Lỗi màn hình Nintendo Switch OLED Burn-in có đáng lo hay không?

Nintendo Switch OLED với công nghệ màn hình OLED được cho là tối ưu hơn LCD về nhiều mặt, kích cỡ tổng thể màn hình của Switch OLED lần này là 7 inch cũng lớn hơn, và còn đẹp, phản xạ tốt, chuyển động cực nét và màu sắc ăn điểm hơn nhiều. 

Xem thêm:

Nintendo Switch OLED đạt được nhiều lợi thế lớn với công nghệ màn hình OLED, so với thế hệ trước là dùng màn hình LCD

Nintendo Switch OLED đạt được nhiều lợi thế lớn với công nghệ màn hình OLED, so với thế hệ trước là dùng màn hình LCD


Nhiều người khi mua Nintendo Switch OLED xong đã “Cảm thấy tiếc”. Không phải tiếc tiền mà là tiếc vì sao không mua OLED sớm hơn. Đủ để bạn hiểu có một sự khác biệt rõ ràng giữa màn hình LCD kiểu cũ và màn hình OLED mới trên Switch. Nhưng vẫn có một số ít bạn ngần ngại vì đọc được các thông tin quanh lỗi Burn-in của công nghệ màn hình OLED. Vậy thực hư chuyện này thế nào?

Hai loại tấm nền Switch đã và đang dùng là gì?

Máy chơi game Nintendo Switch phiên bản đời đầu dùng màn hình LCD, còn Nintendo Switch OLED mới dùng màn hình OLED. Hai công nghệ màn hình này khác nhau thế nào, và ưu nhược điểm ra sao?

Tấm nền LCD (LCD panel, Liquid Crystal Display hay còn gọi là tấm nền tinh thể lỏng) là tấm phẳng có chứa các tinh thể lỏng. Các tinh thể này có tác dụng phản chiếu ánh sáng từ đèn nền để thể hiện hình ảnh, màu sắc khi có dòng điện tác động qua. Như vậy màn hình LCD không tự tạo ra ánh sáng mà phải nhờ tới đèn nền để phát sáng. 
 

Hai loại tấm nền Switch đã và đang dùng là gì?


Ưu điểm tấm nền LCD là độ phân giải cao, giá rẻ nhưng cồng kềnh dày dặn hơn OLED vì phải dùng tới 3 lớp kính cấu thành. LCD cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn và hiển thị không tốt trong môi trường có nhiều ánh sáng mặt trời. 

Trong khi đó Tấm nền OLED (Organic Light Emitting Diodes) là màn hình được tạo nên từ các diode tự phát sáng. Dùng một lớp phát xạ điện quang là một vật liệu bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Từ đó tạo nên hình ảnh, màu sắc tương ứng. (Xem thêm: Chi tiết về màn hình OLED Nintendo Switch)

 

Ưu điểm của tấm nền OLED

Ưu điểm của tấm nền OLED

  • Cho hình ảnh độ sắc nét cao, tương phản tốt, màn hình sáng
  • Góc nhìn rộng
  • Khả năng chịu lực tốt hơn
  • Độ bền cao 
  • Tiết kiệm điện. 
  • Độ sâu màu đen trên màn hình OLED cũng tốt hơn vì không bị hở sáng do các điểm ảnh trên màn hình có thể tắt mở độc lập thậm chí có thể tắt hoàn toàn khi không có tín hiệu.
  • Khả năng hiển thị hình ảnh động của màn hình OLED cũng tốt hơn hẳn so với LCD, đặc biệt ở các pha chuyển động nhanh.  Do các pixel trên OLED kết hợp nguồn sáng và màu sắc trong một diode duy nhất nên nó có thể thay đổi trạng thái rất nhanh
  • Nhưng bù lại giá thành cao hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng burn-in (lỗi lưu hình ảnh).
     

Độ sâu màu đen trên màn hình OLED cũng tốt hơn vì không bị hở sáng


Lỗi màn hình Nintendo Switch OLED Burn-in là gì?

Burn-in, hiện tượng lưu ảnh màn hình, là khi màn hình bị hiện bóng mờ trên hiển thị hình ảnh tĩnh trong một thời gian dài. Đây là lỗi cũng khá thường gặp ở các thiết bị dùng tấm nền OLED. 

Là một màn hình được thiết kế ngay từ đầu chuyên dùng để hiển thị game dựa trên công nghệ OLED, nên chắc chắn Nintendo Switch OLED sẽ luôn có một số “yếu tố tĩnh”. Như những điểm sống cố định hiển thị ở góc màn hình, các life bar, số lượng đạn hoặc các biểu tượng trạng thái của nhân vật. Những chi tiết này, nếu để màn hình trong một thời gian dài, có thể xảy ra hiện tượng burn-in. Điều này là sự thật. Và nó không chỉ đúng trên màn hình Nintendo Switch OLED, mà là trên tất cả mọi thiết bị dùng công nghệ màn hình OLED. 
 

Có vài yếu tố tĩnh trên màn hình và thật ra thì chúng cũng không tĩnh lâu tới mức để bạn phải lo ngại đâu

Có vài yếu tố tĩnh trên màn hình và thật ra thì chúng cũng không tĩnh lâu tới mức để bạn phải lo ngại đâu


Vấn đề là chúng thật sự rất nhỏ, hầu như các chi tiết này so với toàn bộ diện tích màn hình là không đáng kể. Các ký tự hiển thị cũng rất li ti, thậm chí có cầm kính lúp soi thì bạn cũng khó mà nhận ra lỗi burn-in ở những chỗ này.

Thứ chúng ta thật sự giao tiếp và thưởng thức, nhìn ngắm chính là các nhân vật luôn chuyển động không ngừng rất mượt mà, nhanh nhẹn và hàng loạt hiệu ứng ánh sáng, cháy nổ, màu sắc đang tung tăng trên màn hình kia. Mà những phần này, hiện nay không ai làm tốt hơn OLED.
 

Lỗi màn hình Nintendo Switch OLED Burn-in: không nên lo vì xác suất quá thấp


Lỗi màn hình Nintendo Switch OLED Burn-in: không nên lo vì xác suất quá thấp

Các nhà sản xuất TV lớn nổi tiếng trên thế giới, à cả mảng di động nữa, như LG, Apple, Google, Samsung… đều thừa nhận “Luôn có thể có khả năng xảy ra Burn-in trên các màn hình OLED. Nhưng nó luôn ở mức hiếm gặp, đủ để người dùng không nên lo lắng thái quá”.

Chính ông David Katzmaier, chuyên gia đánh giá TV nhiều năm trên CNET cũng đã khẳng định điều này. Ông cho rằng các bạn đang hoặc sắp sở hữu máy chơi game Nintendo Switch OLED không nên lo về lỗi Burn-in trên màn hình nữa. Vì xác suất để bạn gặp phải chuyện này còn là cực kỳ nhỏ. “Nếu bạn cứ lo lắng về mọi % nhỏ như vậy trong cuộc đời mình thì chắc cuộc đời này chẳng đáng hưởng thụ bất cứ thứ gì nữa”. 
 

Xác suất gặp burn-in trong Switch OLED thật sự nhỏ

Xác suất gặp burn-in trong Switch OLED thật sự nhỏ


Ông chia sẻ thêm “Theo kinh nghiệm xem, dùng màn hình TV OLED của tôi trong nhiều năm, trong nhà hoặc để test sản phẩm, thì chưa bao giờ gặp phải tình trạng burn-in này cả. Mà bạn phải hiểu là so với TV bật hàng giờ hoặc nhiều người có sở thích coi một kênh duy nhất, thì Switch thường được dùng với thời lượng ít hơn trong ngày và bạn có thể chơi cùng lúc nhiều game chứ không phải một. Cho nên xác suất xảy ra burn-in trên OLED Switch thậm chí còn thấp hơn”.
 

So với TV màn hình OLED thì còn nhỏ hơn nhiều

So với TV màn hình OLED thì còn nhỏ hơn nhiều


Bản thân Nintendo cũng đã có lần đề cập tới vấn đề này trước ngày cho ra mắt Switch OLED năm ngoái. Cụ thể đại diện Nintendo cho biết:

“Lần này chúng tôi dùng tấm nền OLED vì muốn nâng cao chất lượng hiển thị của máy chơi game Switch. Sau một thời gian dùng đủ lâu, như bất kỳ loại tấm nền nào khác, OLED cũng sẽ có xác suất lưu lại các bóng mờ sau khi hiển thị một ảnh tĩnh quá lâu. Tuy nhiên các bạn có thể ngăn chặn việc này bằng cách dùng các tính năng có sẵn trong máy Switch OLED như auto-brightness hay auto-sleep”.
 

Chính xác vì sao không nên lo lắng về lỗi Burn-in trên màn hình Nintendo Switch OLED?

Chính xác vì sao không nên lo lắng về lỗi Burn-in trên màn hình Nintendo Switch OLED?

Trích dẫn lời từ một bài chia sẻ của David Katzmaier trên CNET. 

“Dẫu rằng luôn có một tỉ lệ cực nhỏ hiện tượng burn-in trên màn hình OLED trong quá trình chơi game bằng Nintendo Switch OLED. Nhưng tôi không thấy lo chút nào. Vì các lý do cụ thể sau:

  1. Các yếu tố tĩnh như vừa đề cập tới lúc nãy khi chơi game thường ở nguyên đó trên màn hình trong nhiều giờ. Thời gian đó đủ để mọi thứ trở lại bình thường.
  2. Nếu bạn chơi các game khác nhau, chúng sẽ có các yếu tố tĩnh khác nhau (hoặc thậm chí không có). Chỉ cần bạn đổi sang game khác chơi thì vụ án burn-in nếu có của game trước chắc chắn biến mất.
  3. Ngoài menu trong game, thì Switch không có menu tĩnh dạng navigation bar như trên điện thoại. Ta loại thêm được một yếu tố có thể xuất hiện burn-in.
  4. Như Nintendo đã đề cập từ trước khi ra mắt, Switch có tính năng “automatic brightness” và “automatic sleep mode”, đây là hai cách thực tế và cụ thể nhất để hạn chế hiện tượng burn-in nếu có.
     

Thử nghiệm máy Switch OLED chỉ bắt đầu có hiện tượng Burn-in nhẹ sau 3600 giờ bật liên tục ở độ sáng tối đa.


Trước khi có lỡ không may lỗi nhỏ burn-in xuất hiện, thì bạn cũng đã đang có rất nhiều giờ phút vui vẻ đẹp tuyệt bên Nintendo Switch OLED rồi kia mà
 

Có sự khác biệt lớn giữa màn hình các máy chơi game Nintendo Switch.

Có sự khác biệt lớn giữa màn hình các máy chơi game Nintendo Switch. Trong hình bên trái là Switch Lite, giữa là Switch màn hình LCD và phải là Switch OLED


Thực tế là vậy. Với toàn bộ những lợi ích mà màn hình OLED mang tới cho Nintendo Switch thế hệ mới mang lại, trên mọi mặt về phương diện hình ảnh của trò chơi, thì dù cho có một chút xíu burn-in đi chăng nữa, cũng đáng. Trên đời này không có công nghệ nào hoàn hảo, lợi ích luôn đi kèm với trả giá. 

Nếu bạn thật sự một lần chứng kiến hoặc tận mắt dùng thử và thấy được sự khác biệt giữa Switch LCD và Switch OLED mới thì chắc chắn, bạn sẽ chẳng còn nề hà gì mấy chuyện burn-in cỏn con hiếm gặp này đâu.

 

Có thể bạn quan tâm:

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên