Top game một người chơi hay nhất trên máy Nintendo Switch Phần 2

Phần trước nShop đã cùng điểm danh qua một vài tựa game kinh điển mà dân chơi độc cô cầu bại nhất định phải thử. Hôm nay cũng sẽ là một loạt game huyền thoại khác mà nếu chưa một lần trải nghiệm chế độ solo chắc bạn sẽ còn hối hận dài dài.

Xem thêm: Top game một người chơi hay nhất trên máy Nintendo Switch Phần 1

The Legend of Zelda: Link’s Awakening - Ngỡ dễ thương nhưng đầy đen tối

 

 

The Legend of Zelda: Link’s Awakening

 

Theo chân The Legend of Zelda: Link’s Awakening, bạn sẽ được thưởng thức phong cách nghệ thuật Chibi đã nhiều lần làm nên tên tuổi cho game Nintendo. Bản chất TLOZ: Link’s Awakening là phiên bản làm lại của tựa game cùng tên trên hệ máy GameBoy có từ tận năm 1993. Ai có từng chơi bản gốc này chắc giờ cũng hai ba đứa con. Chính vì bề dày lịch sử và dấu ấn thế hệ mạnh mẽ, Link’s Awakening khi được phát hành lại năm 2019 trên Switch đã tạo nên một làn sóng dư luận lớn, theo hướng cực kỳ tích cực. 

Mọi người đều cùng suy nghĩ: bao nhiêu năm trôi qua nhưng Link’s Awakening vẫn là một trong những phần hay nhất của toàn series. Kể cả dù cho sau này 3D có lên ngôi, thế giới mở Hyrule có mang tới bao điều kỳ thú thì ký ức về Link’s Awakening vẫn không bao giờ phai nhạt. 

The Legend of Zelda: Link’s Awakening

 

Có nhiều lý do tạo nên kỳ tích cho Link’s Awakening. Đầu tiên là tính nguyên bản. Zelda Link Awakening Switch hầu như giữ được nguyên cốt truyện của bản gốc, nhưng đồng thời lại thêm vào được những nét hiện đại mang hơi thở đương thời. Vừa hoài niệm lại vừa tân tiến, khiến cho Link’s Awakening vừa phong cách vừa sâu sắc theo kiểu retro rất riêng. Dĩ nhiên không thể thiếu một lý do to bự: game quá dễ thương. Đồ họa chibi đáng yêu áp lên toàn bối cảnh và nhân vật khiến cho thế giới Link’s Awakening mở ra như không gian những món đồ chơi nho nhỏ mà đứa bé nào cũng từng mơ được chơi khi còn bé.

The Legend of Zelda: Link’s Awakening

 

Hai yếu tố trên đúng là có “căn” thiệt nhưng xem ra vẫn chưa đủ để người chơi gắn bó lâu dài và hài lòng với Link’s Awakening tới vậy. Muốn có được sự trung thành đậm sâu như vầy thì Link’s Awakening rõ ràng là phải “có chiêu”. Chiêu ở đây là sự hấp dẫn không thể chối từ trong chuyến phiêu lưu dài của nhân vật. 

The Legend of Zelda: Link’s Awakening

 

Các bạn có biết tuyệt kỹ “dương Đông kích Tây” không? Chibi chỉ là vẻ ngoài vui vẻ mà nhà sản xuất hình như đã cố tình tạo ra cho Link’s Awakening. Nhưng chỉ cần chơi một đoạn đường đầu tiên của Link thôi, bạn sẽ thấy nó thực ra rất kỳ quặc và đen tối, với đủ mọi chủ đề lạ lùng mà từ trước giờ chưa thấy trong bất kỳ phần TLOZ nào. Bề ngoài trông giống như một cuộc phiêu lưu thường hiện diện trong các phần Zelda khác. Nhưng sự khác biệt tới độ gai góc bên trong, nơi từng bước chân đầy rẫy hiểm nguy của nhân vật, sẽ khiến bạn hiểu ra vì sao Link’s Awakening được mệnh danh là một phần game “chín muồi”. 

Muốn tóm gọn về TLOZ: Link’s Awakening thì chỉ có thể nói bốn câu như vầy: Nhân vật tuyệt vời. Ngục tối thông minh. Dẫn chuyện hài hước. Và lối chơi đầy thỏa mãn.


Pokemon Sword and Shield: Tiểu tiết tinh tế làm nên đại sự

 

 

Pokemon Sword and Shield

 

Đã tới lúc phải nói tới Pokemon, series huyền thoại tạo nên sức hút khó tưởng tượng trên rất nhiều nền tảng của Nintendo. Kéo ra một loạt hoạt hình danh tiếng, game ăn theo và đủ mọi sản phẩm nhượng quyền, phụ kiện, đồ chơi…  Người ta có thể không biết tới Zelda, có thể chưa hiểu về Kirby, nhưng trên đời này ai mà không biết Pokemon?

Pokemon Sword and Shield

 

Số lượng trò chơi Pokemon xoay quanh vũ trụ các thú thần kỳ này lên tới con số khó tưởng tượng. Nhưng kỳ lạ là mỗi trò trong đó đều thu hút được rất nhiều khán giả từ mọi độ tuổi, mọi sở thích khác nhau. Mỗi khi Pokemon ra phần game mới, dù nó thuộc phong cách nào, người ta đều rầm rộ tìm kiếm để trải nghiệm và hòa mình vào thế giới Trainers + Pokemon không bao giờ dứt đó.

Pokemon Sword and Shield

 

Dĩ nhiên là các bạn thích phiêu một mình cũng khó lòng có thể bỏ qua một tựa game Pokemon. Đặc biệt là Sword and Shield. Phần game này hút hồn theo cách rất riêng. Mà dù đã chơi qua trăm bận nghìn lần, bạn vẫn còn muốn chơi tiếp, chỉ để khám phá nhiều góc cạnh khác nhau của trò chơi.

Pokemon Sword and Shield

 

Pokemon: Sword and Shield sẽ đưa bạn tới vùng đất Galar (nguyên mẫu là Vương quốc Anh). Rồi tại đây, bạn sẽ bắt đầu hành trình như bao lần trước đó: đi khắp nơi trong vùng, thu thập các loài Pokemon quý hiếm, huấn luyện và khai thác sức mạnh của mỗi loài, đánh bại các Gym Leaders để trở thành một bậc thầy Pokemon Trainer.

Pokemon Sword and Shield

 

Bạn đang nghĩ “Vậy có gì khác với những gì tui đã biết?”. Đúng là Sword and Shield không khác. Nó vẫn có cùng nguồn gốc và cách thức diễn tiến của câu chuyện. Nhưng nhờ rất nhiều những thêm thắt đắt giá mà cuối cùng, Sword and Shield nổi bật một cách vượt trội so với các phần game khác. 

Pokemon Sword and Shield

 

Ví dụ việc Nintendo thêm vào cơ chế Dynamax và Gigantamax hoàn toàn mới. Hai bổ sung mới này cho phép Trainer là bạn, có thể biến Pokemon của mình trở nên khổng lồ khi giao chiến với trainer khác. Các khu vực hoang dã trong Pokemon S&S còn vô cùng rộng lớn. Người chơi hoàn toàn có thể kiểm soát được camera nhiều hơn so với góc nhìn isometric truyền thống thường thấy. Những chi tiết nhỏ được hoàn thiện tới mức tinh tế, đã giúp Pokemon Sword and Shield luôn giữ vững vai trò game Pokemon đáng chơi nhất mọi thời đại. 

 

Pokemon Sword and Shield

Pokemon Sword and Shield

Pokemon Sword and Shield

 

Xem thêm: Tổng hợp hướng dẫn Pokemon Sword and Shield dành cho người mới


Luigi’s Mansion 3: Em trai quốc dân đã được một lần tỏa sáng

 

 

Luigi’s Mansion 3

 

Trong khi người anh Mario được nói tới quá nhiều thì liệu còn chỗ nào cho Luigi luôn cần mẫn làm mấy chuyện đâu đâu?

Luigi luôn là nhân vật dành cho những đứa em trong gia đình, khi mà Mario lần đầu lên máy Gameboy, đứa nào cầm tay điều khiển thứ hai, luôn phải điều khiển anh Mario xanh thì đủ biết đó là thằng em yếu thế hơn. Số phận Luigi trong game cũng không khác mấy. Bằng chứng là tuy đã được ưu ái làm nhân vật chính trong hẳn một vài trò, điển hình là series Luigi’s Mansion luôn đi kèm với những đánh giá thấp. Ít nhất là thấp hơn so với tất cả mọi trò Mario cầm trịch. Hên cho thằng em. Khi Nintendo làm tới phần 3 thì Luigi’s Mansion đã trở thành một cơn sốt trên Switch. Tới nỗi khiến những người đã từng lên tiếng chỉ trích 2 phần trước đó đột ngột quay xe.

Luigi’s Mansion 3

 

Trong Luigi’s Mansion 3 Switch, bạn sẽ cùng Luigi khám phá một khách sạn ma quái đồ sộ. Vừa đi tìm manh mối vừa phải giữ an toàn khỏi vô số các bóng ma cản đường. Cuộc đời càng khó khăn hơn khi trong tay Luigi nhà ta chỉ có hai món bảo bối: một là cây đèn pin, hai là máy hút ma Poltergust. Chỉ vậy, trong khi nhiệm vụ đặt ra là giăng giăng như tơ vò. Bạn phải liên tục đi từ phòng này sang phòng khác trong khách sạn để tìm các manh mối, thu thập kho báu, dọn dẹp, làm đủ thứ chuyện trên đời theo chỉ dẫn của game. 

Luigi’s Mansion 3

 

Có quá nhiều thứ để gây nghiện trong Luigi’s Mansion 3. Dãy nhiệm vụ không bao giờ trùng lặp dù bạn có đi lại, đã khiến mọi thứ luôn luôn mới. Sự đa dạng của các công việc khiến cho hành trình phiêu lưu luôn đầy ắp niềm vui, phấn khích. Tạm xếp Luigi’s Mansion 3 vô dạng nhập vai phiêu lưu giải đố chắc là chính xác nhất. Phần nhiều các thử thách đưa ra cho Luigi đều ở dạng phải tìm tòi, suy nghĩ vả kết nối các sự việc hoặc đồ vật thì mới có thể vượt qua. 

Luigi’s Mansion 3

Luigi’s Mansion 3

 

Đó là mình vẫn chưa kể tới hàng đống thứ hay ho của game này: chế độ đánh trùm kịch tính, câu đố liên tục mà cái nào cũng thử thách vừa tầm, vừa đủ để đẩy người chơi tới những cao trào khác mà không làm nản chí hoặc thấy không xứng tầm. Có rất nhiều giai đoạn để khám phá trong tòa nhà lớn. Mà Luigi với khiếu hài hước có sẵn của mình, luôn khiến bạn phải trôi vào những câu chuyện bâng quơ, hay vài mẩu đối thoại lí lắc đáng yêu. Có thể về khoản thành công hay tự tin, hay giàu có (vì được làm nhiều thứ trong nhiều game) không như người anh Mario, nhưng trong Luigi’s Mansion 3, Luigi lại chính là người tỏa sáng.

Luigi’s Mansion 3


Octopath Traveler: Đây một chút, kia một chút và nghiện khi nào không hay

 

 

Luigi’s Mansion 3

 

Nhiều người vẫn hay nghĩ về Octopath Traveler như một đại diện cho phong cách nghệ thuật SNES cổ điển. Đi vào thế giới nhập vai chiến đấu theo lượt trong Octopath Traveler, bạn sẽ choáng ngợp một chút. Vì có từ lâu đời như vậy, nhưng tư tưởng và lối chơi của Octopath Traveler lại rất cấp tiến. Điển hiền đầu tiên là ta có tới 8 nhân vật có thể điều khiển, mỗi người lại có khả năng và câu chuyện khác nhau. Và đó chỉ là khởi đầu của cuộc phiêu lưu dài mà bạn sẽ muốn “chết chìm” trong đó.

Octopath Traveler

 

Thứ tiếp theo cần phải kể tới chính là lối chơi chiến đấu theo lượt hoàn hảo chỉn chu của game. Cổ điển thôi, không có gì cầu kỳ phức tạp, nhưng người chơi có thể tích trữ các boost points (điểm tăng) và từ đó có thể ngăn chặn hoặc triển khai các cuộc tấn công bất ngờ một cách chủ động hơn. Chính lợi thế chiến đấu này đã mang lại thêm một lớp chiến thuật và làm cho toàn hệ thống trở nên hoàn thiện. 

Octopath Traveler

Octopath Traveler

 

Octopath Traveler cũng có một nhược điểm (to hay nhỏ tùy người đánh giá) là câu chuyện của từng nhân vật điều khiển được ấy, không khác nhau nhiều lắm. Nhưng toàn bộ cốt truyện lớn và các đoạn đối thoại sâu sắc, đầy tính nhân văn của các nhân vật sẽ là thứ khiến bạn phải đi sâu vào trò chơi và muốn ở lại mãi mãi.

Octopath Traveler

Octopath Traveler

 

Khám phá thế giới trong Octopath Traveler chính là một hành trình rất dài, nơi bạn bắt gặp những thứ nho nhỏ, hay hay, luôn hiện diện chỗ này chỗ kia. Và dù có cố gắng thu gom, bạn cũng chẳng thể nào làm được hết. Cảm giác luôn thiếu thốn, luôn chưa hoàn thiện khi chơi chính là thứ ma túy gây nghiện với bất kỳ người chơi solo nào.


Dark Souls Remastered: Không phải đẹp nhất, nhưng là một huyền thoại

Dark Souls Remastered

 

Dark Souls là tựa game nắm giữ trái tim nhiều game thủ đã một thời gian dài. Và việc chơi được nó trên Switch với nhiều người, tựa như được ban tặng một món quà to. Nếu bạn dành nhiều tình cảm cho Dark Souls thì không thể bỏ qua Dark Souls Remastered, phiên bản dành riêng cho Switch. Tựa game này có đồ họa cải tiến và nhân vật chất lượng hơn bản gốc nhưng vẫn giữ nguyên được chất kiêu hùng và câu chuyện vĩ đại trong phiên bản ngày đầu.

Dark Souls Remastered

 

Chắc chắn là nó không phải đẹp nhất khi chơi trên Switch rồi, như nhiều game đa nền tảng xuất thân không phải dành cho Switch. Nhưng thứ thu hút người chơi của DSR, may mắn thay, không phải là đồ họa. Mà chính là lối chơi hồi hộp tới thót tim của nó. Khi chơi một mình bạn sẽ hiểu mình đang nói tới những phân cảnh nào. 

Dark Souls Remastered

 

Chưa kể nó còn có thiết kế cấp độ không chê vào đâu được. Cùng lối dẫn chuyện mạch lạc, lôi cuốn, khiến bạn không ngừng say sưa với cuộc chiến không điểm dừng của nhân vật. Nói về tuổi tác, Dark Souls Remastered có thể khiến bạn phải e ngại một chút vì sợ không còn hợp thời. Nhưng nói về tầm quan trọng, tính lịch sử của một tựa game đã làm nên huyền thoại và cảm giác ám ảnh tới choáng ngợp nơi những cuộc chiến hầm ngục đẫm máu thì, ít ai có thể qua mặt được Dark Souls Remastered lắm.

Dark Souls Remastered

Dark Souls Remastered

Dark Souls Remastered

Dark Souls Remastered


Xenoblade Chronicles 2: chơi solo mà vẫn có trải nghiệm MMORPG, chuyện đùa gì đây?

 

 

Xenoblade Chronicles 2

 

Lại thêm một game JRPG dành cho các bạn thích “một mình hạnh phúc” đây. Xenoblade Chronicles 2 là phần tiếp theo của tựa game gốc. Nhưng đã thêm vào các nhân vật mới và dựng nên một thế giới hoàn toàn mới cho người chơi tự do khám phá. Đây là một trường hợp khá khác thường nếu so với các game thuộc kiểu phần-tiếp-theo. 

Xenoblade Chronicles 2

 

Các bổ sung mới lạ mức độ cao này một phần đã khiến người chơi cũ phải trầm trồ thán phục, nhưng với người chơi mới thì sao? Họ không có ký ức nào về một thế giới khác, cũng không biết về những nhân vật cũ/ mới. Cái khiến bạn mê mệt, lần đầu tiên giáp mặt Xenoblade Chronicles 2, chính là Cơ chế chiến đấu sống động của nó: giống như của một game MMORPG nhưng có tính năng tự động tấn công.

Xenoblade Chronicles 2

 

Ừ bạn nghe không nhầm đâu. Chơi một mình nhưng lại có cảm giác “nhập vai trực tuyến nhiều người chơi”. Nghĩa là khi đó, bạn sẽ là người tự chọn các cuộc tấn công, quản lý tình trạng và vị trí của các thành viên trong nhóm. Rồi lại liên tục được xả thân trong các kết hợp chiến đấu thời gian thực và chiến đấu theo lượt. Tất cả đã tạo nên một Xenoblade Chronicles 2 kỳ lạ và đầy bản sắc trong các màn giao tranh.

Xenoblade Chronicles 2

Xenoblade Chronicles 2

Game hơi kén người chơi, nhưng nếu đã chơi được và đúng gu, bạn sẽ khó lòng ra khỏi hố sâu đam mê mang tên Xenoblade Chronicles 2.