Tìm hiểu về game thế giới mở và game thế giới bán mở (open world vs semi open world)

Thế giới mở xuất hiện làm thay đổi bộ mặt trò chơi điện tử, chính thức dắt người chơi vào vũ trụ mê đắm rộng lớn với sự tự do chúng ta luôn cất công kiếm tìm.

Tìm hiểu về game thế giới mở và game thế giới bán mở

Bạn đã biết bao lần thong dong trong một trò chơi thế giới mở, nhưng đã bao giờ thật sự hỏi nó là gì? Và vì sao lại khiến chúng ta mê mải tới vậy. Một vài chia sẻ dưới đây hy vọng giúp bạn hiểu và thêm yêu các trò chơi open world của hiện tại và tương lai.

1/ Game thế giới mở là gì?

Một chút về lịch sử của game thế giới mở.

Có thể bạn quan tâm: Top game thế giới mở open-world đã mắt vi diệu nhất hiện nay

Khái niệm “open world” trong video game lần đầu tiên được biết đến vào năm 1981 thông qua trò chơi Ultima I: The First Age of Darkness được xem là đã tạo nên bước ngoặt lớn của công nghiệp thiết kế game. Trong trò chơi cổ điển này, người chơi sẽ là một kỵ sĩ dũng cảm, phiêu lưu chiến đấu quái vật trong thế giới giả tưởng rộng mở.

Một chút về lịch sử của game thế giới mở.

Nhưng đây vẫn chưa tạo nên được một khái niệm open world chỉn chu. Chỉ đến khi tựa game Wasteland chính thức ra mắt năm 1988, cuộc cách mạng open world mới thật sự bắt đầu. Đây cũng là trò chơi lần đầu áp dụng phương thức nhiệm vụ chính phi tuyến tính - người chơi có thể chọn lựa hoàn thành nhiệm vụ theo bất kỳ cách nào họ muốn và cũng có quyền lựa chọn thứ tự thực hiện nhiệm vụ chính, miễn sao làm đủ để đi đến cuối cùng câu chuyện.

dựa trên nền tảng những tựa game open world khởi đầu kể trên

Ở hiện tại, dựa trên nền tảng những tựa game open world khởi đầu kể trên, cùng hàng loạt kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình thiết kế, game thế giới mở giờ đã đang bước vào giai đoạn bùng nổ. Có thể kể ra hàng loạt cái tên nóng, cháy, không ít trong đó thậm chí còn trở thành huyền thoại. Như series Grand Theft Auto, Assassin Creeds, The Witcher 3, No Man's Sky, Red Dead Redemption 2… 

Đặc trưng thường thấy của thế giới mở

Đặc trưng thường thấy của thế giới mở

Đã cất công tạo nên một thế giới rộng lớn, phong phú, gần như không có giới hạn như vậy cho trò chơi, không ngạc nhiên khi các nhà phát triển game open world cũng dành rất nhiều công sức để khai thác triệt để thế giới đó. 

Game open world vì vậy thường có:

  • Gameplay phong phú
  • Chủ đề hấp dẫn
  • Đa dạng bối cảnh
  • Số lượng NPC đồ sộ, gần như điền đầy mọi nhiệm vụ, chi tiết và bối cảnh trong thế giới
  • Mọi nhân vật đều như đang sống, đang có đời sống riêng. Môt số game còn trang bị AI thông minh cho NPC, khiến mọi phản ứng, hành động đều giống như đang tương tác thật sự với nhân vật chính.

Game open world vì vậy thường có

  • Nội dung có sự dẫn dắt tỉ mỉ, hầu như giúp người chơi có cơ hội trải nghiệm hết mọi khu vực quan trọng trong thế giới
  • Số lượng nhiệm vụ chính phục nối tiếp nhau, tạo nên một đường dây mời gọi, hấp dẫn người chơi
  • Đồ họa tỉ mỉ, nhân vật, bối cảnh thiết kế cầu kỳ, chỉn chu
  • Cách thiết lập thế giới khác biệt. Hầu như mỗi thế giới mở đều là một cách thiết lập khác nhau.

Một đặc điểm tối quan trọng không thể kể đến khi nói về game thế giới mở - là tính Phi tuyến tính của trò chơi. 

Nói rõ hơn một chút thì trong một trò chơi open world, sẽ có 2 tuyến nhiệm vụ - nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phụ. Trong đó, các nhiệm vụ chính được thiết kế theo kiểu phi tuyến tính, nghĩa là không nhất thiết phải làm xong việc này thì mới làm tới việc kia, mà bạn có thể chọn làm bất kỳ nhiệm vụ nào mình cho là phù hợp với khả năng hiện tại. Khi các nhiệm vụ chính được hoàn thành, cốt truyện của trò chơi theo đó tiếp diễn, đưa bạn đến đại kết cục. Đôi khi các lựa chọn nhiệm vụ chính và thứ tự thực hiện chúng từ người chơi sẽ góp phần quyết định nên các lối rẽ mới cho nhân vật, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cục cuối cùng.

Một đặc điểm tối quan trọng không thể kể đến khi nói về game thế giới mở

Song song với hệ thống nhiệm vụ chính là hệ thống nhiệm vụ phụ cũng hoành tráng không kém. Nhiều nhà làm game, lẫn người chơi game đã bị sa đà vào mớ nhiệm vụ này và quên mất việc chính cần phải làm. Mặt tốt của side quest là mang lại sự phong phú, hấp dẫn và nhiều yếu tố bên lề thú vị cho người chơi, giúp câu chuyện chính trở nên thi vị hơn. Thế giới mở được tạo ra trò chơi nhờ vậy cũng có cá tính, có chiều sâu hơn nhiều. 

nhiệm vụ phụ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý, quá khứ của một nhân vật phụ

Ví dụ, nhiệm vụ phụ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý, quá khứ của một nhân vật phụ nào đó quan trọng với nhân vật chính. Hoặc khi cùng thực hiện một nhiệm vụ phụ với các NPC, bạn sẽ thắt chặt mối quan hệ hơn với họ. Một số nhiệm vụ phụ khác có vai trò giúp người chơi có cơ hội thu thập thêm vũ khí, kỹ năng, vật phẩm quý hiếm. Nói chung, game mà chỉ có nhiệm vụ chính, không có nhiệm vụ phụ thì cũng không thể gọi là game thế giới mở được.

2/ Game thế giới bán mở là gì?

Khá thường bị nhầm lẫn với thế giới mở, tuy nhiên game thế giới bán mở lại có vài đặc điểm riêng nổi bật và cách phân biệt khá rõ ràng với open world. 

Đặc điểm chủ yếu quan trọng nhất của game thế giới bán mở:

  • Nhân vật thường di chuyển qua lại giữa các khu vực thông qua bản đồ trò chơi (đa số, cũng có kha khá ngoại lệ)
  • Các khu vực trong thế giới bán mở có thể hiện thị trên bản đồ, tuy nhiên một số khu vực đặc biệt sẽ bị ẩn, hoặc đánh dấu locked. Bạn chỉ đến được với chúng nếu thực hiện xong một yêu cầu nào đó hoặc đi đến một cột mốc nhất định của câu chuyện.

Game thế giới bán mở là gì?

3/ Game thế giới mở khác game bán thế giới mở ở điểm nào

Có nhiều ý kiến xung quanh bản chất của hai loại trò chơi. Tuy nhiên, xét về lý thuyết lẫn thực tế, để phân biệt 2 loại thế giới này trong video game, thật ra không quá phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ.

Sự khác biệt chủ yếu đến từ CÁCH THỨC DI CHUYỂN của người chơi trong thế giới game. Cụ thể, với game thế giới mở (open world), bạn có thể di chuyển đến bất kỳ đâu trên bản đồ trò chơi mà không gặp bất cứ trở ngại, ngăn cản nào. Như trường hợp Skyrim, Elden Ring hoặc Far Cry 4.

Trong khi đó, game thế giới bán mở - semi open world, tuy tạo nên một vùng đất rộng lớn, rất nhiều thời gian và công sức để khám phá, tuy nhiên, việc di chuyển giữa các khu trên bản đồ cũng luôn cần màn hình loading và có hẳn một số cách thức riêng để đi từ khu vực này đến khu vực khác, không hoàn toàn tự do. 

Game thế giới mở khác game bán thế giới mở ở điểm nào

Tuy nhiên, yếu tố Cách thức di chuyển trong trò chơi không hẳn là tiêu chí duy nhất để phân định đâu là game open world, đâu là game semi open world. Có một số game được xếp vào mục thế giới mở nhưng vẫn chọn cách di chuyển thông qua bản đồ. 

Để giải thích cho điều này, một yếu tố được xem là có tính quan trọng cao hơn, bao quát hơn hẳn, đã được dùng làm tiêu chí chính phân biệt giữa game thế giới mở và game thế giới bán mở - CÁCH HIỂN THỊ CÁC KHU VỰC TRÊN BẢN ĐỒ.

Theo cách phân biệt này, game open world sẽ có toàn bộ thế giới luôn ở chế độ hiển thị. Bất kỳ nơi nào bạn muốn đến, bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần có phương tiện di chuyển phù hợp mà trò chơi thiết kế ra, là được.

Còn với game thế giới bán mở, bản đồ thế giới chỉ thể hiện một phần nhỏ. Các khu vực chưa hiển thị đều đang ở trang thái “locked”. Bạn sẽ mở khóa được các khu ẩn này khi thực hiện xong một nhiệm vụ hoặc đi đến một tiến trình nào đó do trò chơi yêu cầu.

Còn với game thế giới bán mở, bản đồ thế giới chỉ thể hiện một phần nhỏ

Ví dụ nhé:

Game thế giới mở sẽ cho phép bạn đi qua một vùng đất mới mà không phải thực hiện nhiệm vụ nào. Còn game thế giới bán mở thường sẽ yêu cầu thứ gì đó, kiểu như giải đố, đánh quái, chiến kẻ thù… xong thì mới qua được vùng đất mới. Chính vì vậy, game semi open world còn thường được gọi là “game thế giới mở một phần”.