Trở thành game thủ "sành điệu" với Từ điển thuật ngữ game console (Phần 1)

Khi tham gia những nhóm giao lưu trao đổi của các game thủ, bạn thường nghe những game thủ “gạo cội” dùng những thuật ngữ game rất chi là lạ lẫm. Bạn sẽ mơ màng hiểu rằng bước đầu để trở thành một game thủ “sành điệu”, ngoài việc chơi game siêu đẳng, nắm bắt tin tức game mới thiệt nhiều hay lấn sân sang cả mảng phần cứng sâu xa tinh vi thì việc nắm rõ các thuật ngữ game là điều cực kỳ cần thiết.

thuật ngữ từ điển ngành game

Remake là gì? Remake có gì khác với Remastered??? Spin-off là cái chi? Còn tải DLC là tải cái gì? Game được Port lên nghĩa là làm sao???…vừa mới đăng thắc mắc đã bị chê ngay là “gà”.

Để tránh trở thành "gà", nShop đã tổng hợp sẵn cho các bạn một từ điển về những thuật ngữ game phổ biến nhất để trở thành một game thủ “chuyên nghiệp” và giao tiếp tốt hơn với đồng đội cũng như bạn bè nhé.

  • 2h (2-handed): Vũ khí sử dụng cả hai tay, chẳng hạn như kiếm cỡ bự và búa khổng lồ, thường gặp trong những game RPG. Khi dùng vũ khí 2H thì sức sát thương sẽ tăng lên, bù lại không trang bị được khiên chắn.
  • 8-bit, 16-bit, 32-bit và 64-bit: Ám chỉ thời đại game cổ điển, ban đầu có bộ xử lý 8-bit và sau đó là 16-bit, kém sức mạnh hơn nhiều so với các bộ vi xử lý ngày nay, đồng nghĩa với việc âm nhạc và đồ họa kém tinh vi hơn.
  • AAA (Triple A - 3A): Thuật ngữ game phổ biến khi nói đến những tựa game được làm với kinh phí lớn trong suốt một thời gian dài, nên thường được gọi là "những tựa game bom tấn". AAA là viết tắt của A lot of time - Tốn rất nhiều thời gian. A lot of resources - Tốn rất nhiều tài nguyên. A lot of money - Tốn rất nhiều tiền bạc. Phía sau tựa game đó phải có một đội ngũ phát triển lớn và chuyên nghiệp, điển hình như Red Dead Redemption 2 . Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể xem ở đây: Game AAA là gì? Có phải cứ mua game AAA là mặc định game đó hay?
  • AI (Artifical Intelligence): Trí tuệ nhân tạo, có thể nói nhân vật AI thông minh hơn nhân vật NPC vì NPC chỉ có thể hành động lập đi lập lại còn AI có thể ứng biến với hành động của người chơi. Đây là một hệ thống máy móc hoặc các chương trình phần mềm ứng dụng được con người tạo ra để có thể tự động thực hiện các hành vi thông minh: Khả năng ứng xử giao tiếp với con người, thích ứng thông minh với nhiều tình huống. GLaDOS trong loạt Portal nổi tiếng là AI đáng sợ và ấn tượng nhất trong thế giới game.
  • Abandonware: Chỉ một tựa game không còn được phát triển hay phân phối chính thức nữa. Những tựa game chơi online thường sẽ không thể chơi được nữa sau khi máy chủ đóng cửa là một dạng thường gặp nhất của Abandonware.
  • Accessories Kit: Nguyên một bộ phụ kiện đồng màu hoặc cùng chủ đề.

Accessories Kit nintendo switch

  • Admin: Dĩ nhiên là một con người thực thụ, tạo ra các nhóm (group) hoặc diễn đàn (forum). Nhiệm vụ chính là trông coi và luôn "rình rập" trong các game hoặc cộng đồng trực tuyến. Admin có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc cấm/chặn người chơi do sở hữu nhiều quyền lực hơn những người chơi thông thường (mem)
  • Alpha game: Thuật ngữ game nói về giai đoạn đang phát triển một tựa game. Nếu Alpha là giai đoạn đầu với những tính năng chưa hoàn thiện thì Beta sẽ là giai đoạn tiếp theo của Alpha.
  • Arcade: Trò chơi điện tử hoạt động bằng tiền xu, hay còn gọi là "máy game thùng, " máy game xèng". Gần đây “arcade game” cũng được dùng để chỉ các trò chơi điện tử mô phỏng phong cách chơi hồi xưa thông qua trình giả lập.
  • Autosave: Thuật ngữ game chỉ việc tự động lưu game, hãy luôn nhớ đừng bao giờ tắt ngang máy chơi game khi hàng chữ này đang hiển thị, nếu không bạn phải trả giá khá đắt
  • Avatar: Ảnh đại diện vẻ ngoài của một người chơi trong game. Có thể tùy thích chọn ảnh nào cũng được.
  • Backwards Compatible (tương thích ngược): Đề cập đến hệ thống máy game có thể chơi game từ hệ thống cũ hơn. Nintendo Wii tương thích ngược nên bạn có thể chơi các trò của Nintendo GameCube trên đó.
  • Battle Royale: Thuật ngữ game chỉ một thể loại game sinh tồn với PUBG là đại diện lớn nhất cho thể loại này, đây là một biến thể của dòng game Multiplayer để tìm ra game thủ còn sống sót cuối cùng hoặc đội sống sót cuối cùng. Hiện nay ngay cả những tựa game của dòng Puzzle hay Platform cũng có thể làm Battle Royal chẳng hạn như Tetris 99. Có thể bạn quan tâm: Spellbreak - Battle Royal hoàn toàn miễn phí mang phong cách Thanos và Harry Potter

Tetris 99 fan art

  • Beta: Giai đoạn sau của quá trình phát triển game, lúc này game vẫn chưa ở mức cân bằng và chưa có đầy đủ tính năng, cần phải thử nghiệm để tìm ra các lỗi (bug) rồi mới bắt đầu phát hành chính thức. Các tựa game online thường hay mở Open Beta cho chơi thử.
  • Boss: Thuật ngữ game chỉ con trùm trong game, đây là một kẻ địch có sức mạnh vượt trội hơn nhiều so với những con quái “đi đâu cũng gặp” khác, thường khá khó nhằn. Trong một số game thì con trùm cuối cùng thường không phải là con trùm mạnh nhất, mà là con trùm kế trước nó chẳng hạn. Có một số con trùm không thể tiêu diệt để đi theo đúng cốt truyện và người chơi bắt buộc phải chịu thua. Một số con trùm khác có biến thể 1,2,3…, điển hình là những con trong Final Fantasy hay Resident Evil.
  • Bundle/Deluxe Set: Đây là từ chỉ game hay một máy chơi game được phát hành dưới dạng "đóng gói kèm theo" một món đồ thêm vào để chiêu dụ game thủ, khái niệm này đã có từ rất xa xưa được Nintendo tung ra để thu hút người dùng, và nó tỏ ra rất có hiệu quả.


  • Buff: Thuật ngữ game chỉ một trạng thái tích cực được áp dụng tạm thời lên nhân vật của người chơi. Ví dụ như tăng máu, tăng giáp, tăng tốc độ đánh, sát thương...
  • Bug: Một lỗi trong lập trình trò chơi khiến game hoạt động không chính xác.
  • Campaign: Chiến dịch, nhiều game online hoặc multiplayer sẽ có những chiến dịch tách biệt với chế độ nhiều người chơi; các chiến dịch sẽ liên quan đến một cốt truyện đàng hoàng và các nhân vật cụ thể.
  • Casual Gamer: Thuật ngữ game chỉ những người chơi game bình thường, họ chỉ chơi các trò chơi thông thường (chẳng hạn như game mobile hay và game giải đố) hoặc để chỉ một người chơi game không thường xuyên.
  • Class: Lớp nhân vật, đặc biệt xuất hiện nhiều trong những game RPG. Mỗi lớp nhân vật sẽ có những kỹ năng khác nhau, hoặc các nghề nghiệp/môn phái khác nhau, điển hình là loạt Final Fantasy. Nhưng những năm gần đây, các class nhân vật cũng áp dụng cho những tựa game bắn súng như Battlefield hoặc Apex Legend.

class final fantasy rpg

  • Cheat: Là những mã ăn gian giúp người chơi game thành “bá chủ võ lâm” và đi một lèo về nước mà không gặp bất kỳ khó khăn gì về trùm hay sấp mặt cày level mệt mỏi. Cheat code có từ thời SNES, ban đầu được dùng để những kỹ sư lập trình có thể test và kiểm tra lỗi trong game một cách nhanh nhất như lướt qua màn chơi, đánh 1 cú chết trùm mà không mất quá nhiều thời gian công sức. Hoặc để kiểm tra những lỗi trong game như đứng hình, kiểm tra độ cân bằng sát thương v.v.v. Sau khi kiểm tra hoàn tất có lẽ vì một vài lý do gì đó những kỹ sư này không xoá các đoạn cheat code mà để nguyên như vậy xem như là một phần thưởng cho game thủ tự tìm hiểu và thỏa mãn bản thân.
  • Checkpoint: Một khu vực đặc biệt trong game, khi đến đó thì toàn bộ quá trình chơi trước đó của bạn sẽ được lưu lại tự động hoặc do bạn kích hoạt. Nếu không có check point thì bạn sẽ phải làm lại toàn bộ nhiệm vụ trước đó. Lưu ý check point khác với Save point

