DOOM và Những tựa game được đưa vào World Video Game Hall of Fame (2015)

Video-Games-Hall-of-Fame-2015


Phần trước, chúng ta đã biết World Video Game Hall of Fame là gì và danh sách những game được đề cử năm nay. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng điểm lại danh sách những video game đã từng được vinh danh trên đại lộ danh vọng

1. DOOM (1993)

video game doom 1993


Không thể phủ nhận vai trò của DOOM trong việc định hình nên lịch sử trò chơi điện tử.


Được dẫn dắt bởi John Carmack và John Romero, nhóm phát triển tại id Software đã tạo ra một video game mang tính bước ngoặt vào năm 1993, đặt nền tảng cho thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Các trò chơi như GoldenEye 007 (1997), Half-Life (1998) và Halo (2000) đều theo sau bước chân của DOOM.


DOOM không chỉ là một thành công về mặt thương mại mà còn đi tiên phong trong việc thiết kế và phân phối, và trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp game. Các nhà thiết kế đã tạo ra một thứ gọi là game "engine", có thể tách biệt các chức năng cơ bản của game với các khía cạnh khác. Điều này góp phần làm tăng tính linh hoạt trong việc sửa đổi trò chơi và các nhà thiết kế khác bắt đầu lập trình game của họ theo cùng một dòng. Id Software cũng khai thác các công nghệ mới nổi để khuyến khích các cuộc thi dành cho nhiều người chơi và phân phối bộ phận kỹ thuật số của DOOM. Bằng cách cung cấp miễn phí ba phần đầu tiên và sau đó yêu cầu người dùng phải trả tiền để tải xuống các bản tiếp theo, id đã chứng minh tiềm năng của một mô hình kinh doanh hiện đang thống trị phần lớn thế giới game.



Mọi người đã giả vờ chơi những game bạo lực hàng thiên niên kỷ nay, nhưng những trận chiến đỉnh cao đẫm máu của DOOM cộng với những con quỷ dày đặc mới thực sự là cơn ác mộng cho các nhà phê bình và chính trị gia luôn phản đối bạo lực truyền thông. Mặc dù cho đến ngày nay, các nghiên cứu vẫn chưa khẳng định đươc việc chơi trò chơi điện tử làm tăng xu hướng bạo lực trong đời thực, DOOM trở thành một biểu tượng dễ thấy của các cuộc tranh luận rộng rãi về vai trò của game và bạo lực trong xã hội, đặc biệt là sau sự kiện vụ xả súng Columbus năm 1998 , các nhà điều tra phát hiện ra rằng hai tay súng, giống như hàng chục triệu người khác, đã chơi trò chơi này.


DOOM là một thành công về mặt thương mại và sinh ra rất nhiều phần tiếp theo, nhưng di sản quan trọng nhất của nó là tác động mạnh lên hình thức, chức năng, cảm nhận và nhận thức của rất nhiều game tiếp theo.

2. Pac-Man (1980)

Image result for pac man 1980


Pac-Man (ở Nhật gọi là Puck Man) đã biến video game trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng.


Được tạo ra bởi lập trình viên Toru Iwatani vào năm 1980 và phát hành bởi Namco tại Nhật Bản và Midway ở Mỹ, nhân vật có hình miếng bánh pizza màu vàng Pac-Man và bốn con ma Pinky, Blinky, Inky và Clyde đầy màu sắc đã mang tính cá nhân vào video game. Tựa game mê cung này đã chiếm lấy đầu óc của hàng triệu người và trở thành video game bán chạy nhất từ ​​trước đến nay.



Đồng thời, chính Pac-Man đã trở thành đại sứ mang tính biểu tượng đầu tiên của kỷ nguyên video game ngay từ khi ra mắt. Game đã khởi động cơn sốt cấp phép cho video game, thúc đẩy doanh số bán bán các máy chơi game gia đình, thiết bị cầm tay, đồ chơi, quần áo và thậm chí cả đồ gia dụng. ABC đã phát sóng hẳn một chương trình truyền hình hoạt hình, và bài hát "Pac-Man Fever" vượt lên top 10 của bảng xếp hạng Hot 100 của Billboard vào tháng 3 năm 1982. "Pac-Mania" cũng đã tạo tiền đề cho các biểu tượng sau này như MarioSonic.


Kể từ khi phát hành, Pac-Man cùng nhiều biến thể và phần tiếp theo đã lấn sân sang vô số hệ máy, nhà cửa và không gian kỹ thuật số mới. Vào năm 2013, NamcoDisney đã cho ra mắt Pac-Man and the Ghostly Adventures, một bộ phim hoạt hình truyền hình mới, video game và dòng đồ chơi Pac-Man mới.

3. Pong (1972)

Atari Ad


Pong là một trong những video game đầu tiên châm ngòi cho hiện tượng văn hóa hoàn toàn mới, thu hút hàng ngàn gia đình tụ tập trước màn hình TV, bên chiếc máy game chỉ để chơi Pong.


Một game đơn giản chỉ có hai mái chèo và một quả bóng, Pong đem đến hàng triệu niềm vui cho người chơi game. Mặc dù đây không phải là trò chơi điện tử đầu tiên và máy Magnavox Odyssey cũng có một trò chơi quần vợt tương tự, nhưng Pong là game đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng trên diện rộng. Thành công của nó đã đưa Atari đóng hẳn một vai trò ưu việt trong ngành công nghiệp game.



Người sáng lập Atari, Nolan Bushnell nghĩ ra ý tưởng về một phiên bản video của Ping-Pong vào năm 1972 và giao cho kỹ sư Allan Alcorn tạo ra nó. Trong vài tháng, Alcorn phát triển một nguyên mẫu cho phiên bản arcade hoạt động bằng tiền xu, nó hấp dẫn đến mức người dùng thử bỏ nhiều xu đến tràn ra ngoài. Atari đã sớm có hàng chục ngàn bản trò chơi trong các nhà hàng và quán bar. Thời đại arcade bắt đầu từ đây.


Vào năm 1975, Atari sử dụng Sears Catalog để giới thiệu một phiên bản gia đình rất dễ hiểu và thú vị để chơi với tính năng tương tự như máy chơi arcade hoạt động bằng tiền xu. Home Pong trở thành món quà Giáng sinh hấp dẫn, bán được hàng trăm nghìn bản, giới thiệu hàng triệu trẻ em cho các trò chơi video và biến TV từ phương tiện thụ động thành một trò chơi tương tác.


Nhiều thập kỷ sau, âm thanh, cách điều khiển trực quan và mức độ thỏa mãn vẫn tạo ra tiếng vang mang tính biểu tượng cho Pong.

4. Super Mario Bros. (1985)

Mario Game Box


Ai có thể đáng nhớ hơn anh thợ sửa ống nước Mario? Hay tuổi thơ còn gọi là "Hái nấm"


Được tạo ra bởi nhà thiết kế huyền thoại Shigeru Miyamoto và được xuất bản bởi Nintendo, cũng là nhà phát triển nền tảng cho Super Mario Bros. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985 trên Nintendo Family Computer (Famicom), được biết đến ở Mỹ với tên Nintendo Entertainment System (NES). Kể từ khi được giới thiệu, nhân vật Mario đã có mặt trong hơn 200 game và trên mọi máy chơi game Nintendo từng được tạo ra. Mario đã trở thành thương hiệu trò chơi điện tử phổ biến nhất mọi thời đại, bán hơn 330 triệu bản trên toàn thế giới.


Mario lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một Jumpman trong game Donkey Kong nhưng đã đạt được trạng thái biểu tượng thông qua Super Mario Bros. Vào thời điểm game này xuất hiện, thị trường video game của Mỹ đã sụp đổ, nhưng tính cách lạc quan khó tả của Mario đã giúp Nintendo hồi sinh. Đồ họa đầy màu sắc, âm nhạc mang tính biểu tượng và lối chơi dễ hiểu của Super Mario Bros đã gây được tiếng vang với người chơi ở mọi lứa tuổi, khi họ dẫn Mario qua Mushroom Kingdom huyền thoại, nỗ lực cứu Công chúa Peach khỏi kẻ thù không đội trời chung của mình, Bowser.



Super Mario Bros. giữ vững danh hiệu video game bán chạy nhất mọi thời đại cho đến năm 2006. Sự phổ biến của nó đã dẫn đến vô số phần tiếp theo và cả ăn theo, mà Nintendo vẫn tiếp tục xuất bản cho đến ngày nay. Bản thân Mario không chỉ trở thành bộ mặt của Nintendo mà còn là bộ mặt của ngành công nghiệp video game nói chung. Vào những năm 1990, một cuộc khảo sát về trẻ em Mỹ đã phát hiện ra rằng Mario dễ nhận ra hơn cả chú chuột Mickey! Là game đưa nhân vật trở thành ngôi sao, Super Mario Bros vẫn là một trong những video game phổ biến và có ảnh hưởng nhất từng được tạo ra.

5. Tetris (1984)

Image result for tetris 1984


Tetris là một game mang tầm thế giới vì luật chơi của nó rất đơn giản nhưng khả năng chơi của nó là vô tận.


Game có vẻ đơn giản: xoay và di chuyển các khối hình rơi xuống để hoàn thành các đường ngang sau đó biến mất. Các mảnh có hình dạng khác nhau và, chúng bắt đầu rơi nhanh hơn bao giờ hết, xếp chồng lên nhau và buộc người chơi phải cố gắng lắp chúng vào trước khi chúng tràn hết ra màn hình.


Tetris bắt đầu bằng thú vui của Alexey Pajitnov, một lập trình viên từ Soviet Union (Liên Xô cũ), rất thích giải các khối ngũ giác, một câu đố toán học trong đó người chơi cố gắng ghép các mảnh có hình dạng khác nhau vào một hộp hình chữ nhật. Năm 1984, ông đã điều chỉnh các lệnh trên máy tính bằng cách thách thức người chơi sắp xếp bảy hình dạng khác nhau thành các hàng hoàn chỉnh khi nó rơi xuống một chiếc máng và đặt tên cho tác phẩm mới của mình là Tetris, một sự kết hợp của "Tetra" (tiếng Hy Lạp nghĩa là bốn, vì mỗi mảnh được xếp bởi bốn ô vuông) và "Tennis".



Game lấn sân sang các nước Đông Âu khác và sau đó vào năm 1987 thì ra mắt trên PC ở Bắc Mỹ và Châu Âu, bước đầu tiên trong việc mở rộng toàn cầu. Một giai điệu dân gian Nga sôi động đã tạo cho nó một bản nhạc không thể nào quên. Và khi Nintendo Nhật Bản quyết định đóng gói nó chung với sự ra mắt của hệ máy cầm tay Game Boy vào năm 1989, nó đã trở thành một phần không thể quên trong văn hóa phổ biến trên toàn thế giới.


Kể từ đó, hàng trăm triệu người đã mua game. Ngày nay, Teris dễ dàng được tìm thấy trên các game arcade, máy chơi game, PC, thiết bị cầm tay và điện thoại di động. Thậm chí đã chiếu nó lên phía các tòa nhà chọc trời! Nó là một trò chơi vượt thời gian, hoạt động trên mọi nền tảng ở mọi nơi trên trái đất.

6. World of Warcraft (2004)

Image result for World of Warcraft 2004 box


Bằng cách đưa hàng chục triệu người đến với nhau trong một vũ trụ ảo hấp dẫn, World of Warcraft định hình lại cách mọi người nghĩ về cuộc sống và cộng đồng trực tuyến.


Vào năm 1997, nhà phát triển Richard Garriott đã mô tả trò chơi Ultima Online của mình là một game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG: “massively multiplayer online role-playing game”). Trong một game MMORPG, người chơi tạo ra các avatar ảo độc đáo để thể hiện chính mình, cùng khám phá một thế giới mở, không ngừng phát triển. Trong khi chơi, các game thủ trò chuyện với nhau, hợp tác trong các bang hội, tham gia chiến đấu và hoàn thành các nhiệm vụ. Sau khi được Blizzard Entertainment phát hành vào năm 2004, World of Warcraft đã trở thành MMORPG lớn nhất và bán chạy nhất từng được tạo ra.



World of Warcraft đi theo dòng chảy MMORPG truyền thống, những người chơi chiến đấu với kẻ thù, hoàn thành các nhiệm vụ và mở khóa cốt truyện. Nhưng game phổ biến rộng rãi bắt nguồn từ sự hỗ trợ nhau dễ dàng, điều này làm cho game phù hợp cho cả người chơi bình thường và khó tính. World of Warcraft cũng cung cấp trải nghiệm cá nhân và nhập vai mãnh liệt, với nhiều người chơi xem avatar kỹ thuật số của họ dưới dạng mở rộng trực tiếp của bản thân vật lý của họ và xác định cộng sự kỹ thuật số cũng là bạn thân nhất. Game đặc biệt trao quyền cho một số game thủ bị khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức, để họ có thể cảm thấy thoải mái nhất khi thiết lập tình bạn từ đằng sau sự an toàn của màn hình máy tính.


Blizzard lưu trữ các máy chủ World of Warcraft ở nhiều quốc gia, do đó làm cho nó trở nên phổ biến ở mọi khu vực trên thế giới và cho phép các game thủ tạo mối quan hệ toàn cầu. Tính đến tháng 2 năm 2015, hãng thông báo đã có hơn 10 triệu người đăng ký, chỉ giảm một chút so với mức cao nhất là 12 triệu vào tháng 10 năm 2010 với 100 triệu tài khoản được tạo ra kể từ khi phát hành. Trong thời đại mà trò chơi miễn phí đang phát triển nhanh chóng, game có khả năng lôi kéo người chơi trả một khoản phí 15 đô la hàng tháng nói lên sự phổ biến lâu dài của nó.

Còn tiếp phần sau