là yêu cầu người bán thử Dock của máy Switch xuất hình lên tivi có tốt bình thường không.

Test dock Nintendo SwitchMáy Switch vừa chơi cầm tay được vừa chơi trên Tivi được do đó khi test cũng nên nhớ test trên cả Tivi nhé

Một số Dock máy Nintendo Switch hay "hư sảng" do nhiều nguyên do mà thiết bị này cũng không hề rẻ mấy. Do đó nếu bạn quên thử Dock và về đúng y là hư cái Dock thì mua mới cũng rất tốn kém. Do đó ai hẹn "test máy Switch cũ" ở quán cafe, công viên, ngoài đường thì nên từ chối mua.


Các lỗi "nâng cao" của máy Switch cũ

Hết cơ bản rồi đến nâng cao. Tuy nhiên nâng cao ở đây chính là để bạn tránh bị lừa khi còn "gà gà" lúc mới tìm hiểu thôi chứ chưa tới mức yêu cầu mở máy ra coi bên trong có sửa chữa, chấm hàn, nối mạch gì không. Bởi đi mua máy Switch cũ mà khó tính, hành người bán quá thì chắc người bán sẽ bye bye bạn sau vài nốt nhạc. Nhưng cũng không nên quá dễ để mất quyền lợi của mình

nintendo switch bị lỗi error 2153-0321

Nên bỏ thời gian chơi game thử từ 15-20 phút để xem máy hoạt động tốt không. Hiếm hoi có 1 số máy Nintendo Switch bị lỗi phần cứng khi chơi khoản 15p sẽ treo máy hoặc nhảy ra thông báo lỗi. Tình trạng này chưa sửa được do đó "xui thì chịu". Nhưng nó cũng hiếm xảy ra, chỉ cần bạn kỹ tí và người bán thông cảm tí cho phép bạn thử máy càng lâu càng tốt.

Nintendo Switch bị ban máy

Khi phát hiện máy này người dùng trước đó chơi hack thì tuyệt đối không mua. Cho dù kiểm tra online, eshop vẫn hoạt động tốt. Lý do là khi máy Switch đã đã bẻ khóa, việc Nintendo đánh dấu vào hệ thống.  Ban online hay super ban, thậm chí là brick máy chỉ là sớm hay muộn thôi. Đặc biệt là những máy Switch V2 và Switch Lite hàn mod chip thì hiểm họa đột tử của máy lại càng cao hơn!

Nintendo switch Brick blue-screen-of-death

Có thể giờ bạn test vẫn xài tốt nhưng một ngày nào đó có thể mở lên máy đã bị ban hay brick, bạn thì không biết cách khắc phục, liên hệ người bán thì 'thuê bao' hay 'người dùng faceebok'. Do đó ngoại trừ bạn mua về cũng để chơi hack và tự tin khắc phục được các vấn đề, còn lại thì nên cẩn thận nhé.

Tham khảo thông tin Super Ban của máy: <Link IGN>


Câu chuyện mua máy Switch cũ vất vả đã đến hồi kết

Cuối cùng, sau bao vất vả chạy xuôi ngược, chúc mừng bạn đã tìm được chiếc máy Switch ưng ý và gia nhận cùng cộng đồng Nintendo Switch nhé. Bên cạnh đó, để tránh "giang hồ hiểm ác" - nếu bạn vẫn còn mù mờ về Nintendo Switch thì tại nShop cũng có sản phẩm máy cũ dành cho những bạn muốn tiết kiệm ngân sách:

Máy Switch cũ tại nShop với độ mới 97-98% và bảo hành 1 tháng cực kỳ an tâm. Đa số nguồn gốc máy đều xuất phát từ cửa hàng nShop và một số trong đó là máy mới hoàn toàn nhưng do vận chuyển làm hộp xấu, nát nên được chuyển qua hàng cũ. 

Có thể bạn quan tâm: Có nên mua thẻ game Nintendo Switch cũ giá rẻ?

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên