Top các bộ phim châm biếm hay nhất mọi thời đại

Châm biếm là thủ thuật thổi phồng những vấn đề cuộc sống qua lời nói, tình huống, diễn xuất sắc sảo, thâm thúy, đôi khi là cường điệu. Qua đó vạch trần các mâu thuẫn và bản chất xấu xa của xã hội. 

Xem thêm: 10 phim khoa học viễn tưởng xưa hay nhất

Top các bộ phim châm biếm hay nhất mọi thời đại


Điện ảnh, nghệ thuật thứ 7 của thế giới, từ lâu đã tồn tại nghệ thuật châm biếm lâu đời. Sau đây là top 10 bộ phim châm biếm sâu cay nhất mọi thời đại mà bạn cần xem để biết “tiếng cười chua chát” là thế nào.

La Dolce Vita: Đẳng cấp là một trò hề

La Dolce Vita: Đẳng cấp là một trò hề


Thực tế diễn ra luôn rất khác với tư tưởng nội tâm gốc của Karl Marx. Sự đối lập này đã là đề tài châm biếm cho nhiều bộ phim nổi tiếng mọi thời như My Man Godfrey đến Clueless, Idiocracy. Nhưng để gọi là mỉa mai thượng thừa về sự phân chia giai cấp của thời đại thì phải gọi tên La Dolce Vita. Bộ phim điện ảnh của Barry Lyndon lột trần hành vi đồi bại ẩn sau lớp vỏ danh gia vọng tộc của tầng lớp thượng lưu thời Victoria, khiến người xem không khỏi lo lắng cho tương lai của thế giới.

Robocop: Phê phán Chủ nghĩa tư bản vụ lợi và cả ngành quảng cáo đang bòn rút người dân

Robocop: Phê phán Chủ nghĩa tư bản vụ lợi và cả ngành quảng cáo đang bòn rút người dân


Thời kỳ, chế độ nào cũng có những vấn đề tồn đọng, chưa thể hóa giải. Bạn đã nghe rất nhiều về mặt trái của Chủ nghĩa thực dân và thực tế tồi tệ mà thứ gọi là “nghệ thuật Quảng cáo” gây ra. 

Đã có nhiều tác phẩm châm biếm xoay quanh đề tài này như Thank You for Smoking, series phim hài cổ điển của Charlie Chaplin, nhưng một đơn cử nổi bật khác ít người biết tới hơn lại là Robocop của đạo diễn Verhoeven.
 

Robocop: Phê phán Chủ nghĩa tư bản vụ lợi và cả ngành quảng cáo đang bòn rút người dân


Trong Robocop, một siêu công ty hợp tác với cảnh sát để tạo nên một thế lực giàu có, mạnh tới mức không ai có thể cản đường mang tên Detroit. Robocop tuy là một tác phẩm điện ảnh hành động bạo lực khá khủng hoảng, đúng kiểu của Verhoeven, nhưng bên cạnh đó còn là một bộ phim phê phán văn hóa truyền thông bạo lực và phê phán hệ thống tư bản đã tạo ra nó. 

Nếu có dịp coi lại bộ phim này bạn sẽ bị sốc đó. Nó đã chiếu từ rất rất lâu trước đây rồi, nhưng có quá nhiều tình tiết, câu nói, tình huống trong game vẫn đúng ở thời đại này. Màn dỗ ngọt dân để quy hoạch đất, đám cảnh sát thì được trang bị như một dàn robot máu lạnh, mọi dịch vụ công rơi vào tay tư nhân để rồi sau đó chẳng còn dành phục vụ người dân đói khổ trong thành phố nữa. Trên hết mọi thứ diễn ra một cách bạo lực khủng hoảng. Nói chung xem đi rồi sẽ sốc cho coi.

Dr. Strangelove: mỉa may thay những cuộc chiến tranh vô nghĩa

Dr. Strangelove: mỉa may thay những cuộc chiến tranh vô nghĩa


Cũng có nhiều phim lấy đề tài này để mỉa mai, như Starship Troopers hay Full Metal Jacket. Nhưng nhẹ nhàng mà sâu cay nhất có lẽ là Dr. Strangelove. 

Dr. Strangelove đưa bạn tới một nơi mà bom đạn được vinh danh và người ta dùng chúng gọi tên chính nghĩa, tình yêu. Đi từ phòng họp, tới chiến trường, một câu chuyện kỳ cục khó tả về kỹ thuật hạt nhân cùng thái độ khiêu khích, quan điểm chiến tranh bệnh hoạn lệch lạc của các nhân vật sẽ khiến rùng mình, tự hỏi đâu là giới hạn cho tất cả, liệu có thể nào tồn tại một thứ gọi là an ninh hạt nhân, những cuộc chiến vô nghĩa rồi để đạt được gì hay chính con người đã tự mình thiêu rụi lẫn nhau. 
 

Dr. Strangelove đưa bạn tới một nơi mà bom đạn được vinh danh


Xem Dr. Strangelove chính là bạn đang xem những nhà lãnh đạo ngây thơ hồn nhiên, những giáo sư tiến sĩ, nhà khoa học đại tài nhưng có bộ óc vô tư như đứa trẻ sơ sinh. Tất cả bọn họ dùng chiến tranh để tạo dựng hòa bình, theo cách phi lý không thể nào hiểu nổi. Ai cũng tìm cách đâm đầu vào ngày tận thế bằng việc chơi đùa với những “đám mây hình nấm” nuốt chửng bầu trời.

Z: Chính trị gia là những diễn viên đại tài

Z: Chính trị gia là những diễn viên đại tài


Đã có quá nhiều tác phẩm châm biếm điển hình cho đề tài chính trị. Như Duck Soup, Jojo Rabbit, The Great Dictator, The Death of Stalin. Nhưng nổi bật trong đó là Z.

Bộ phim này được quay bởi đạo diễn người Hy Lạp lưu vong Costa-Gravas, trong đó nói về tình yêu quê hương với tinh thần một nghệ sĩ cách mạng xa xứ bị cấm trở về nhà. Bắt đầu từ một vụ ám sát một chính trị gia theo chủ nghĩa hòa bình của phe Cánh tả, nhiều sự thật đau đầu liên tiếp được phơi bày ra ánh sáng. Châm biếm chính trị của Z có vẻ khá khiêm tốn khi chỉ nhắm vào một đất nước, một vài cá nhân nhưng nó thật sự đen tối vì dựa trên câu chuyện có thật. 

Vạch trần sạch sành sanh những mặt đen tối, giả tạo của các chính trị gia và toàn bộ thứ gọi là dân chủ, hòa bình ở đất nước mục ruỗng, Z đã mang tới một tác phẩm điện ảnh châm biếm chính trị thượng thừa, xem xong vẫn còn thấy nổi da gà vì sợ.

Loop: Lại là một sự châm biếm chính trị khác, đầy hài hước trái ngang

Loop: Lại là một sự châm biếm chính trị khác, đầy hài hước trái ngang


Khác với Z, bạn có thể thấy ngay nước phim trong Loop rất tươi sáng, rực rỡ, nhân vật thì hài hước, ngốc nghếch và vô tư tới mức bất bình thường. Kiểu châm biếm chính trị của Loop giống như loạt câu chuyện hài không đầu không đuôi người ta hay nói  với nhau khi quây quần trong Lễ Tạ Ơn: Internet, chính trị, đảng phái, cầu Chúa phù hộ độ trì…

Một nhân vật bí mật được cử đến Washington để giải quyết sự thao túng trong guồng máy chính trị Mỹ, những thế lực chính trị vừa kém sang vừa giả tạo, cuộc chạy đua xâm lược Trung Đông đang đi đến ngõ cụt… Một nền chính trị đi vào sụp đổ không biết vì lý do gì, vì sự ích kỷ của nhà cầm quyền hay sự ngu ngốc dối trá của những kẻ thực thi. 

Loop là một cốt truyện vừa tầm thường, vừa bỡn cợt, hài hước, những sai lầm tưởng bằng con kiến nhưng cuối cùng lại dẫn đến một thảm họa khổng lồ. Chính trị chính là con đường mà cũng vừa là chiến trường. Nơi đó mọi trò hề đều có thể xảy ra dưới lớp vỏ hòa bình, nhân ái, đường lối và chủ nghĩa tự do.

Bamboozled: Người ta hô hào chống phân biệt chủng tộc, nhưng Phân biệt chủng tộc sẽ chẳng bao giờ hết đâu

Bamboozled: Người ta hô hào chống phân biệt chủng tộc


Bamboozled  giống như câu chuyện ngụ ngôn về nạn phân biệt chủng tộc. Nhà sản xuất truyền hình Pierre Delacroix một ngày nọ vừa điên tiết vừa thất vọng khi thấy cộng đồng mạng không đón nhận ý tưởng phim sitcom mới của anh ta. 

Anh chàng chán đời tới mức tìm đủ mọi phương thức để “được sa thải”, không muốn làm trong ngành công nghiệp không biết thưởng thức nghệ thuật này nữa. Anh đưa ra đủ loại ý tưởng điên rồ về một buổi biểu diễn nghệ sĩ kịch thế kỷ 21 trong đó có các diễn viên da đen mặc áo đen. 
 

Bamboozled  giống như câu chuyện ngụ ngôn về nạn phân biệt chủng tộc


Nhưng cuối cùng buổi diễn thành công ngoài mức tưởng tượng, cư dân mạng điên cuồng vì nó, mọi bộ phim hit lớn phải nhường chỗ cho nó, Pierre từ một kẻ lạc loài bị rẻ rúng giờ trở thành nhà sản xuất hàng đầu được tâng bốc khắp nơi chỉ vì khai thác đề tài người da đen.

Xuyên suốt Bamboozled là cảm giác hài hước nhưng vô cùng ảm đạm. Vừa buồn cười nhưng lại vừa cay đắng, bi kịch. Bộ phim gần như đi trước thời đại khi mô tả chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nở rộ và gây phẫn nộ cực kỳ ngay trên màn ảnh. Những diễn viên da đen chẳng khác nào nô lệ kinh tế để mua vui cho những thực khách da trắng đang đói thứ giải trí hàng ngày. Đám người da trắng trong phim vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính thế hệ mang trong đầu tư tưởng phân biệt chủng tộc cực đoan đang có trong xã hội.

The Player: Châm biếm dành cho Hollywood

The Player: Châm biếm dành cho Hollywoo

Hollywood đôi khi cũng thích tự chế giễu mình. Phim hài đen The Player của Robert Altman là một điển hình.

The Player 1992 là câu chuyện về một giám đốc hãng phim Hollywood, người đã giết một nhà biên kịch đầy tham vọng chỉ vì cho rằng anh chàng này đã gửi cho anh ta những lời đe dọa chết người.

Đạo diễn và biên kịch The Player đã tham khảo nhiều tài liệu từ các câu chuyện cười của Hollywood, mang tới 65 nhân vật nổi tiếng vào phim. Altman từng tuyên bố rằng bộ phim "là một sự châm biếm rất nhẹ," không xúc phạm ai.
 

The Player 1992 là câu chuyện về một giám đốc hãng phim Hollywood
 

Từ đó tới nay, vẫn chưa có một nghệ sĩ, đạo diễn nào dám ngạo nghễ mang một bản cáo trạng sôi nổi độc địa về ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới Hollywood vào phim của mình như cách đạo diễn Altman đã làm với The Player.

Network: Khi truyền thông và nghệ thuật là một miếng mồi ngon cho dư luận

Network: Khi truyền thông và nghệ thuật là một miếng mồi ngon cho dư luận


Lại là một phim hài đen của Mỹ, có mặt từ năm 1976 do Paddy Chayefsky viết kịch bản và Sidney Lumet đạo diễn. Phim kể về một mạng truyền hình tưởng tượng UBS đang vật vã đi qua cơn khủng hoảng tỷ suất người xem chạm đáy. 

Đoạn cuối của Network đúng kiểu một cao trào, khắc họa rõ ràng chưa từng thấy những tâm hồn rỗng nát trong guồng quay của truyền thông và nghệ thuật. Chuỗi độc thoại say mê của Paddy Chayefsky đã trở thành huyền thoại của giới phim ảnh. Những con người làm trong ngành nghệ thuật và nhà đài tuyệt vọng này bị dằn xé dữ dội giữa việc sa thải một người có tư tưởng lệch lạc và giữa anh ta lại vì có thể tạo hit mang tới quá nhiều doanh thu. Cuối cùng một số người đã cùng nhau thuê người ám sát nhân vật đó, đặt dấu chấm hết cho một show truyền hình hút khách. 

The lobster: Có quá nhiều sự châm biếm về giới tính, tình dục và các mối quan hệ trong cùng một bộ phim

The lobster: Có quá nhiều sự châm biếm về giới tính, tình dục và các mối quan hệ trong cùng một bộ phim


Hầu hết các tác phẩm châm biếm nổi tiếng đều nhắm vào các chủ đề xã hội nóng bỏng, tôn giáo, chiến tranh, quan liêu, chính trị, những nghịch lý trong đời sống đương thời. Chỉ riêng The Lobster, bộ phim bắt đầu bằng một tiếng khóc thút thít, lại mỉa mai về giới tính, tình dục. 

Mọi thứ bạn nghĩ đến khi nói đến đề tài này đều sẽ có trong The Lobster: thành phố của phụ nữ hấp dẫn, đám cỏ hoang, xxx, quý ông chạy theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, ly hôn, tình yêu chóng vánh kiểu Ý… Nghệ thuật châm biếm đề tài nhạy cảm này nằm hết ở phong cách đối thoại trực tiếp thẳng thừng đặc trưng trong phim. Từng câu thoại nhỏ của các diễn viên đều mang đầy ẩn ý, ẩn dụ, thậm chí có phần kỳ quái. 
 

Từng câu thoại nhỏ của các diễn viên đều mang đầy ẩn ý, ẩn dụ, thậm chí có phần kỳ quái.


Trong phim, những người độc thân có 45 ngày để tìm bạn tình hoặc nếu không thì bị biến thành động vật. Colin Farrell và Rachel Weisz trong vai một người đàn ông và phụ nữ cố gắng hình thành một mối quan hệ để thoát ra khỏi quy luật kỳ cục này. 

Một điểm khác thường nữa là ở The Lobster mọi thứ đều không có tên. Như khách sạn dành cho những người độc thân thì tên The Hotel, căn phòng họ bị đưa vào nếu không tìm được tình yêu sau 45 ngày thì gọi lạ Transformation Room… Cũng chẳng có nhân vật nào tên tuổi rõ ràng trừ nhân vật chính David. 

Trong khách sạn là nơi người ta buộc phải đi tìm tình yêu, còn trong khu rừng nơi người độc thân đang lẩn trốn lại là chỗ người ta bị cấm yêu nhau. Nghịch lý luôn đầy rẫy trong cách người ta yêu và không được yêu. Các nhân vật thì đều vô cảm như nhau, dù cho trước mặt đang là tình huống chết người, như kiểu họ đã được lập trình để sống như vậy trong thế giới này. Và những ai đang muốn yêu hay độc thân đúng cách thì là những phiên bản lỗi đáng bị loại trừ.
 

Trong khách sạn là nơi người ta buộc phải đi tìm tình yêu


Có quá nhiều thứ để nói để nhớ về bộ phim này. Bạn sẽ không cách nào quên được những câu thoại đại loại “nếu cuộc sống của hai đứa bây không ổn thì để tụi tao mang đến một đứa con nha”. Hay như người đời luôn bảo “độc thân là tự đào mồ chôn mình” thì trong The Lobster mấy anh chị độc thân trốn chui trốn nhủi trong rừng đào một cái mộ thiệt luôn rồi tối tối chui vào đó nằm.

David lúc ở khách sạn thì phải yêu vì bị buộc phải thế. Còn khi trốn ra rừng vì muốn độc thân, oái oăm thay lại tìm thấy tình yêu đời mình để rồi lại phải chiến đấu với đám người tôn thờ chủ nghĩa độc thân cực đoan. Rồi cuối cùng lại chẳng thoát ra được định kiến xã hội, tìm mọi cách bươi móc cho ra một điểm chung để mình và cô gái mình thương có thể bên nhau một cách danh chính ngôn thuận.

Thôi tôi lại dông dài rồi, cũng bởi The Lobster với tôi là bộ phim ám ảnh và có lời thoại sâu cay nhất trong loạt phim châm biếm kỳ cựu của danh sách. Bạn có dịp nhớ đón xem. Từng cái tên trong đây đều là kiệt tác mỉa mai từ nghệ thuật cuộc đời đấy.

Có thể bạn quan tâm