Các thuật ngữ thường dùng trong ráp Gundam (Gunpla)

Với người mới tập chơi Gunpla, chúng ta thường khá bỡ ngỡ khi đọc các bài hướng dẫn (nhất là hướng dẫn bằng tiếng Anh) do gặp phải những từ lạ. Với bài tổng hợp nhỏ các từ thông dụng, cơ bản hay gặp trong việc ráp mô hình Gundam dưới đây, cửa hàng nShop chuyên Gunpla chính hãng Bandai hy vọng sẽ giúp các bạn làm quen nhanh hơn với thú chơi hấp dẫn này. 


Các thuật ngữ thường dùng khi chơi Gundam

Hướng dẫn lắp ráp Gundam: Thuật ngữ thường dùng khi lắp ráp Gundam


  • Gunpla: viết tắt của ‘Gundam plastic model’, Mô hình Gundam bằng nhựa.
  • PlaMo: viết tắt của plastic model (mô hình nhựa)
  • Kit (model kit): một bộ mô hình đơn lẻ
  • Build: chỉ quá trình kit đang được ráp hoặc đã hoàn thành.
  • Custom: kit được chỉnh sửa, tùy biến như ghép bộ phận, chế đồ mới, sơn kiểu khác so với mẫu gốc... (Xem Custom Gundam là gì)
  • Kitbash: sử dụng các bộ phận từ nhiều model kit khác nhau trên cùng một mô hình hoàn thiện.
  • OOB (Out Of the Box, Straight Build): chỉ dùng một kit, ráp chay, không thêm bất kỳ chi tiết hoàn thiện nào (không sơn, không kẻ lằn, không dán decal…)
  • Snap-Fit: kit được ráp chay, không thêm hoàn thiện. Nhưng khác với OOB, thuật ngữ này ám chỉ bạn có dự định sơn hay tùy biến mô hình này trong tương lai.
  • WIP: viết tắt của Work In Progress (Đang trong quá trình làm)
  • Grade: cấp độ của một dòng sản phẩm Gunpla. Phổ biến như HG, RG, MG, PG, SD… (Xem chi tiết về cấp độ Gundam)
  • Scale: tỷ lệ của mô hình so với nguyên mẫu. VD: 1/100 tức là nếu nguyên mẫu cao 100m thì mô hình sẽ cao 1m.


thuat ngu gundam chinh hang Bandai cua hang nshop 2

Các tỷ lệ thường gặp ở Gunpla


  • Inner Frame (Skeleton): phần khung xương bên trong một mẫu Gunpla. Nó có chức năng giống như một bộ xương tập hợp hầu như toàn bộ các khớp chuyển động chính của mô hình. Tùy vào từng Grade và mẫu Gunpla mà Inner Frame sẽ có độ chi tiết, phức tạp khác nhau. Inner Frame đúng nghĩa hiện chủ yếu chỉ có trên ở RG, MG, và PG. Biên độ chuyển động của Gunpla có Inner Frame lớn hơn, một số mẫu khi mở khoang (open hatch, mở các phần giáp) ra sẽ để lộ khung xương này như các chi tiết cơ khí bên trong, rất đẹp mắt.


thuat ngu gundam chinh hang Bandai cua hang nshop 4

Khung xương bên trong của RX-78-2 Gundam (Real Grade)


  • Runner (Tree, Sprue): khung nhựa có chứa các phần để lắp ráp thành mô hình.
  • Part: các bộ phận riêng lẻ của mô hình, cắt ra từ runner.
  • Gate: những điểm mấu nhỏ, mỏng trên runner, nơi kết nối với các part. Gate là nơi bạn sẽ cắt để lấy part ra khỏi runner.
  • Undergate: là các gate có vị trí nằm ở cạnh trong (bên trong) của một part, giúp nó được che đi khi mô hình ráp hoàn chỉnh. Loại mấu này giúp ta đỡ mất công làm sạch part hơn. Tuy vậy, nó gấy khó cho khâu thiết kế nên hầu như chỉ xuất hiện trên các bộ kit cao cấp.


thuat ngu gundam chinh hang Bandai cua hang nshop 3

Runner có chứa các part, được liên kết bở gate (các part này đã được sơn)


  • Tools: Dụng cụ Gundam hỗ trợ trong quá trình lắp ráp (Xem Top 5 dụng cụ Gundam cần thiết cho người chơi Gunpla)
  • Panel Line: rãnh chìm trên mô hình, mô phỏng các vùng tiếp giáp của giáp trụ, bộ phận cơ khí. (Cũng có thể dùng chỉ việc kẻ lằn mô hình)
  • Panel Inking (Panel Lining): kẻ lằn (tô đậm các rãnh chìm) để tạo thêm chiều sâu, độ chi tiết và độ nổi bật cho mô hình.
  • Coating: Lớp phủ trên cùng, giúp bảo vệ mô hình và tạo hiệu ứng bề mặt cho Gunpla. (Xem Top Coat là gì? Cách sử dụng Top Coat)


thuat ngu gundam chinh hang Bandai cua hang nshop 5

Kẻ lằn cần nhiều kiên nhẫn


Polycap: part để làm khớp chuyển động (thường là phần cái - female) chất liệu polyethylene, mềm dẻo hơn và có độ đàn hồi nhẹ.

Decal: Có nhiều loại decal (hình dán) để thể hiện màu sắc, hiệu ứng trên mô hình hoàn thiện. Trong đó, thông thường người ta sẽ phân ra làm 3 loại chính dựa trên cách “dán” nó lên mô hình. (Hướng dẫn phân biệt và cách dán Decal)


  • Sticker: loại phổ biến nhất, chỉ cần bóc ra và dán bình thường.
  • Dry Transfer: decal cà, cần cố định trên vùng cần “dán” rồi dùng lực chà xát để lớp màu dính lên nhựa.
  • Waterslide: decal nước, cầm ngâm nước để làm mềm, rồi cho lớp hình ảnh trượt nhẹ lên mô hình.


Mekki Plating (Mekki Chrome): lớp phủ chrome màu (ánh kim) trên các part, thường được sử dụng cho kiếm của MG, PG, hay trong các phiên bản giới hạn Special Coating / Special Finish.

Diorama (Vignette): các sa bàn hay tiểu cảnh được dựng lên để mô tả không gian xung quanh, hoặc diễn lại một khung cảnh nào đó. (Xem Diorama là gì)

Nub: Hay còn được gọi là 'ghẻ', chỉ phần nhựa của gate còn dư lại trên part sau khi cắt ra khỏi runner. Phần này cần được loại bỏ để mô hình hoàn thiện đẹp hơn. (Cắt sát lại và giũa đi)


thuat ngu gundam chinh hang Bandai cua hang nshop 6

Loại bỏ nub


Seam Line: kẽ hở lộ ra ở phần tiếp giáp của 2 part. Người chơi thường dùng cement, putty (bột, nhựa trám) để làm liền mạch các khe này.

Stress Mark: những vùng màu biến dạng trên kit do nhựa bị đè nén (khi ráp dùng quá nhiều lực, hoặc bẻ khớp quá tay), có thể dẫn đến gãy, vỡ mô hình nếu tiếp tục dùng lực quá mạnh.

Nub Mark: các Stress mark tồn tại sau công đoạn loại bỏ các nub (thường do cắt quá sát). Lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của part.



Vậy là xong, hy vọng với những giải nghĩa trên giúp ích được bạn trong quá trình nhập môn Gundam nhé. 



Gundam PG và các mẫu khác


Viết bình luận

Tên của bạn

Email của bạn

Nội dung

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên