Game Crossover là gì? Điều gì tạo nên một game Crossover thành công?

Chúng ta đã từng chứng kiến huyền thoại đối kháng Super Smash Bros nơi tập trung rất nhiều chiến binh từ các những thế giới khác nhau. Cũng đã từng bất ngờ khi biết các anh hùng thần tiên của Final Fantasy ngồi chung mâm với nhân vật hoạt hình Disney trong Kingdom Hearts, hay phiên bản Overwatch x Genshin Impact gây bao tò mò thích thú.

Xem thêm: Tuyển tập mười mấy câu nói nhớ đời của vạn gamer

trong Kingdom Hearts, hay phiên bản Overwatch x Genshin Impact
 

Những game vừa kể chính là ví dụ điển hình của game Crossover. Và cũng là chủ đề chúng ta đang nói tới hôm nay.

Game Crossover là gì?

Game Crossover là một game có thể thuộc bất kỳ thể loại nào. Và trong đó nhân vật từ một vũ trụ game này sẽ xuất hiện trong vũ trụ của một tựa game khác. Mục đích tạo ra một game Crossover rất đa dạng.
 

Game Crossover là gì?


Có khi đó kết hợp vì mong muốn tạo ra một tựa game hoàn toàn mới không liên quan gì tới cốt truyện của hai game lẻ trước. 

Có khi là vì muốn nhân cơ hội hâm nóng lại tên tuổi của các tựa game gốc nơi những nhân vật  nổi tiếng bước ra.

Hoặc là để làm bước đệm trước khi ra mắt một dự án kết hợp hoành tráng nào đó giữa nhà phát triển A và nhà phát triển B. 
 

dự án kết hợp hoành tráng nào đó giữa nhà phát triển A và nhà phát triển B


Nhưng dù với mục đích nào, kết quả, người chơi đều được chứng kiến những màn đan xen vũ trụ nhân vật thú vị. Có game Crossover quá sức thành công, vượt cả mong đợi ban đầu, có khi lại là một cú flop để đời cho các hãng. Những sự kết hợp bắt tay phong cách Crossover này đã làm cho thị trường videogame vốn phong phú, lại càng trở nên hấp dẫn và muôn màu muôn vẻ hơn.

Một game Crossover thành hay bại, phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Các tựa game Crossover với dàn nhân vật đa vũ trụ về chung một nhà, với cảm giác thú vị, độc đáo mà nó mang lại, vì vậy đã không còn lạ. Chuyện này tốt mà. Các bên cùng có lợi, người chơi cũng có dịp mở mang tầm mắt. Nhưng không phải lúc nào các màn kết hợp này cũng thành công. Đã có những cú flop toàn tập khiến người chơi chán ngán luôn cả game gốc. 

Các tựa game Crossover với dàn nhân vật đa vũ trụ về chung một nhà


Vậy, một game Crossover thành hay bại, phần nhiều sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

1/ Đầu tiên phải kể đến Tính tương tác giữa các nhân vật đa vũ trụ 

Các nhân vật dù trước đó có nổi tiếng đến đâu nhưng khi đã vào thế giới crossover mới thì đều có sự cân bằng tương đối. Họ tương tác, giao tiếp nhau và cùng nhau tạo nên một trò chơi mang cái vibe mới mẻ. 

Chắc bạn vẫn nhớ Akuma khi được đưa vào vũ trụ của Tekken 7 một cách mỹ mãn. Không chỉ tương tác với các nhân vật vốn  có, Akuma thậm chí còn là một phần của cốt truyện. Sự bổ sung đa vũ trụ vì thế trở nên tự nhiên và quá là hợp lý.


 

Biến nhân vật từ vũ trụ khác thành một phần của cốt truyện sẽ mang lại tính tương tác lớn cho trò chơi

Biến nhân vật từ vũ trụ khác thành một phần của cốt truyện sẽ mang lại tính tương tác lớn cho trò chơi


2/ Chất keo kết dính

Chuyện gì cũng cần có một lý do. Lý do đó chính là chất keo kết dính các nhân vật dường như chẳng liên quan gì nhau. Nếu tạo ra được “lý do” này, một tựa game crossover có thể nói đã có một mở đầu khá thành công.

Chắc bạn vẫn còn nhớ Warriors Orochi 3 Ultimate của Tecmo Koei. Game này đã kết hợp các vũ trụ của Dynasty Warriors (Romance of the Three Kingdoms) và Samurai Warriors (Nobunaga's Ambition). 


 

Một lý do chính đáng sẽ khiến người xem dễ dàng đón nhận và hào hứng nhập cuộc

Một lý do chính đáng sẽ khiến người xem dễ dàng đón nhận và hào hứng nhập cuộc


Và lý do kết nối, khiến mọi thứ “va” vào nhau chính bởi sự can thiệp của quỷ Orochi với khả năng hợp nhất không gian đáng sợ của mình. Lý do này hoàn toàn chính đáng và được mọi người cổ vũ nhiệt tình

3/ Không chỉ cứ chăm chăm vào yếu tố crossover

Một trò Crossover cuối cùng cũng phải là một trò chơi chất lượng thì mới ghi dấu được trong lòng người chơi. Nên nếu chỉ chăm chăm vào việc bưng nhân vật từ vũ trụ này sang vũ trụ kia mà hờ hững những yếu tố vốn làm nên chất lượng của một trò chơi thì kết quả cũng không ô kê la đâu. 

Như hồi chơi Jump Force rồi cùng lúc chơi Alien Vs Predator thì thấy rõ sự khác biệt.


 

Game crossover hay ngoài tính đa vũ trụ dĩ nhiên cũng cần có đầy đủ tố chất của một game hay

Game crossover hay ngoài tính đa vũ trụ dĩ nhiên cũng cần có đầy đủ tố chất của một game hay


Jump Force có tất cả mọi thứ đắt giá về đồ họa, âm thanh, nhân vật, nhưng cốt truyện và gameplay lại đầy sạn. Trong khi đó Alien Vs Predator, các nhân vật khách mời từ Mortal Kombat 9, 10 và 11 hấp dẫn, và gameplay lại khá hay ho, cốt truyện cũng thuyết phục. Nên chơi có hứng thú hơn hẳn.

4/ Các nhân vật đậm đà, và nhìn, nghe cái nhận ra ngay

Nhắc tới chuyện này thì phải nhắc tới prototype của Super Smash Bros. 64. Hồi đầu game này được đặt tựa là Dragon King: The Fighting Game. Nhưng trong quá trình phát triển, Masahiro Sakurai nhận ra 4 nhân vật chính họ đang làm cho trò fighting này không có cá tính đặc biệt lắm.
 

Prototype của Super Smash Bros. 64 chán thật sự chán mọi người

Prototype của Super Smash Bros. 64 chán thật sự chán mọi người ạ. Cứ như này thì chắc hẳn đã là một cú flop


Nếu chỉ là một cảnh hay phân đoạn nhỏ thì còn ok, nhưng để làm thành cả một game console thì không ổn chút nào. Thế là Sakurai quyết định chuyển hướng, làm một cú gọi là để rồi chúng ta có Super Smash Bros vĩ đại ngày nay. Ông đã trực tiếp đưa các nhân vật biểu tượng của Nintendo vào game fighting bản đầu tay này. Những cái tên đầu tiên là Mario, Donkey Kong, Pikachu và Fox. Và sau đó sẽ mở rộng ra thêm tùy tình hình thực tế. 


 

Super Smash Bros. 64 với các nhân vật ban đầu

Super Smash Bros. 64 với các nhân vật ban đầu


Ý tưởng này, may mắn, đã được ủng hộ nhiệt tình bởi Satoru Iwata. Đây là một quyết định táo bạo vào thời điểm thị trường khá nhạy cảm, và bản thân các lãnh đạo khác trong ban điều hành không ai ủng hộ việc này.  Nhờ sự can đảm này của cả hai, mà chúng ta đã có một thứ trên cả tuyệt vời.
 

Dàn nhân vật quá chuẩn bây giờ

Dàn nhân vật quá chuẩn bây giờ


Để có một môi trường crossover thành công, game phải vừa kéo đủ sự quan tâm của người đến các nhân vật. Thông qua các biểu tượng, tạo hình, giọng lồng tiếng, vũ khí, khả năng và tên tuổi dễ nhận biết của các nhân vật từ các vũ trụ khác nhau. Đây chính là cốt lõi của một game crossover thành công. Bạn sẽ không còn nhận ra Mario nếu anh thợ sửa ống nước này cầm một thanh katana. Chuyện như vầy không bao giờ nên có. 

5/ Crossover cũng phải có quy tắc, không phải muốn cứ làm gì thì làm

Quy tắc sẽ khiến mọi thứ trở nên có ý nghĩa. Một game crossover thành công phải có một quy tắc cụ thể trong việc chọn nhân vật nào xứng đáng được đưa vào tựa game đa vũ trụ. 

Lại lấy Super Smash Bros làm ví dụ. Masahiro Sakurai đặt ra quy tắc khá khắt khe cho các nhân vật tham gia vào danh sách combat: chỉ có những nhân vật tốc được nhiều người cực kỳ yêu thích thì mới được để mắt tới. Rồi sau đó chọn lọc thêm một vòng nữa dựa vào kỹ năng độc đáo, thứ đủ khiến một lần nhìn vạn lần nhớ.
 

Crossover cũng cần quy tắc và sự nhất quán theo thời gian

Crossover cũng cần quy tắc và sự nhất quán theo thời gian

Hay ví dụ khác, trong Nickelodeon All-Star Brawl đặt quy tắc là chỉ chọn các nhân vật Nicktoon mà không phải là bất kỳ nhân vật live action nào có liên quan  tới Nickelodeon.

Không chỉ vậy, game crossover thành công lâu dài còn phải tự Tôn trọng và giữ vững các quy tắc ban đầu của mình. Tính nhất quán sẽ tạo nên sự tin tưởng nơi người hâm mộ và khiến game trở nên “có ý nghĩa” sâu sắc.

Cách thức crossover nào bị ghẻ lạnh nhất?

Ở hướng đối lập. Một trò crossover bị dân tình ghét bỏ nhất là kiểu crossover “ăn xổi ở thì”, cố gắng gán ghép bằng cách thêm texture hoặc skin vào để bào tiền từ game thủ mà không hề quan tâm tới bất kỳ logic hay sự hợp lý nào. 

Bất kỳ sự khiên cưỡng hay cố ý moi tiền lộ liễu nào đều mang tới phản cảm cho game crossover]

Bất kỳ sự khiên cưỡng hay cố ý moi tiền lộ liễu nào đều mang tới phản cảm cho game crossover

Hoặc một game crossover miễn cưỡng tới mức gán cho các nhân vật những vũ khí hoặc chiêu thức khiến họ như thành một người hoàn toàn khác. Người chơi không còn nhận ra nhân vật họ từng yêu thích trong tựa game gốc nữa. Đó là một sự phản cảm và đôi khi còn dấy lên ngọn lửa tức giận nơi người hâm mộ chân chính.

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên