Chi tiết về cấu hình PS5 (PlayStation 5)
Những thông số cụ thể và rõ ràng hơn về cấu hình PS5 đã được Sony Interactive Entertainment chính thức công bố. Mới đây, tại buổi họp báo "Road to PS5", kiến trúc sư trưởng dự án Mark Cerny đã có nhiều chia sẻ về phần cứng của PlayStation 5.
So sánh thông số cấu hình PS5 và PS4 Pro
PlayStation 5 | PlayStation 4 Pro | |
---|---|---|
CPU | 8x Zen 2 Cores at 3.5GHz (variable frequency) | 8x Jaguar Cores at 1.6GHz |
GPU | 10.28 TFLOPs, 36 CUs at 2.23GHz (variable frequency) | 1.84 TFLOPs, 18 CUs at 800MHz |
GPU Architecture | Custom RDNA 2 | Custom GCN |
Memory/Interface | 16GB GDDR6/256-bit | 8GB GDDR5/256-bit |
Memory Bandwidth | 448GB/s | 176GB/s |
Internal Storage | Custom 825GB SSD | 500GB HDD |
IO Throughput | 5.5GB/s (Raw), Typical 8-9GB/s (Compressed) | Approx 50-100MB/s (dependent on data location on HDD) |
Expandable Storage | NVMe SSD Slot | Replaceable internal HDD |
External Storage | USB HDD Support | USB HDD Support |
Optical Drive | 4K UHD Blu-ray Drive | Blu-ray Drive |
Xem thêm: Cấu hình PS4 vs PS5 - Cách biệt phần cứng lớn cỡ nào?
Khả năng xử lý và đồ họa thời thượng từ cấu hình PS5
Cấu hình PS5 dùng CPU do AMD sản xuất với công nghệ Zen 2, có 8 core vật lý và 16 luồng, xung nhịp tối đa của nó là 3,5GHZ. Ở một số điều kiện, nó có thể chạy chậm lại để phù hợp tình huống.
PlayStation 5 còn sử dụng GPU (bộ xử lý đồ họa) tùy biến riêng với những khả năng mới. GPU trong cấu hình PS5 xây dựng trên kiến trúc RDNA 2 của ADM không những cho phép mang lại độ phân giải hình ảnh cao hơn, mà còn sở hữu một tính năng thời thượng hiện nay là Ray Tracing. Ray Tracing mô phỏng lại đường đi của ánh sáng trong đời thực, và cách mà nó tương tác (phản xạ) trên những bề mặt khác nhau.
Các game có tận dụng tính năng này sẽ dựng được các vật thể chính xác hơn, có độ chân thực ở tầm cao mới. Nước, kính, khúc xạ ánh sáng, tóc nhân vật và nhiều thứ khác đều trở nên chân thật.
AMD RDNA 2 GPU có thể đạt hiệu xuất tối đa 10,28 TFLOPs. Tuy nhiên, cũng tương tự như CPU, xung nhịp của GPU trong cấu hình PS5 không bị khóa cứng mà có thể biến đổi tùy vào yêu cầu xử lý của máy. Tính năng này hãng gọi là "Boost". Nó không giống với boost hay thấy trên điện thoại hay PC, khi mà game thường bị giảm khung hình, tốc độ khi chạy ở nhiệt độ cao (giảm hiệu xuất do nhiệt độ). Ngược lại, các hệ máy console thường hướng tới độ nhất quán khi chơi game.
Theo Sony, tất cả các máy PS5 đều xử lý cùng một khối lượng công việc với cùng hiệu xuất ở bất kỳ mội trường nào, cho dù nhiệt độ môi trường ra sao.
Vậy thì Boost của PS5 hoạt động thế nào? Nói dễ hiểu thì PlayStation 5 sẽ được nhận một nguồn năng lượng (điện năng) phụ thuộc vào giới hạn của hệ thống tản nhiệt. Thay vì chạy ở xung nhịp cố định và cho năng lượng biến đổi dựa trên khối lượng công việc, PS5 sẽ dùng lượng năng lượng cố định và để xung nhịp biến đổi theo công việc. Máy cũng tận dụng công nghệ SmartShift của AMD để chia sẻ năng lượng linh động giữa CPU, GPU, giúp tiết kiệm điện và hạn chế tỏa nhiệt.
TFLOPs hay teraflops là thông số thường được dùng để đánh gía sức mạnh của máy tính (hoặc máy chơi game trong trường hợp của chúng ta). "Flops" là viết tắt của floating-point operations per second. Một TFLOPs tương đương một nghìn tỷ phép tính trong một giây. Các phép tính này do máy thực hiện khi làm các việc như dựng hình (vẽ và di chuyển) một đa giác. |
Ray Tracing là một kỹ thuật dựng hình (render) có thể tạo ra những hiệu ứng ánh sáng thật đến kinh ngạc. Cơ bản, thuật toán sẽ truy (trace) theo đường đi của tia sáng (ray), và mô phỏng lại cách mà ánh sáng tương tác với các vật thể ảo. Ray Tracing cho phép các phần bóng đổ, phản xạ thật hơn, cùng lúc với nâng cao chi tiết xuyên thấu và tán xạ. Thuật toán áp dụng ở những vị trí ánh sáng tác động và tính toán sự tương tác giống như cách mắt con người hoạt động. Ánh sáng sẽ ảnh hưởng lên màu sắc của các vật thể mà bạn nhìn thấy. Trước đây, Ray Tracing thường chỉ sử dụng khi làm phim do đòi hỏi khối lượng công việc lớn, tốn thời gian. |
Tốc độ tuyệt hảo của SSD PS5
Một trong những điểm ăn tiền của cấu hình PS5 là có gắn SSD (ổ cứng thể rắn) tốc độ cực nhanh và có I/O system tùy biến riêng, được phát triển với mục tiêu phá bỏ những giới hạn khi chơi game - đặc biệt là ở tốc độ nạp cảnh (load game). Các nhà phát triển game có thể truyền các tài nguyên (asset) vào game PS5 với tốc độ đáng kinh ngạc, từ đó tạo nên trải nghiệm chơi game siêu mượt, cơ động, không bị gián đoạn với khả năng di chuyển gần như lập tức qua những thế giới rộng lớn.
Cấu hình PS5 với ổ cứng tốc độ cao này giúp các nhà làm game tạo ra các thế giới lớn hơn, trù phú hơn, không vướng phải các giới hạn cũ như thời gian nạp cảnh, cũng như cho game thủ có nhiều thời gian chơi hơn là thời gian chờ đợi.
Trong khi PlayStation 4 nạp 1 GB dữ liệu trong 20 giây (với băng thông 50 đến 100 MB mỗi giây và 2 đến 50 mili giây quét tìm kiếm (seek time)), PlayStation 5 lại hướng đến thời gian nạp 2GB chỉ trong 0,27 giây (với băng thông tối thiểu 5 GB mỗi giây và seek time tức thời).
Người dùng có thể gắn thêm ổ cứng ngoài chứa game PlayStation 4 để chơi trên PlayStation 5. Tất nhiên tốc độ sẽ bị giảm sút do các loại ổ cứng khác nhau.
Âm thanh công nghệ mới của PS5
Cũng như đồ họa, âm thanh là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm game của người chơi. Sony tự hào mình đã đầu tư mạnh vào mảng âm thanh của PlayStation 5. Hãng hứa hẹn với Tempest Engine của mình, PS5 sẽ mang tới khả năng tạo ra âm thanh 3D (3D audio) vô cùng chân thật. Với 3D audio, âm thanh bạn nghe thấy khi chơi game sẽ có cảm giác tốt hơn về tính chất và vị trí. Chẳng hạn như tiếng mưa rơi, va chạm trên những bề mặt vật liệu khác nhau, hay nghe tiếng động và phán đoán vị trí của kẻ địch đang ẩn nấp phía sau mình.
Khả năng tương thích ngược với game PS4 của PS5
Cấu hình PS5 hoàn toàn có thể chơi được đĩa game PS4. Tuy nhiên, không phải tất cả game PS4 đều lập tức có thể chơi trên PS5, mà sẽ cần cập nhật theo thời gian. Hiện tại, Sony đang xem xét 100 game PS4 có xếp hạng thời gian được game thủ chơi nhiều nhất và cố gắng đưa chúng tương thích với PS5 khi máy phát hành. Với hơn 4.000 game đã ra mắt trên PS4, hãng sẽ tiếp tục quá trình kiểm tra và mở rộng khả năng tương thích ngược trong tương lai.
Đặc biệt, các game PS4 khi chơi trên PS5 sẽ được hỗ trợ đáng kể nhờ sự mạnh mẽ của cấu hình PS5. Đơn cử là tốc độ load game sẽ cực nhanh, chơi cũng mượt mà hơn.
Tuy chỉ mới có những con số cấu hình PS5 khô khan được công bố, nhưng phần nào đã cho thấy khả năng và tiềm năng của hệ máy tương lai. Chúng ta hiện có thể yên tâm về chất lượng hình ảnh, âm thanh mà PlayStation 5 mang lại. Bây giờ mọi thứ chỉ còn nằm ở thư viện game. Hy vọng với nền tảng tốt cấu hình PS5 như thế này, nhiều hãng game sẽ hỗ trợ cho PS5 đi đến thành công, trở thành thiết bị giải trí mới của các gia đình trên toàn thế giới.
Có thể bạn quan tâm:
Viết bình luận