Checkpoint trong game

  • Combo (Combination): Một chuỗi các hành động nối tiếp nhau. Phổ biến nhất trong thể loại game đối kháng khi combo là một loạt những đòn tấn công liên tiếp mà nếu thực hiện thành công thì sẽ gây được những hiệu ứng đẹp mắt, điển hình như Street Fighter hay King Of Fighter.
  • Console: Thuật ngữ game chỉ tất cả những cái máy dùng để chơi game, dù là home console hay handheld console, Xbox hay PlayStation thì cũng đều là console cả.
  • Crafting: Chế tạo, thuật ngữ game này rất thường thấy trong các tựa game RPG hay Simulation. Người chơi có thể kết hợp những vật phẩm và nguyên liệu lại thành một vật phẩm tốt hơn.
  • Critical Hit: Từ chỉ một đòn chí mạng, ở một số tựa game thì sát thương chí mạng sẽ nhân hệ số sát thương hoặc yêu cầu game thủ phải đánh trúng một điểm để có sát thương chí mạng đó. Các trainer trong Pokémon rất mê thuật ngữ game này.
  • Crossover: Chỉ những tựa game khác nhau được đan xen vào nhau thành một game duy nhất. Các studio thường làm như vậy để tập hợp những nhân vật được yêu thích từ nhiều loạt game khác nhau vào một game, thường là vào những game song đấu, điển hình như Jump Force

  • Cutscene: Đoạn phim cắt cảnh, những đoạn phim dùng để truyền tải cốt truyện của game.
  • Dialogue tree: Cây hội thoại là một sơ đồ với nhiều câu hỏi và câu trả lời đã được soạn sẵn để người chơi lựa chọn nhằm kích hoạt các tùy chọn khác đến từ những nhân vật khác.
  • Double jump: Nhảy hai lần trên không, một định luật phá vỡ vật lý thường thấy và thuật ngữ game này do cha đẻ của anh thợ ống cống Mario nghĩ ra.
  • DLC (Downloadable Content): Chỉ những nội dung được thêm vào phần nội dung chính của game mà nhà phát hành riêng với mức giá mà họ đưa ra. DLC có thể chỉ rất nhỏ, chẳng hạn như một số vũ khí mới, trang bị mới chứ thường ít khi là cả một phần chơi mới. Để xem chi tiết về DCL bạn hãy nhấn vào đây: DLC là gì? Chơi game có cần phải mua DCL không???
  • Easter Egg: Những chi tiết thú vị và bí ẩn rải rác trong game nhưng không dính dáng gì đến nhân vật hay nhiệm vụ, có thể nó là một thông điệp của nhà sản xuất về chính tựa game đó hoặc những món đồ gây cười, giải lao sau những trận chiến rần rần trong game. Một số game thủ rất mê Easter Egg.

Easter Egg trong game

Máy PS3 xuất hiện trong The Last of Us 2 cũng là một Easter Egg thú vị...

 

  • Emulator: Phần mềm giả lập, chỉ những phần mềm chạy trên một hệ điều hành hay máy chơi game nào đó, trên một hệ máy không được hỗ trợ chính thức. Ví dụ như RetroArch là phần mềm giả lập dùng để chạy các game cổ điển trên các hệ máy mới như Nintendo Switch. Nhấn vào đây để xem có nên cài giả lập cho Nintendo Switch?
  • Endgame: Hay còn gọi là "Phá Đảo", “Phá băng”, “Về nước”. Thuật ngữ game chỉ một giai đoạn khi người chơi đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ chính trong game hoặc đạt đến cấp độ cao nhất. Ở những tựa game thế giới mở thì sẽ không áp dụng khái niệm này. Với các tựa game Adventure/RPG thì khi hoàn thành hết nhiệm vụ chính, bạn sẽ phải làm thêm nhiệm vụ phụ để kiếm đồ tốt hơn hoặc kiếm được nhiều tiền để chi dùng cho một số thứ khác trong game chẳng hạn như xây dựng làng/thành trì.
  • Engine: Thuật ngữ game dùng để chỉ một phần mềm đựng sẵn được các nhà phát triển dùng để làm ra nhiều loại game khác nhau và chỉ dùng cho một game duy nhất. Unreal Engine hay Unity là những engine game dùng để tạo ra nhiều tựa game khác nhau trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • E-sports: Môn thể thao trên ... màn hình, được xem là thể thao chính thống hẳn hoi không khác gì đánh cờ vua đâu. Thường thì người chơi sẽ được gọi là game thủ chuyên nghiệp và giành được hàng triệu USD tiền thưởng cũng như danh tiếng trước tuổi 30, còn người xem sẽ được coi như đang xem “thi đấu thể thao”.

E-sports map

  • ESRB (Entertainment Software Rating Board): Uỷ ban Đánh giá Phần mềm Giải trí, đây là tổ chức chịu trách nhiệm xếp hạng trò chơi điện tử, một đơn vị phi lợi nhuận hoạt động độc lập được thành lập từ năm 1994 bởi Liên đoàn Phần mềm Giải trí (ESA). Sega chính là hãng game đã khiến cho cả thế giới dậy sóng và phải thành lập ESRB để phân loại. Nếu bạn hay mua game Nintendo Switch hay PS4 sẽ thường thấy trên bìa đĩa game ở góc trái bên dưới sẽ có biểu tượng của ESRB. Bấm vào đây để xem thêm về ESRB là gì? Mua game có cần để ý đến ESRB?
  • Exclusive: Thuật ngữ game dùng để chỉ các game độc quyền, khiến người chơi muốn chơi tựa game đó thì phải mua đúng loại máy đó, đây cũng là nguồn cơn của những trận cãi vả không hồi kết giữa các nhà phát hành game và các nhà sáng tạo ra console/PC. Bấm vào đây để xem: Game PS4 độc quyền hay nhất mọi thời đại
  • Expansion (pack) Gói bổ sung cho một trò chơi cụ thể được cung cấp sau khi trò chơi chính được phát hành. Các gói mở rộng thường bao gồm các khu vực, nhân vật hoặc mạch truyện bổ sung. Những tựa game mô phỏng như The Sims là loạt game tung ra Expansion packs liên tục và được chào đón không kém gì phần chính.

cửa hàng bán game Xenoblade Chronicles 2 Torna The Golden Country cho Nintendo Switch

Xenoblade Chronicles 2 Torna The Golden Country trên Nintendo Switch chính là một Expansion Pack hàng khủng...


  • EXP (Experience Point): Điểm kinh nghiệm mà người chơi kiếm được sau khi giết kẻ địch/trùm hoặc hoàn thành nhiệm vụ trong game. Những tựa game RPG rất thường ép game thủ phải cày EXP để lên cấp.
  • Free to Play (F2P): Chỉ những tựa game miễn phí không cần phải mua vẫn có thể chơi. Tuy nhiên vẫn sẽ có Microtransaction để kiếm tiền lại.
  • Farming: Người chơi đến một khu vực nào đó đầy quái vật để cày điểm kinh nghiệm, hoặc khu vực đó có nhiều tài nguyên để khai thác. Trong những game mô phỏng nông trại như Harvest Moon/Story of Seasons hay Animal Crossing thì thuật ngữ này đúng là để chỉ việc "cày cuốc" trong game. Có thể bạn quan tâm: Những điểm giống và khác nhau của Animal Crossing và Harvest Moon/Story Of Seasons

Farming trong game

  • FPS (Frames per second): Tốc độ hình ảnh của game xuất ra màn hình. Chính xác là số khung hình trên mỗi giây, số khung hình càng cao thì chuyển động càng mượt mà, con số chuẩn nhất là từ 30 fps đến 60 fps.
  • Frame Rate: Chỉ số lượng khung hình riêng biệt được xuất hiện trên màn hình.
  • Franchises: Những tựa game được nhượng quyền thương mại, một thương hiệu gồm những tựa game có nội dung liên quan đến nhau, tính luôn cả spin-off, những franchise lớn có thể kể đến Mario.
  • Gameplay: Thuật ngữ game dùng để xác định cách người chơi tương tác với một video game hoặc pc game nhất định. Thuật ngữ này còn được đặc trưng bởi cách trò chơi được chơi, bao gồm các quy tắc, cốt truyện, mục tiêu và cách chinh phục, cũng như trải nghiệm tổng thể của người chơi. Khi trò chơi điện tử trở nên phổ biến vào những năm 1980, thuật ngữ gameplay cũng trở nên phổ biến hơn. Thường một trò chơi có gameplay hay sẽ được đánh giá cao hơn một trò chơi có đồ họa hoặc cốt truyện hay.
  • Ghosting: Chỉ một thuật ngữ game thường được sử dụng trong những tựa game chơi theo đồng đội. Một người chơi bị chết sẽ cho những đồng đội còn sống biết thông tin, vị trí của kẻ địch, điển hình nhất là Counter Strike.
  • Gone Gold: Thuật ngữ game chỉ một tựa game nếu đã được nhà phát triển công bố là Gone Gold thì nghĩa là quá trình phát triển đã hoàn tất và sẽ sẵn sàng để được bán ra.
  • Grinding/Farming: Chỉ một hành động được lặp đi lặp lại để khai thác tài nguyên hoặc kinh nghiệm trong game. Ví dụ đi vào khu vực có kẻ địch yếu hơn nhân vật người chơi để cày điểm kinh nghiệm dễ dàng hơn.
  • Hack: Thuật ngữ game chỉ hành động xâm nhập vào hệ thống cuả máy một cách trái phép để thay đổi các thông số, tính năng… không mong muốn bởi hệ thống. Các máy hack có thể chơi được game chép (Game lậu). Việc này được xem là vi phạm bản quyền, đối với một số quốc gia trên thế giới thì nó được liệt vào một dạng của phạm pháp. Các hãng game đã luôn đề phòng những trường hợp này và lâu lâu lại tung ra những bản cập nhật để làm tê liệt các máy đã qua quá trình chỉnh sửa thông tin hệ thống phần mềm cũng như phần cứng. 

Máy Nintendo Switch hack

  • Handheld: Một thuật ngữ game phổ biến để chỉ tất cả các máy chơi game thuần cầm tay như Gameboy, Nintendo DS hoặc PSP, PS Vita.
  • Headshot: Đơn giản là bắn một phát trúng luôn vào đầu. Những game thủ dòng game bắn súng rất hay dùng thuật ngữ game này để chỉ những người chơi giỏi.
  • Hardcore Gamer: Thuật ngữ game chỉ các game thủ "cốt lõi", họ thường ít quan tâm đến đồ họa hơn là các game thủ bình thường (casual gamer). Trong khi một số chuyên về một thể loại duy nhất, họ thường có sở thích chơi game khá đa dạng, thường xuyên chơi nhiều game, nhiều thể loại khác nhau. Họ thường tìm kiếm những game khó hiểu và cổ điển, dựa vào truyền miệng hoặc các đánh giá của giới phê bình. Những game thủ khó tính đặt gameplay lên trên hết và không bận tâm nếu một game có đồ họa, âm thanh, nhân vật và cốt truyện kém.
  • Hitpoint (HP): Thường hay gọi là "máu", đây là số điểm tính mạng sống của nhân vật. Nếu một người chơi sử dụng tất cả "máu" của họ, họ có thể chết. Thường là HP nằm dưới mức 100
  • Joystick: Cần điều khiển, có thể xoay, được sử dụng để điều khiển nhân vật chính trong trò chơi. Nintendo còn có Joy-con, là phiên bản kết hợp của Joystick và Controller.

Joystick video game

  • Jumpscare: Thuật ngữ game chỉ một tiếng động lớn đột ngột hoặc chuyển động chớp nhoáng (thường là của một con quái vật); từ này cũng được sử dụng trong phim kinh dị. Thường là người chơi phải thay quần hoặc ngủ sớm để lấy lại cân bằng.
  • Lag: Một trong những thuật ngữ game phổ biến nhất, đây là từ dùng để nói về hiện tượng độ trễ khi người chơi thực hiện hành động. Game bị lag thường do chất lượng đường truyền nhà mạng, cấu hình máy hoặc phần mềm giả lập không đủ tương thích.
  • Level (lvl): hay còn gọi là “cấp”, thuật ngữ game này được áp dụng trong rất nhiều thứ, từ chỉ số của nhân vật hoặc vũ khí cho đến trang bị trên người. Có những game RPG buộc người chơi phải cày level rất nhiều.
  • Limit break: khi nhân vật đã đạt đến điểm giới hạn và sẽ tung ra đòn đánh đầy sức mạnh. Thuật ngữ này đến từ các tuyệt chiêu trong Final Fantasy VII.
  • Loot: Hành động nhặt các vật phẩm, đồ dùng, trang bị trong các game online. Khi người chơi bị chết sẽ rớt ra một số món đồ, hoặc game tự có những món đồ xuất hiện rải rác, người chơi khác sau đó sẽ nhặt được những món đồ này.

Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên