Có bao nhiêu góc nhìn trong game, mỗi góc nhìn có ưu nhược điểm gì, mời bạn cùng tìm hiểu tại đây

Đồ họa game đã đi lên nhiều nấc thang phát triển vượt bậc. Nhưng hình ảnh đẹp không chưa đủ. Một tựa game thành công đòi hỏi phải có cốt truyện hay, lối chơi hấp dẫn, có tính chơi lại cao, nhân vật xây dựng cá tính. 

Xem thêm:

Tuy nhiên, lần nữa, vẫn chưa đủ. Để tất cả những tinh hoa vừa kể được thể hiện trọn vẹn đúng chất đến người chơi, nhà phát triển cần chốt lại một định hướng lớn ngay từ những ngày đầu phát triển: GÓC NHÌN.
 

Góc nhìn là yếu tố quan trọng trước khi quyết định các thành phần phát triển khác

Góc nhìn là yếu tố quan trọng trước khi quyết định các thành phần phát triển khác


Game là đời mà đời cũng là game. Nếu bạn nhìn sự việc từ góc nhìn A thì nó sẽ là A, nếu nhìn theo góc B thì nó sẽ là B hoặc thậm chí là A+B tùy tình huống. Việc chọn lựa góc nhìn để phát triển một game ngay từ đầu có tác dụng định hướng quan trọng cho cả hình ảnh, lối chơi và mối tương quan giữa các bối cảnh sẽ xuất hiện trong trò chơi.
 

Góc nhìn là yếu tố quan trọng trước khi quyết định các thành phần phát triển khác


Bạn đã từng nghe tới Góc nhìn thứ nhất, góc nhìn thứ ba, góc nhìn từ trên xuống… Vậy chính xác có bao nhiêu góc nhìn trong game, mỗi góc nhìn có ưu nhược điểm gì, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài này.

1/ Góc nhìn thứ nhất

Như những bài học ngữ pháp đầu tiên, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là Tôi, chúng tôi, Ta, chúng ta. Game cũng có cùng cách diễn đạt này. Góc nhìn thứ nhất chỉ các game thể hiện mọi thứ dưới mắt nhìn của chính người chơi
 

Game góc nhìn thứ nhất cho phép bạn nhìn mọi thứ dưới mắt nhìn của chính người chơi

Game góc nhìn thứ nhất cho phép bạn nhìn mọi thứ dưới mắt nhìn của chính người chơi


Bạn sẽ có cảm giác mình chính là người đang tham gia vào cuộc chiến trong game. Tay cầm súng là như đang cầm súng ngoài đời thật. Bạn sẽ thấy phần cánh tay mình, món vũ khí, toàn bộ khung cảnh, môi trường xung quanh. Chỉ duy không thấy mặt.
 

Bạn sẽ có cảm giác mình chính là người đang tham gia vào cuộc chiến trong game


Ưu điểm của góc nhìn thứ nhất 

  1. Giúp người chơi tập trung hoàn toàn vào màn hình, ít bị lo ra bởi các yếu tố bên ngoài.
  2. Kết nối với nhân vật tốt hơn: đồng cảm được cảm giác đau đớn, cảm nhận được từng chuyển động nhỏ trong mỗi món vũ khí, giật mình theo mỗi cử chỉ của nhân vật.
  3. Không còn quan trọng dung mạo, biểu cảm của nhân vật nên cảm hứng chiến đấu rõ ràng hơn
     

Ưu điểm game góc nhìn thứ nhất: tự chủ và đồng cảm với nhân vật tốt hơn

Ưu điểm game góc nhìn thứ nhất: tự chủ và đồng cảm với nhân vật tốt hơn


Nhược điểm

  1. Nếu dùng cho game có hình ảnh phức tạp, bối cảnh đổi liên tục, người chơi có thể bị chóng mặt, thậm chí buồn nôn.
  2. Thao tác và chuyển động của nhân vật không được thoải mái vì gói gọn trong đôi cánh tay. Bạn phải điều khiển nhiều hơn nhưng chuyển động của nhân vật lại diễn ra khiêm tốn hơn.
  3. Cảm giác khám phá môi trường cũng không được tự do, bạn bị ghì chặt vào góc dưới của màn hình và khó có thể tung tăng khắp nơi trong môi trường mở.
     

Nhưng đôi khi khó khám phá môi trường

Nhưng đôi khi khó khám phá môi trường


Thường dùng cho thể loại game nào?

Góc nhìn thứ nhất nhờ lợi thế tính chân thực và hòa mình vào chiến trường cao nhất, nên thường được dùng cho các game bắn súng. Có thể kể ra hàng loạt tên tuổi Shooter FPS tường thành như Call of Duty, CS: GO, Skyrim, Half Life, Advanced Warfare, Overwatch, Metro Exodus, Outlast 2, Soma… 


 

Góc nhìn thứ nhất thường dùng cho game bắn súng, chiến đấu hành động

Góc nhìn thứ nhất thường dùng cho game bắn súng, chiến đấu hành động


Hoặc các game kinh dị thót tim, nhằm lột tả được nỗi sợ hãi tột cùng của nhân vật khi bị truy đuổi bởi những sinh vật kỳ bí, đáng sợ nào đó. Như The Walking Dead: Saints and Sinners. Hay với các game sinh tồn thì góc nhìn thứ nhất dùng để diễn tả tính chủ động và cô độc khi duy trì sự sống (như Subnautica, The Forest…)
 

Hoặc các game kinh dị thót tim


Thi thoảng góc nhìn thứ nhất cũng được dùng cho một số thể loại game khác: Kinh dị (như The Walking Dead: Saints and Sinners), Phiêu lưu (Fire Watch), Giải đố (Portal). 

2/ Góc nhìn thứ 3

Có thể nói là góc nhìn phổ biến nhất hiện nay trên nhiều thể loại game. Góc nhìn thứ ba trong game đặt bạn vào vị trí người quan sát và điều khiển từ xa. Trong một game góc nhìn thứ ba, camera có thể đặt trước, sau, trái phải nhân vật. Với các game open world thì coi như bạn tự do nhìn thấy mọi mặt của nhân vật mình và tất nhiên là tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
 

Game góc nhìn thứ ba đặt bạn vào vị trí người quan sát

Game góc nhìn thứ ba đặt bạn vào vị trí người quan sát

Ưu điểm của góc nhìn thứ ba
 

Ưu điểm của góc nhìn thứ ba
  1. Bao quát được toàn bộ khung cảnh, các góc trước sau trên dưới trái phải, xung quanh của nhân vật bạn đều có thể quan sát rõ ràng trong môi trường 3D tinh xảo
  2. Hình ảnh đẹp và sinh động nhất. Bạn quan sát được từ đầu tới chân nhân vật của mình, nhìn ngắm các chuyển động, quan sát điệu bộ, biểu cảm nét mặt và rất nhiều thứ hay ho khác trong suốt quá trình chơi
  3. Tự do hơn. Nhất là trong các game thế giới mở. Bạn được chạy nhảy, tung hứng, nhào lộn, chiến đấu, xuất chiêu, đi khắp nơi rong  ruổi theo ý mình. Không bị bó buộc vào một góc màn hình như góc nhìn thứ nhất và hoàn toàn tự do.
  4. Điều khiển linh hoạt hơn vì có thể quan sát được nhiều góc camera khác nhau.

Nhược điểm

1/ Làm quen với thao tác khi mới chơi game góc nhìn thứ ba là một việc khá thử thách. Nếu không sớm thành thục, bạn sẽ “xà quần” với nhân vật mà không tìm được cách control di chuyển cho đúng hướng mình muốn

2/ Dễ lo ra, nhất là game có môi trường quá đẹp. Cứ muốn đi khắp nơi nhẩn nha chỗ này chút, chỗ kia chút mà nhiều khi quên mất nhiệm vụ đang làm.

Thường dùng cho thể loại game nào

Vì yếu tố bao quát, góc camera liên tục chuyển đổi linh hoạt theo ý người chơi nên góc nhìn thứ ba thường tận dụng để tạo ra các game thế giới mở như  GTA, Zelda BOTW, Elden Ring hoặc trong thế giới liên kết nhiều đường đi ẩn hiện đan xen buộc bạn phải liên tục tới lui khám phá như Super Mario 3D World, Kirby the Forgotten Land, Mario Odyssey...…

Góc nhìn thứ ba là một trời ý tưởng phong phú để các nhà phát triển game khai thác

Góc nhìn thứ ba là một trời ý tưởng phong phú để các nhà phát triển game khai thác


Hoặc sẽ được dùng cho các game có yếu tố kinh dị, để diễn tả nỗi sợ hãi cùng cực đang bao quanh nhân vật và sự cô đơn trong từng tế bào. Có thể kể ra nhiều siêu phẩm kinh dị nổi tiếng đã rất thành công với góc nhìn thứ ba, như Bloodborne, series Silent Hill…
 

Có rất nhiều thể loại game có thể khai thác góc nhìn thứ ba

Có rất nhiều thể loại game có thể khai thác góc nhìn thứ ba

Góc nhìn thứ ba cũng phát huy tác dụng với nhiều game hành động lén lút để thể hiện môi trường linh hoạt cùng các hoạt động né, tránh, tấn công từ xa của người chơi như Tom Clancy's The Division…
 

Góc nhìn thứ ba cũng phát huy tác dụng với nhiều game

 


3/ Biến thể góc nhìn thứ ba

Là các nhánh nhỏ của góc nhìn thứ ba. Bạn vẫn là người quan sát cục diện, nhưng góc máy quay đã khác đi. Các biến thể góc nhìn thứ ba này được tách riêng hẳn một thể loại vì độ đa dạng và phổ biến của chúng.

3.1/ Góc nhìn từ trên xuống

Tên sao thì đúng là góc camera nó vậy. Góc nhìn từ trên xuống giúp bạn quan sát được toàn bộ bối cảnh, di chuyển của nhân vật, nhận diện sự xuất hiện của kẻ thù “từ trong trứng nước”. 
 

Góc nhìn từ trên xuống thường dùng cho các game giải quyết ma trận

Góc nhìn từ trên xuống thường dùng cho các game giải quyết ma trận


Góc nhìn từ trên xuống thường dùng cho các game:

  • Game bắn súng top-down: Thay vì chơi theo kiểu góc nhìn thứ nhất hoặc góc nhìn thứ ba vốn đã quá quen thuộc thì những tựa game này sử dụng góc nhìn từ trên xuống. Tuy hơi kén người chơi nhưng thể loại này vẫn có sự hấp dẫn riêng. Vài cái tên điển hình như: Synthetik 2, Xenosis: Alien infection, The Last Stand: Aftermath, The Ascent, Black Skylands, Bloodroots, One Shell Straight to Hell, Midnight Fight Express… 
     

Góc nhìn từ trên xuống thường dùng cho các game

 

  • Thi thoảng có thêm game đua xe top-down hay ho như Circuit Superstars, Mini Motorways… 
  • Game đi cảnh cổ điển: với các bối cảnh dạng ma trận, mê cung, góc nhìn thứ ba sẽ giúp người chơi bao quát được kết cấu và có cơ hội tìm đường ra nhanh hơn. Vài cái tên như 12 Minutes, Last Ops…
     

Thi thoảng có thêm game đua xe top-down

 

  • Hoặc game có liên quan tới các công việc làm nông, nuôi trồng, thu hoạch. Như Stardew Valley, Story of Seasons: Pioneers of Olive Town
  • Game chiến thuật: cũng cùng mục đích khái quát được toàn bộ chiến trường và quan sát nhất cử nhất động của quân thù, game chiến thuật cũng rất thường dùng góc nhìn từ trên xuống để thể hiện. Đại diện nổi bật như Age of Empires.


 

Game chiến thuật: cũng cùng mục đích khái quát


3.2/ Góc nhìn ngang

Bạn chỉ thấy được bên trái hoặc bên phải của nhân vật, cảnh vật chỉ có 2D không xoay chuyển để nhìn thấy toàn bộ. Đây là góc nhìn thường được dùng cho các game cuộn cảnh platformer cổ điển. 
 

Góc nhìn ngang cổ điển

Góc nhìn ngang cổ điển


Có thể dễ dàng tìm thấy trong các game arcade xưa như: Contra, The Legend of Kage, Super Mario cổ điển đời đầu… Góc nhìn ngang cũng đặc biệt tỏa sáng với các game đối kháng 2D như series Street Fighter, Tekken…Hoặc các game platform đi cảnh thế hệ mới với đồ họa mượt mà cảnh vật có chiều sâu hơn như Brawlhalla, Hue…
 

Có thể dễ dàng tìm thấy trong các game arcade

 


Vì sao game không có góc nhìn thứ hai?

Điều kỳ lạ là trong thế giới game, ta có góc nhìn thứ 1 thứ 3, nhưng lại không có góc nhìn thứ 2. Như vầy:

  • Người thứ nhất là tôi (I)
  • Người thứ hai là bạn (You)
  • Người thứ ba là họ (Them)

Trong trò chơi góc nhìn thứ nhất, “tôi” là nhân vật mà tôi điều khiển. Trong trò chơi người thứ ba, “tôi” điều khiển một hoặc nhiều nhân vật theo quan điểm của một bên bên ngoài, giống như một sự hiện diện vô hình, đóng vai trò vừa điều khiển vừa là người quan sát. 
 

You thì cũng là một người quan sát, về bản chất góc nhìn thứ hai và thứ ba không khác nhau

You thì cũng là một người quan sát, về bản chất góc nhìn thứ hai và thứ ba không khác nhau

Còn game người thứ hai là nhìn nhân vật đang điều khiển thông qua góc nhìn của một nhân vật khác. Ví dụ cụ thể cho góc nhìn thứ 2 này là boss đầu tiên Tall Walker của game Battletoads. Trong đó góc nhìn là của boss nhưng nhân vật đang điều khiển là con ếch. 

Nói một cách nôm na thì 2nd person là kết hợp giữa 1st person và 3rd person - góc nhìn của người chơi là từ nhân vật khác đang nhìn nhân vật người chơi đang điều khiển. Đồng thời người chơi thông qua góc nhìn của nhân vật  khác sẽ nhìn nhận nhân vật đang điều khiển theo góc của người thứ ba.

Đây, các bạn xem con boss đầu trong clip này

Góc nhìn thứ hai này khá hạn chế và khó lột tả được rõ ràng, thường không mang lại hiệu quả lớn như góc nhìn thứ ba, nên nó không được chuộng và cũng không hẳn trở thành một góc nhìn chính thức trong thế giới game.
 


Game góc nhìn thứ tư thì sao?

Đây vẫn còn là một vấn đề được mang ra bàn cãi. Thuật ngữ “ngôi thứ tư” do studio Visiontrick Media khơi gợi ra, được dùng để mô tả CÁCH người chơi tương tác với nhân vật chính chứ KHÔNG PHẢI ĐIỀU KHIỂN nhân vật chính. 

Chiêu trò PR với khái niệm góc nhìn thứ tư mang tên Pavilion

Chiêu trò PR với khái niệm góc nhìn thứ tư mang tên Pavilion


Về lý thuyết nghĩa là nhân vật có thể điều khiển trong game không phải là avatar của người chơi, thay vào đó bạn sẽ tìm nhiều cách khác nhau thông qua tương tác môi trường để hướng dẫn, tác động, kiểm soát hoặc buộc nhân vật phải khám phá hay thực hiện các việc khác nhau.

Nó giống như kiểu trên phim hay gọi là “kiểm soát”  bằng bùa chú hoặc phép thuật hoặc bất kỳ cách nào đó. Điều khiển gián tiếp như vầy được gọi là góc nhìn thứ t7.

Đại diện của thể loại game khá kỳ lạ và mới mẻ này có thể tạm kể ra hai tên tuổi Echochrome và Pavilion (studio Visiontrick Media)

 

 

Trailer game giải đố góc nhìn thứ tư Pavilion

Nhưng cho tới nay nhiều người vẫn chưa công nhận góc nhìn này. Lý lẽ đưa ra là vì: đã gọi là góc nhìn thì xét góc nhìn thôi, không cần phải nói tới ai đang điều khiển ai hoặc nhân vật đang bị  tác động, lôi kéo bởi thế lực nào. Chính vì vậy game góc nhìn thứ tư, thực chất về nguồn gốc, vẫn là game góc nhìn thứ ba. Chỉ có vật chủ được điều khiển là khác đi.
 

Game góc nhìn thứ tư thì sao?

 

Game tự do thay đổi góc nhìn

Góc nhìn là quan trọng. Nhưng nếu người chơi tự do được thay đổi góc nhìn theo ý họ thì mọi thứ có lẽ còn hấp dẫn gây cấn hơn. Chính vì vậy một số nhà phát triển đã dựa vào ý tưởng này để mang tới các game có khả năng thay đổi linh hoạt giữa góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba. The Elder Scrolls V: Skyrim và PUBG có thể xem là hai đại diện tiêu biểu cho dòng game đặc biệt này. 
 

Nhiều góc nhìn khác nhau được khai thác trong The Elder Scolls V: Skyrim

Nhiều góc nhìn khác nhau được khai thác trong The Elder Scolls V: Skyrim


 

Nhiều góc nhìn khác nhau được khai thác trong The Elder Scolls V: Skyrim

Nhiều góc nhìn khác nhau được khai thác trong The Elder Scolls V: Skyrim


Vậy tóm lại

Game chúng ta có góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba. Cùng rất nhiều biến thể của góc nhìn thứ ba, hoặc kết hợp cả hai góc nhìn trên lại với nhau. Và hết. Chưa biết khi các metaverse ra đời, sẽ còn có thêm góc nhìn nào khác không. Hoặc giả loài người chúng ta và toàn bộ những gì chúng ta đang đào xới ở đây cũng chỉ là trò chơi mô phỏng của một thế giới tân tiến nào đó khác (như trong phim WestWorld chăng). Hiện tại thì chúng ta tạm bằng lòng với các mô hình góc nhìn này vậy. 


Có thể bạn quan tâm

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên