Có 8 tựa game lão làng sau đây trong năm 2023 này bước qua tuổi 40

40 năm là cả ⅔ đời người. Nghĩa là các trò chơi này đã có mặt ít nhất là từ 1983, cũng là thời điểm video game bắt đầu lên ngôi và ngành công nghiệp game bắt đầu có được những trò chơi mang tính biểu tượng, đa phần là các game arcade. 

Xem thêm: Top game “ngọc trong đá” xuất sắc nhất của năm 2022

Có 8 tựa game lão làng sau đây trong năm 2023 này bước qua tuổi 40


Nhiều trong số đó đã mãi mãi chìm vào quên lãng. Một số hiếm hoi khác nhờ tính đại chúng và sự yêu thích xuyên thời gian của nhiều thế hệ fan nên đã được giữ lại, làm mới qua các thời kỳ và hiện giờ vẫn còn chơi được. Các tựa game hiếm hoi đạt con số 40 năm tuổi này là minh chứng rõ ràng cho lịch sử trường tồn của trò chơi điện tử và cho những phát minh vĩ đại nhất của giới phát triển game. 

Mời bạn cùng nhìn qua danh sách các tựa game đời đầu này, thời điểm mà có khi bố mẹ chúng ta còn chưa kịp ra đời.

Spy Hunter

Spy Hunter


Cả nhiều năm trước khi N64 ra đời, Spy Hunter đã là tựa game hành động đua xe góc nhìn từ trên xuống tiêu biểu cho nhiều thế hệ. Mang đặc trưng của game những năm 80, Spy Hunter thiết kế theo kiểu cuộn dọc, bạn chiến đấu bằng tốc độ trên đường đua, vượt qua nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có cả các phân đoạn thi thố với phương tiện chèo thuyền. Spy Hunter được xem là tiền thân và là cảm hứng cho nhiều trò chơi đua xe hỗn loạn hiện đại sau này.

Punch- out 

Punch- out

Punch-Out của năm 1983 là một trong các trò chơi ăn khách từ ngày đầu tiên ra mắt. Punch-out sau này đã được đưa lên NES nhưng nếu không có Punch-Out của những năm trước đó thì tựa game này đã khó có thể tiếp cận nhiều người tới vậy. Punch-Out được lòng người chơi vì độ trung thực của đồ họa mặc dù rất thấp và thô kệch so với các game boxing ngày nay. Thêm vào đó là kiểu nhún nhảy đặc trưng vui nhộn của nhân vật để khiêu khích và dự đoán nước đi của đối phương. Mọi thứ được tái hiện mô phỏng khá đúng với thực tế trong trò chơi này. Punch-Out vì vậy là tiền đề cho rất nhiều trò boxing bạn đang thấy hiện tại.

Dragon’s Lair

Dragon’s Lair


Câu chuyện kể về Dirk the Daring đang cố gắng cứu Công chúa Daphne, kẻ thù cuối cùng chính là một con rồng hung tợn đang nằm núp sân trong Dragon’s Lair.  Mô tuýp khá quen thuộc các bạn ạ.

Dragon’s Lair là game thùng của  Advanced Microcomputer System. Xét trong các game  cùng thời, đây là một bước ngoặt lớn về độ họa. Lối chơi của Dragon’s Lair tuy không quá nổi bật nhưng đồ họa khủng được tự tay làm ra bởi nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng thời đó là Disney Don Bluth đã khiến Dragon’s Lair trở thành cái tên truyền kỳ trong giới video game thập niên 80. 

Sinistar 

Sinistar


Thời đó hiếm có trò chơi điện tử nào gây được âm thanh ấn tượng. Và vì lý do này, Sinistar đã trở nên một trong những cái tên huyền thoại của thời kỳ. Khi chơi game này, bạn sẽ thường nghe được giọng nói digital của phản diện chính, như các câu “I m hunger”, “Beware, coward”. Và người chơi điều khiển một con tàu vũ trụ có thể khai thác các tinh thể nhằm tạo ra Sinibombs. Bạn dùng các quả siêu bom này để đánh bại con trùm cuối Sinistar (cũng là tên trò chơi). Đây là trò chơi đầu tiên có stereo sound và điều khiển cực kỳ khó nha . Chính vì vậy mà nó đáng nhớ và được coi là một trong các tác phẩm kinh điển của công nghiệp video game.

Ultima 3

Ultima 3


Ultima 3: Exodus lần đầu xuất hiện trên máy tính gia đình và cả console. Ultima 3 nổi tiếng vì có độ họa thật sự ấn tượng, có thể nói là tạo nên cuộc cách mạng lớn. Vì lần đầu tiên có một trò chơi mà toàn bộ nhân vật đều là nhân vật hoạt hình và người chơi có thể hóa thân thành một nhóm nhập vai thay vì chỉ một như thường lệ.

Nói ra nghe có vẻ khó tin nhưng vào thời đó, những năm 80, mà trong Ultima 3 đã có tới 11 class để người chơi có thể lựa chọn. Các nhân vật gồm có 5 chỉ số cơ bản: sức mạnh, khéo léo, thông minh, trí tuệ và kỹ năng cộng khả năng. Trong trò chơi còn có nhiều nhiều ngục tối được thiết kế thông minh. Chưa bao giờ nghệ thuật RPG được đưa lên mức độ phức tạp như trong trò chơi này vào thời kỳ 80s.

Mario Bros.

Mario Bros


Mario Bros vẫn không phải là game đầu tiên có nhân vật Mario đâu. Nhưng tựa game arcade ra mắt năm 1983 này được coi như là game đầu tay mà Mario làm nhân vật chính duy nhất trong cả một trò (khơi màu cho nhiều trò ăn khách khác sau này). 

Xét về lối chơi Mario Bros khá khác so với các hành động platformer và cốt truyện Mario mà chúng ta biết tới ngày nay. Cụ thể game có nhiều stage, mỗi stage là một màn hình thiết kế khác nhau, nhiệm vụ người chơi là hạ gục mọi con rùa khó ưa bằng cách nhảy lên đầu đạp vào mai chúng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi bố cục stage trở nên rối rắm hơn với hàng loạt các con đường, bậc thang, nhánh rẽ thì mọi chuyện không dễ ăn nữa đâu. Game có thể chơi co-op 2 người và là một trải nghiệm thú vị khó quên với nhiều gamer 8x đời đầu.

Star Wars

Star Wars

Nhìn tên game là Star Wars mà lại thấy đồ họa vector thì hơi bị lạ nhỉ? Nhưng bạn có nhớ là chúng ta đang nói về những trò chơi nổi tiếng đã 40 năm tuổi? 

Thời đó, chính đồ họa vector này đã khiến bộ phim kinh điển của George Lucas sống động theo cách hoàn toàn khó tưởng tượng nhất, vì nó được làm ra cho máy thùng.

Bản chất Star Wars là một game bắn súng rail shooter. Nhiệm vụ của người chơi trong Star Wars cổ điển này là chống lại các Tie Fighters và vượt qua mọi tháp súng của kẻ thù để di chuyển được qua các stage khác nhau. Game rất được người chơi thời kỳ này yêu thích và đã có nhiều bản port hấp dẫn qua các đời máy sau đó.

Elevator Action

Elevator Action

Không biết có ai đang đọc bài này từng chơi qua Elevator Action? Đây là một game platformer cổ điển mang tính hành động. Bạn sẽ bước vào một tòa nhà cao 30 tầng, đi từ mái nhà xuống tới tầng hầm. Trong vai trò một gián điệp có khả năng bắn súng thiện xạ, bạn sẽ đi qua từng tầng bằng thang máy và xử lý hàng loạt tình huống đối đầu với kẻ thù ngày càng chồng chất hơn.

Lối chơi thú vị được dựng xây trên môt bối cảnh tưởng chừng không thể đơn giản hơn cùng nhiều sự lắt léo khó lường của trò chơi này đã được tận dụng làm ý tưởng, tiền đề cho nhiều trò chơi hành động đi cảnh sau này.